5 loại động kinh lành tính thường gặp ở trẻ em

Các phụ huynh có con nhỏ bị chứng co giật, động kinh rất lo lắng với bệnh của con, tuy nhiên, không phải chứng động kinh nào ở trẻ em cũng nguy hiểm.

Ngày đăng: 09-01-2019

1,103 lượt xem

Động kinh toàn bộ tự phát

Động kinh toàn bộ tự phát là chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh là những cơn co cứng - co giật, cơn vắng ý thức hoặc cơn giật cơ xảy ra lúc thức.

Các cơn này xuất hiện đột ngột, ngắn, cơn sau giống cơn trước và lặp lại nhiều lần, tuy nhiên ngoài cơn trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Nhìn chung, động kinh toàn bộ tự phát ở trẻ nhỏ đa phần lành tính, tiên lượng tốt.

Không phải cơn động kinh nào ở trẻ em cũng nguy hiểm

Co giật sơ sinh lành tính, vô căn

Bệnh biểu hiện bằng những cơn giật cơ, khởi đầu là giật cục bộ ở một bên cơ thể, sau đó có xu hướng lan tỏa sang bên đối diện nhưng rất ít khi chuyển thành toàn bộ hóa.

Các cơn giật này chỉ ngắn từ 1-3 phút, có thể kèm theo ngừng thở, một số ít trường hợp có các cơn động kinh liên tục, thời gian từ 1-20 giờ, thậm chí là 3 ngày.

Tiến triển của thể động kinh này tương đối tốt, rất ít hoặc không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần vận động và cũng không trở thành động kinh sau này.

Co giật sơ sinh có tính chất gia đình lành tính

Triệu chứng chính của bệnh là các cơn giật cơ, cơn ngưng thở hoặc cơn co cứng - co giật, diễn ra chỉ trong 1-2 phút, cơn có thể tái phát tới ngày thứ 7 hoặc trong vài tuần tiếp theo.

Chứng co giật loại này có tiền sử gia đình liên quan đến gen di truyền nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 20. Tiến triển của bệnh đáp ứng tốt với điều trị, ít ảnh hưởng đến vấn đề phát triển tâm trí - vận động của trẻ; Tuy nhiên 10-15% trẻ vẫn có thể bị động kinh thứ phát hoặc bị sốt cao co giật sau này.

Động kinh có thể liên quan đến các yếu tố gia đình

Động kinh giật cơ lành tính ở trẻ bú mẹ

Các cơn động kinh dưới dạng cơn giật cơ toàn bộ ngắn, cường độ nhẹ ở mặt, thân và các chi nhưng trẻ vẫn tỉnh táo. Một ngày trẻ có thể bị hàng chục cơn nhưng chỉ xảy ra lẻ tẻ chứ không đồng loạt và cơn sẽ mất đi khi trẻ ngủ say.

Tiến triển của bệnh tốt, ít ảnh hưởng đến vấn đề phát triển tâm trí và vận động. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị động kinh cơn lớn lúc trưởng thành.

Động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ nhỏ
Cơn động kinh khởi đầu và kết thúc đột ngột làm trẻ ngừng mọi hoạt động và gián đoạn tiếp xúc với người xung quanh. Ví dụ như trẻ đang nói tự nhiên ngưng lời, đang chơi đùa tự nhiên đứng sững lại và đánh rơi đồ chơi, hoặc đang ăn thì ngừng nhai, mặt “ngây” ra, gọi hỏi trẻ không biết.

Tiến triển của thể động kinh này cũng đa dạng, tuy cơn đáp ứng tốt với điều trị và bệnh nhi có thể hết cơn trước 15 tuổi, nhưng 40% các trường hợp trẻ sẽ bị động kinh cơn lớn lúc 10-15 tuổi, thậm chí đến lúc 20-30 tuổi mới bị.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha