6 sai lầm nguy hiểm khi sơ cứu cho người bệnh động kinh

Cơn co giật, động kinh thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh khó có thể lường trước, vì thế dễ gặp phải tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.

Ngày đăng: 20-02-2023

213 lượt xem

Hiểu rõ về bệnh động kinh là như thế nào?

Động kinh là dạng rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương, xảy ra khi có sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não dẫn đến sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh động kinh ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên thế giới và là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất toàn cầu. Tỷ lệ người bệnh động kinh trong dân số ước lượng khoảng 0,5-1%.

Biểu hiện của bệnh động kinh là các cơn động kinh, có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí ổ động kinh trong não, mức độ lan truyền của nó. Trong đó, các cơn động kinh co giật toàn thể thường là biểu hiện nặng nhất.

Bệnh nhân có thể ngã xuống đất, trợn mắt, gồng cứng người, co giật, thở yếu, đôi khi kèm theo tiểu mất kiểm soát, cắn lưỡi và sùi bọt mép xảy ra trong vòng vài phút. Ngoài ra, cơn động kinh có thể biểu hiện bằng những cơn co giật cục bộ, thay đổi ý thức (bệnh nhân có thể đứng sững sờ), thay đổi về cảm giác hoặc giác quan…

Người bệnh động kinh có thể xảy ra cơn động kinh ở bất cứ đâu, tại nhà, trong văn phòng, trên đường, trên xe bus, tại bể bơi… Do đó, việc trang bị kiến thức sơ cứu người bệnh là cần thiết.

6 sai lầm nguy hiểm khi sơ cứu cho người bệnh động kinh

1. Tụ tập đông xung quanh người bệnh

Nhiều người vì hiếu kỳ mà tụ tập quan sát, tạo thành đám đông xung quanh bệnh nhân động kinh. Điều này hoàn toàn không nên vì người bệnh cần môi trường thoáng để hít thở, tăng cường tuần hoàn máu và oxy lên não. Việc tụ tập sẽ vô tình lấy đi lượng oxy cần thiết, khiến không khí thêm ngột ngạt, căng thẳng.

Bác sĩ khuyên chỉ nên có một hoặc hai người hỗ trợ trực tiếp bên cạnh bệnh nhân. Những người khác có thể quan sát từ xa để hỗ trợ khi cần thiết. Việc tập trung đông người khiến quá trình sơ cứu khó khăn, tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Không nên tụ tập đông xung quanh người lên cơn động kinh

2. Di chuyển người bệnh không đúng cách

Kéo, lôi, giật mạnh người đang lên cơn động kinh có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần hạn chế di chuyển người bệnh trừ khi họ đang ở các khu vực nguy hiểm như đang bơi, di chuyển trên đường, trên cầu thang, gần các vật sắc nhọn…

Nếu phải di chuyển thì cần hết sức nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nguyên tắc chung là khi sơ cứu chúng ta cần lưu ý những nguy hiểm xung quanh đối với người bệnh như té ngã, ngạt nước, phỏng, điện giật…

3. Kìm kẹp cơ thể bệnh nhân để khống chế cơn co giật

Một trong những sai lầm hay gặp phải khi sơ cứu người lên cơn động kinh là cố gắng giữ chặt tay chân người bệnh để khống chế cơn co giật. Điều này không những không có tác dụng mà còn có thể khiến người bệnh bị trật khớp, gãy xương, thậm chí khiến cơn động kinh diễn ra nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ cho biết, thông thường cơn động kinh sẽ tự hết, vì vậy chúng ta nên để cơ thể họ tự do trong khu vực an toàn. Khi qua cơn động kinh, tình trạng co giật cũng giảm dần, ngưng hẳn sau vài phút.

Cần nắm được những kỹ năng cơ bản để sơ cứu cho bệnh nhân bị động kinh

4. Vắt chanh vào miệng bệnh nhân để ngăn cơn co giật

Quan niệm vắt chanh vào miệng bệnh nhân để ngăn cơn co giật hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Nhiều người nghĩ rằng do họ vắt chanh vào miệng thì bệnh nhân mới hết co giật, nhưng thực tế là cơn động kinh tự ngưng cho dù có vắt chanh hay không.

Việc vắt chanh có thể gây nguy hiểm vì người bệnh đang mất ý thức, không nuốt được, gây sặc vào phổi và suy hô hấp. Tương tự, cũng không nên cho bệnh nhân uống nước hay uống thuốc cho đến khi họ tỉnh táo hoàn toàn.

5. Nhét đồ vật vào miệng để ngăn cắn lưỡi

Khi phát hiện bệnh nhân lên cơn động kinh, nhiều người nghĩ rằng nhét vật gì đó vào miệng (như ngón tay, thìa, đũa, bút…) sẽ giúp người bệnh tránh cắn vào lưỡi của họ. Tuy nhiên, đây là hành động không cần thiết, thậm chí nó còn có thể gây nguy hiểm đến người bệnh.

Trong tình trạng co giật, lưỡi không thè ra mà thường tụt nhẹ vào trong nên nguy cơ bệnh nhân cắn phải lưỡi là rất ít, thường là bệnh nhân cắn ở phần bên của lưỡi. Ngoài ra, trong cơn động kinh, răng bệnh nhân sẽ cắn chặt lại, do vậy không được nạy răng của bệnh nhân để chèn vật lạ vào miệng bệnh nhân. Việc này có thể gây sai khớp thái dương hàm, gãy răng, tổn thương nướu. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cắn vỡ vật, nuốt mảnh vụn vào họng, gây nghẹt thở, dẫn đến tử vong.

Không nên dùng đũa hoặc đồ vật để nhét vào miệng người lên cơn động kinh

6. Hô hấp nhân tạo cho người bệnh

Người đang co giật vẫn có thể tự thở được nên việc hô hấp nhân tạo cho họ là không cần thiết. Thay vào đó, hãy cố gắng giúp bệnh nhân dễ thở hơn bằng việc tạo môi trường thoáng khí. Sau cơn co giật thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng để đờm dãi hoặc các chất nôn ói có thể chảy ra, không gây tắc đường hô hấp hoặc bị sặc.

Những điều nên làm để hỗ trợ người lên cơn động kinh

- Ở lại trợ giúp cho bệnh nhân, và giữ bình tĩnh

- Lập tức xem đồng hồ, để biết độ dài cơn động kinh.

- Giữ an toàn cho bệnh nhân

- Đặt bệnh nhân tại 1 vị trí an toàn, tránh những vật sắc nhọn, hoặc vật cứng xung quanh có thể gây nguy hiểm, nới lỏng quần áo, kính mắt, hoặc khăn, nếu có nguy cơ gây ảnh hưởng đến đường thở

- Đặt một vật mềm như gối, áo khoác hay chăn màn gấp gọn dưới đầu bệnh nhân  tránh nguy cơ chấn thương.

- Đặt bệnh nhân xoay nghiêng sang 1 bên khi bệnh nhân mất ý thức hoặc không tỉnh lại, điều này giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Những điều không nên làm đối với người lên cơn động kinh

- Không nhét bất cứ vật gì vào miệng, vì có thể bệnh nhân cắn gẫy, hoặc gẫy răng, rơi vào làm tắc thở.

- Không giữ bệnh nhân, vì cơn động kinh có thể gây trật các khớp, gẫy xương.

- Không cho uống nước, thuốc, hay thức ăn, vì bệnh nhân không tỉnh, nguy cơ làm suy hô hấp.

- Không ấn nhân trung, không ấn ngực bệnh nhân vì cơn động kinh sẽ tự hết, mặt khác có thể gây thêm tổn thương cho bệnh nhân.

Những lưu ý trước khi xử trí động kinh, co giật

Trước khi tiến hành xử trí động kinh, co giật, bạn cần lưu ý:

- Không nên bối rối hoặc lo lắng quá mức bởi người bệnh động kinh không hề gây hại gì cho những người xung quanh, đồng thời cơn co giật cũng sẽ tự hết sau đó ít phút.

- Không khống chế cử động hay kìm chặt người bệnh vì có thể gây gãy tay chân. 

- Không nhét bất cứ vật gì vào miệng người bệnh, cũng không cho họ uống nước khi chưa hoàn toàn tỉnh táo.

- Không chích bóp máu đầu ngón tay vì nó có thể gây nhiễm trùng.

- Co giật, động kinh thường xảy ra đột ngột, khó lường trước, bởi vậy, việc hiểu rõ những kiến thức về bệnh cùng cách xử trí động kinh kịp thời sẽ giúp bạn bảo vệ tốt cho sức khỏe của chính mình và người thân.

Sử dụng cây Câu đẳng trong đông y để chữa bệnh động kinh như thế nào?

Câu đằng (tên khoa học Uncaria rhynchophylla) là dạng thân leo, bộ phận được sử dụng làm thuốc chính là phần thân. Theo Đông Y, Câu đằng có vị ngọt, hơi lạnh, tác dụng trấn kinh, an thần nhưng không gây ngủ, giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh, bảo vệ tế bào thần kinh và ngăn chặn quá trình lão hóa.

Cây câu đằng có tác dung rất tốt trong điều trị bệnh động kinh

Lợi ích của thảo dược Câu đằng trong chữa bệnh động kinh.

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã làm sáng tỏ công dụng quý giá, khó có thể thay thế của thảo dược Câu đằng trong chữa bệnh động kinh, co giật, cụ thể:

Câu đằng có tác dụng an thần rõ rệt nhưng không gây ngủ, nhờ đó giúp chữa bệnh động kinh, co giật ở trẻ em, người lớn hiệu quả mà không gây tác dụng phụ ngủ li bì, ngủ gà gật như các loại thuốc tây. Không chỉ vậy, Câu đằng còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn, bảo vệ trí não tránh suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

Cơn co giật, động kinh xảy ra là do sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, cụ thể là nồng độ chất kích thích Glutamate tăng cao trong khi chất ức chế GABA giảm quá mức, dẫn đến sự phóng điện đột ngột, kịch phát không kiểm soát.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng Rhynchophylline chiết xuất từ thảo dược Câu đằng có khả năng thúc đẩy gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, đối kháng với thụ thể Glutamate, giúp ổn định các chất dẫn truyền thần kinh, đồng thời điều chỉnh nồng độ các ion nội bào, ức chế kênh canxi, mở kênh kali, nhờ đó kìm hãm sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh và ngăn chặn cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Đồng thời chất này còn có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, dọn dẹp gốc tự do thông qua quá trình ức chế sản xuất cytokin tiền viêm, nhờ đó giảm tình trạng nhiễm độc và ức chế quá trình chết đi của tế bào thần kinh, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau những cơn co giật.

Xử trí động kinh, co giật đúng cách chỉ là bước đầu giúp người bệnh phòng tránh tai nạn, rủi ro nguy hiểm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là kiên trì điều trị để ngăn chặn cơn tái phát, hạn chế những thương tổn não bộ, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau cơn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha