6 hành vi gây tăng tự sát ở người bệnh động kinh

Hãy cùng tìm hiểu lý do khiến người bệnh động kinh nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, hành vi tự t.ử, cũng như các biện pháp để khắc phục triệt để tình trạng này.

Ngày đăng: 13-12-2022

259 lượt xem

Động kinh là bệnh gì?

Động kinh là bệnh xảy ra khi hệ thống thần kinh bị rối loạn. Lúc này hoạt động của não bộ bất thường, dẫn đến các cơn co giật hoặc bất thường về hành vi, cảm giác, thậm chí có lúc người bệnh còn bị mất nhận thức.

Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bệnh thường khởi phát từ nhỏ hoặc có thể bắt đầu ở những người trên 60 tuổi, nếu được chữa trị sớm thì những triệu chứng của bệnh động kinh sẽ được cải thiện dần.

Nguyên nhân gây động kinh

Có nhiều trường hợp, khoảng 50% người bị động kinh không xác định được nguyên nhân gây bệnh động kinh. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý này, bao gồm: 

- Di truyền: Một số loại động kinh có thể di truyền cho thế hệ sau.

- Do bệnh lý ở não bộ: Khối u trong não, đột quỵ có thể gây động kinh. Trong đó đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây động kinh ở người trên 35 tuổi.

- Chấn thương đầu: Khi bị chấn thương ở đầu người bệnh có thể bị động kinh sau đó.

- Chấn thương từ bào thai: Khi còn ở trong bụng mẹ, một số nhiễm trùng ở mẹ, sự thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy có thể khiến thai nhi bị động kinh.

- Nhiễm trùng: Một số nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não di virus, bệnh AIDS có thể gây động kinh.

- Rối loạn phát triển: Một số bệnh lý như tự kỷ, u sợi thần kinh có thể dẫn đến động kinh.

Rối loạn điện não là nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh

Dấu hiệu của bệnh động kinh

Khi bị động kinh, người bệnh sẽ thường bộc phát các cơn động kinh khi có sự phóng quá mức của một nhóm neuron trong não. Lúc này sẽ có các biểu hiện gồm:

- Lú lẫn tạm thời.

- Mất ý thức hoặc nhận thức.

- Co giật không kiểm soát ở tay và chân.

- Nhìn chằm chằm vào khoảng không.

- Ngã quỵ xuống.

- Cảm thấy sợ hãi, lo lắng một cách thái quá.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

6 hành vi gây tăng tự sát ở người bệnh động kinh

Mặc dù tự s.át không phải là một vấn đề quá phổ biến ở người bệnh động kinh, nhưng vẫn cần được quan tâm đúng mực, nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây là 6 yếu tố nguy cơ có thể gây tăng hành vi tự t.ử ở người bệnh động kinh:

Mắc kèm các rối loạn thần kinh khác

Những rối loạn thần kinh như lo âu, trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lưỡng cực,… thường khiến người bệnh khó kiểm soát cảm xúc của chính mình, đang từ vui vẻ, hào hứng có thể đột ngột trở nên chán nản, buồn rầu mà chẳng rõ lý do. Lâu dần, người bệnh khó hòa nhập với cộng đồng, họ tự cô lập bản thân hoặc nghĩ mình bị bỏ rơi, xa lánh và có những suy nghĩ tiêu cực như tuyệt vọng, nghĩ tới cái ch.ết hay có ý định tự t.ử.

Người bệnh động kinh đôi khi không kiểm soát được hành vi của bản thân

Một số dạng động kinh mắc phải

Tùy vào dạng động kinh mà nguy cơ người bệnh nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực hay hành vi tự tử sẽ khác nhau. Nghiên cứu cho thấy động kinh thùy thái dương, động kinh cục bộ đơn giản và động kinh toàn thể có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhận thức, tâm lý, khiến người bệnh khó kiểm soát hành vi, suy nghĩ, bởi vậy mà nguy cơ tự tự cũng cao hơn so với các dạng động kinh khác.

Những dạng động kinh thùy thái dương, động kinh cục bộ khiến bệnh nhân dễ tiêu cực hơn

Tần số cơn co giật dày, mức độ bệnh nặng

Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh động kinh dễ nảy sinh hành vi tự sát. Bởi tần số cơn co giật dày, mức độ cơn nặng không chỉ khiến sức khỏe người bệnh suy kiệt mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, gây sợ hãi, ám ảnh, thậm chí khiến họ có suy nghĩ “tự tử” chỉ để tránh phải “đối mặt” với những cơn co giật như vậy.

Thuốc điều trị co giật, động kinh

Một số thuốc kháng động kinh được cảnh báo có thể làm tăng ý nghĩ và hành vi tự sát. Cụ thể, một nghiên cứu thực hiện trên 297.620 người đã sử dụng thuốc chống động kinh, ít nhất trong 6 tháng, kết quả cho thấy có đến 827 người bệnh đã cố ý tự sát và trong đó 26 người đã tử vong.

Không chỉ vậy, nguy cơ xuất hiện hành vi tự sát ở người bệnh động kinh cũng thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc họ sử dụng, cụ thể tỉ lệ này tăng gấp 1.42 lần với thuốc Gabapentin, 1.65 lần với thuốc Valproate, 1.84 lần với thuốc Lamotrigine, 2.07 lần với thuốc Oxcarbazepine và 2.41 lần khi dùng thuốc Tiagabine.

Tỉ lệ tự tử ở nữ giới bị động kinh cao hơn nam giới

Nghiên cứu mới nhất tại Đan Mạch chỉ ra rằng, đàn ông và phụ nữ có sự khác biệt nhất định về đặc điểm của cơn động kinh và tỷ lệ tự tử. Thường nữ giới mắc bệnh động kinh hay mắc kèm các rối loạn tâm thần, trầm cảm, suy giảm nhận thức hơn, do đó nguy cơ tự sát cũng cao hơn nam giới.

Thời điểm khởi phát cơn động kinh là độ tuổi vị thành niên

Trẻ vị thành niên (13 – 17 tuổi) đang trong giai đoạn thay đổi cả về mặt mặt sinh học cơ thể và tâm lý, nếu khởi phát bệnh động kinh rất dễ phát triển thêm các rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là chứng trầm cảm. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ tự t.ử ở thanh thiếu niên mắc bệnh động kinh.

Cơn động kinh ở trẻ vị thành niên khiến độ tuổi này dễ nảy sinh cảm giác tiêu cực

Giải pháp giúp kiểm soát tốt cơn động kinh, hạn chế hành vi tự tử

Kiểm soát tốt cơn động kinh là cách hữu hiệu nhất giúp người bệnh tránh những suy nghĩ tiêu cực và hạn chế tối đa hành vi tự sát. Bởi vậy, người bệnh động kinh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc.

Trong trường hợp nghi ngờ gặp các tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, thì cần sớm trao đổi với bác sĩ điều trị để được hiệu chỉnh liều hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Tâm lý trị liệu rất quan trọng đối với bệnh nhân động kinh

Ngoài ra, người bệnh động kinh cũng nên quan tâm hơn đến cảm xúc của bản thân, nếu có những suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là những ý nghĩ về cái chết thì hãy tâm sự với bạn bè, người thân để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, tránh mọi rủi ro xấu nhất có thể xảy ra. Đồng thời bạn cũng nên:

- Chia sẻ với bác sĩ điều trị về những cảm giác tiêu cực của mình mỗi lần tái khám, bởi đây có thể là tác dụng phụ của thuốc tây. Và nếu nhận thấy vấn đề quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc phù hợp hơn.

- Cố gắng tránh xa các đồ vật (dao, kéo,..), vũ khí (súng,…) hoặc những khu vực tiềm ẩn mối nguy hiểm như nhà bếp, lò nướng,…

- Khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc điều trị co giật mới, hãy tìm hiểu xem thuốc có ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc hay không và làm sao để hạn chế tác dụng phụ này.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị bệnh động kinh an toàn và dứt điểm, người bệnh có thể tham khảo kết hợp cùng các vị thuốc Đông y chữa bệnh động kinh như câu đẳng, an tức hương… Bởi lẽ, những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Nguy cơ tử vong do hành vi cố ý tự sát ở người bệnh động kinh cao hơn người bình thường từ 2.5 – 5 lần. Bởi vậy, đây là một vấn đề đáng được lưu tâm và cần sớm có những biện pháp khắc phục triệt để. Hi vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có thể lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất giúp đảm bảo an toàn và hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra. 

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha