Các thực phẩm thiết yếu dành cho người bệnh động kinh khi lên cơn cơ giật

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh động kinh giúp khắc phục và giảm các triệu chứng, hạn chế cơn co giật và sức khỏe của người bệnh tốt hơn.

Ngày đăng: 11-07-2022

544 lượt xem

Người bệnh động kinh khi lên cơn co giật nên ăn gì?

Động kinh là bệnh rối loạn mạn tính, đặc trưng bởi các cơn co giật không có nguyên nhân và lặp đi lặp lại. Triệu chứng co giật có thể khác nhau ở mỗi người. Nhiều bệnh nhân có thể có nhiều kiểu co giật và các dấu hiệu liên quan đến vấn đề thần kinh.

Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng người bệnh động kinh nên ăn gì để giảm thiểu các cơn co giật? Việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng đảm bảo đủ dưỡng chất và giữ mức năng lượng ổn định cho não bộ đã được chứng minh có thể giảm tần số cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Những nhóm thực phẩm mà người bị co giật do bệnh động kinh nên tăng cường thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm:

Rau xanh, trái cây tươi không chứa tinh bột: Cam, đào, cà chua, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải… rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào não, giúp ngăn ngừa cơn co giật. Nếu không biết người bị co giật nên ăn gì thì rau xanh, trái cây tươi chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Chất béo và protein: Được tìm thấy nhiều trong bơ, phô mai, dầu cá, các loại hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, hạt óc chó…), thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản… là nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho não bộ. Khi năng lượng cung cấp cho não được duy trì ở mức ổn định sẽ giúp giảm những kích thích quá mức, nhờ đó phòng ngừa được tình trạng các cơn co giật tái phát.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Vitamin và khoáng chấtNgười bệnh động kinh nên ăn gì? Việc người bệnh động kinh tiêu thụ một số dưỡng chất như canxi, magie, taurine, GABA, vitamin D, B6, axit folic và omega 3 có trong tôm, cua, cá, hải sản, hạt óc chó, dầu ô liu… được chứng minh có thể giúp giảm đáng kể cơn co giật, động kinh.

Chất xơ hòa tan: Có nhiều trong chuối, bơ, táo, cà rốt, đậu Hà Lan, súp lơ, rau mồng tơi, hạnh nhân, gạo lứt, bột yến mạch… Đây là nguồn thực phẩm tốt cho người bệnh động kinh nên thường xuyên sử dụng.

Tăng cường lượng vitamin E cho cơ thể: giúp ngăn cản tế bào thẩm thấu của tế bào não tăng cao, có tác dụng ngăn ngừa cơn co giật. những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E như: giá đỗ, tảo biển, các hạt nảy mầm, hết, sò, cà rốt, dầu vừng, dầu lạc, trứng gà,…

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh động kinh

Một số món ăn trong bài thuốc Đông y điều trị bệnh động kinh khi lên cơn co giật

Một số món ăn bài thuốc điều trị bệnh động kinh mà bạn có thể tham khảo như sau:

Cháo sơn thù du, câu kỷ tử, rết: Sơn thù du 10g, câu kỷ tử 25g, rết 1 con, gạo nếp 100g. Trước tiên cho cả 3 vị thuốc trên vào sắc lấy nước bỏ bã. Cho gạo nếp vào nước thuốc nấu nhừ thành cháo. Chia ra ăn trong ngày và ăn hết trong ngày. Một liệu trình là 3 – 5 ngày liền.

Dùng cháo trúc lịch, thiên ma: Trúc lịch 30g, thiên ma 10g, gạo nếp 100g, đường trắng một ít. Đem thái lát mỏng thiên ma, cho vào cùng gạo nếp nấu thành cháo, đợi cho chín mới cho trúc lịch, đường trắng và đun sôi nhào là được. Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng một liều này.

Canh gan cừu, hoa cúc: Lấy gan cừu hay dê đều được 50g, cốc tinh thảo 6g, hoa cúc trắng 9g. Cho tất cả vào hầm chín nhừ, nêm gia vị vừa miệng ăn.

Canh thầu dầu, trứng gà: Lấy rễ cây thầu dầu đỏ (tía) 50g, trứng gà 2 quả, dấm ăn 10ml. Trước tiên lấy rễ thầu dầu đỏ sắc lấy 150ml nước, bỏ bã và cho trứng gà vào khi nước đang còn nóng, đồng thời cho luôn cả dấm rồi đun tiếp. Ăn trứng uống nước canh. Mỗi ngày cần ăn hết 1 liều này. Ăn liên tục 7 – 10 ngày là một liệu trình.

Nên tham khảo thêm một số món ăn bài thuốc tốt cho bệnh nhân động kinh

Người bệnh động kinh nên tránh những loại thực phẩm nào?

Thực phẩm chứa gluten

Gluten có thể kích hoạt phản ứng viêm, làm tăng khởi phát cơn động kinh ở một số người bệnh. Gluten là tên gọi chung chỉ các loại protein có trong một số loại thực phẩm sau:

- Lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch.

- Một số sản phẩm chế biến từ lúa mì như bánh mì, mì ống.

- Ngũ cốc tinh chế: Ngũ cốc chứa hàm lượng lớn gluten, ngoài ra còn chứa glutamate, aspartat, là các acid amin tác động đến hoạt động điện của não.

- Các loại súp đóng hộp, nước sốt, nước trộn salat.

- Các sản phẩm chay.

Người mắc bệnh động kinh nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa gluten

Các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành

Đậu nành là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ em và đậu nành có thể kích hoạt các cơn co giật tiềm tàng. Ngoài ra, đậu nành chứa hàm lượng cao glutamine – một loại acid amin kích thích ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh não.

Đậu nành và các chất chuyển hóa liên quan được tìm thấy trong nước tương đen, đậu hũ, sữa bột cho trẻ em, bánh nướng, ngũ cốc, súp đóng hộp, salad, thịt đã chế biến, hot dog, cá ngừ đóng hộp, bơ đậu phộng có hàm lượng chất béo thấp, sữa đậu nành, kem…

Các loại sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm thiết yếu đối với trẻ em bởi chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng và vi chất cao. Tuy nhiên, với người bị động kinh đây chưa chắc là sản phẩm tốt, bởi nó có nhiều hormon và glutamin, có thể làm tăng tần suất cơn. Đặc biệt, sữa bò chưa qua tiệt trùng còn chứa các chất gây ảnh hưởng không tốt đến não. Do vậy, bạn nên:

Bỏ sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua ra khỏi chế độ ăn.

Tuyệt đối tránh pho mát làm từ sữa bò. Nên sử dụng các sản phẩm từ sữa dê để thay thế cho sữa bò.

Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa lượng lớn đường đã qua chế biến

Mặc dù glucose (một loại đường đơn phân tử) là nguồn nguyên liệu chính cho não hoạt động, nhưng lại là nguồn năng lượng không ổn định, dễ gây khởi phát cơn động kinh ở một số người. Theo các nhà khoa học, việc cắt giảm lượng đường đã qua chế biến trong chế độ ăn như siro ngô có hàm lượng fructoza cao, đường nướng bánh và đường saccarose.

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường đã qua chế biến gồm: kẹo, bánh ngọt, sô cô la, kem, món tráng miệng đông lạnh, các món nướng, ngũ cốc ăn sáng, cà phê, soda, đồ uống giải khát… có thể tránh được những rối loạn hoạt động điện não, hạn chế cơn động kinh.

Mì tôm, pizza, xúc xích

Mặc dù là món ăn yêu thích của nhiều người, từ người lớn đến trẻ nhỏ, nhưng mì tôm, xúc xích, pizza… là những thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia bảo quản, bởi vậy không hề tốt cho người bệnh động kinh.

Nước giải khát

Không chỉ chứa nhiều đường, nước giải khát còn chứa nhiều chất phụ gia, chất tạo hương vị, màu sắc,… Những chất này đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động điện não, gây tăng cơn co giật.

Rượu, bia

Rượu, bia hay những đồ uống chứa cồn đều có thể kích thích hệ thần kinh và nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây tăng cơn co giật. Bởi vậy người bệnh động kinh nên hạn chế uống rượu, bia.

Trà đặc, cà phê

Thành phần cafein trong trà đặc, cà phê,… giúp chúng ta tỉnh táo, sảng khoái và tập trung hơn, nhưng chúng cũng có thể kích thích hệ thần kinh gây khởi phát cơn co giật, động kinh.

Chất làm ngọt nhân tạo

Một số chất làm ngọt nhân tạo, đặc biệt là aspartam có hoạt tính kích thích rất mạnh ngay cả khi chúng đã được hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể, làm tăng nguy cơ co giật do động kinh và các nguyên nhân khác.

Aspartame cũng chứa phenylalanine là chất rất độc với tế bào thần kinh. Chất này được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm có nhãn là “không có đường’ hoặc “ít calo”.

Chất tạo gel carrageenan

Một chất phụ gia thực phẩm thông thường khác có thể làm tăng tần suất cơn động kinh là carrageenan – một chất tạo gel phổ biến được chiết xuất từ rong biển đỏ.

Carrageenan cũng thường được tìm thấy trong súp, sữa chua, sôcôla và kem để tạo độ dẻo dai hơn. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây phần nào giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi người bệnh động kinh không nên ăn gì và có lựa chọn sáng suốt trong việc lên thực đơn hằng ngày cho người bệnh và gia đình.

Các chế độ ăn đặc biệt giúp phòng ngừa cơn động kinh co giật tái phát

Ngoài việc nắm rõ người bệnh động kinh nên ăn gì và không nên ăn gì, bạn cũng có thể tham khảo các chế độ ăn đặc biệt sau để kiểm soát chứng co giật hiệu quả hơn.

Chế độ ăn kiêng Ketogenic

Ketogenic là chế độ ăn giàu chất béo, đủ protein nhưng lượng carbohydrate lại được cắt giảm tới mức tối thiểu, chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng thức ăn. Trong y học, chế độ ăn này được áp dụng để điều trị chứng động kinh kháng thuốc, nhất là ở trẻ em.

Việc áp dụng chế độ ăn ketogenic giúp cơ thể người bệnh thay vì chuyển hóa glucose lại đốt cháy chất béo để tạo ra nguồn năng lượng ổn định cho não bộ. Điều này có thể làm giảm đến 1/3 số cơn cơn co giật, động kinh ở người bệnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ ăn ketogenic có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn nên người bệnh có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như: buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, táo bón, mất nước, sỏi thận…Vì vậy, bạn cần hiểu rõ người bệnh động kinh nên ăn gì để lên được một thực đơn lành mạnh và cân bằng.

Chế độ ăn Atkins

Chế độ ăn kiêng Atkins hay còn gọi là chế độ ăn low-carb, cũng tương tự như ketogenic, cần hạn chế lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn. Chế độ ăn low-carb dễ áp dụng hơn do không quá hạn chế về lượng calo và chất lỏng. Các bệnh nhân động kinh áp dụng chế độ ăn Atkins này có thể giảm các cơn co giật lên tới 50%, thậm chí có những người đã cắt được cơn.

Thực tế chế độ ăn kiêng Atkins đã cải thiện được một số hạn chế của chế độ ăn kiêng ketogenic, nhưng khi thực hiện chế độ ăn Atkins, người bệnh cũng có thể phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe không mong muốn như: tăng cholesterol,sỏi thận, chán ăn, khó chịu, thừa cân, tăng nồng độ ceton máu…

Chế độ ăn Atkins giúp hạn chế cơn co giật tái phát

Các bài thuốc chữa bệnh động kinh bằng Đông y cực hiệu quả

Được ghi chép lại cẩn thận và bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, những bài thuốc đông y chữa bệnh động kinh mang lại an toàn và hiệu quả cao.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng cũng như cơ địa của từng người mà các bài thuốc chữa động kinh bằng đông y sẽ được gia giảm khác nhau, nhằm chữa bệnh từ tận gốc.

Bài thuốc chữa bệnh động kinh số 1

Triệu chứng: Cơn động kinh xảy ra bất ngờ, tay chân co giật, sắc mặt xanh nhợt, 2 hàm răng cắn chặt, sùi bọt mép, thở khò khè, hôn mê sau đó tự tỉnh lại sau 1 thời gian ngắn,…

Nguyên liệu: gồm thiên ma, bối mẫu, mạch môn, viễn chí, cương tằm, chu sa, trần bì, phục linh, đởm nam tinh, bán hạ chế, phục thần, đảng sâm, toàn yết, hổ phách, thạch xương bồ,…

Y học cổ truyền có hiệu quả rất tốt trong điều trị động kinh

Bài thuốc điều trị bệnh động kinh số 2

Triệu chứng: Bị bệnh lâu ngày, tái phát nhiều lần, khi lên cơn đầu tối, ngã, chân tay run, miệng kêu nhảm, hôn mê, sau khi tỉnh người mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không tươi, lưng gối mỏi yếu,…

Nguyên liệu: gồm phục linh, đan sâm, viễn chí, đảng sâm, trần bì, bạch truật, kỷ tử, hà thủ ô, cam thảo và một số loại thảo dược quý khác.

Bài thuốc chữa bệnh động kinh số 3

Triệu chứng: Động kinh tái đi tái lại nhiều lần, khi lên cơn đầu tối, ngã bất tỉnh, chân tay run, tỉnh dậy mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không tươi, ăn uống kém, đờm nhiều, rêu lưỡi mỏng,…

Nguyên liệu: Đương quy, Long đởm thảo, Chi tử, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm đều, Đại hoàng, Lô hội, Mộc hương, Xạ hương,…và một số vị thuốc quý khác.

Bệnh động kinh là một bệnh thần kinh tuy không nguy hiểm nhưng khi lên cơn co giật rất dễ xảy ra tai nạn không tốt cho người bệnh và việc thực hiện chế độ ăn cho người bệnh động kinh là rất tốt để hạn chế những triệu chứng co giật.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha