Các yếu tố gây nên bệnh động kinh mà chắc hẳn ai cũng biết

Có nhiều yếu tố gây nên các cơn động kinh và xuất hiện với tần suất dày đặc mà bạn thường xuyên gặp phải nhưng không hẳn bạn đã biết được nguyên nhân.

Ngày đăng: 10-07-2022

414 lượt xem

 Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Có nhiều nguyên nhân gây gây khởi phát cơn động kinh tùy theo lứa tuổi:

Ở trẻ sơ sinh: có khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật, thường là động kinh triệu chứng. Nguyên nhân chủ yếu là do ngạt lúc sinh, chấn thương sản khoa, chảy máu sọ não, hạ đường huyết, hạ Magie huyết, hạ natri huyết, thiếu hụt Vitamin B6, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương,...

Ở trẻ em: các nguyên nhân thường gặp là động kinh nguyên phát (động kinh không rõ nguyên nhân), liệt não, viêm não, viêm màng não, tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hóa, ngộ độc thuốc, bệnh di truyền, chấn thương,...

Ở người lớn: có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát các cơn động kinh ở người lớn như động kinh nguyên phát, tổn thương cấu trúc não, bệnh mạch máu não như chảy máu não, nhồi máu não, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương, bệnh hệ thống, nhiễm độc rượu, thuốc tâm thần, các bệnh rối loạn chuyển hóa,... Người già: ở người già trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung thư di căn, rối loạn tuần hoàn não, xơ cứng mạch não, teo não,...

Các nguyên nhân động kinh thường gặp do bệnh lý về não:

Động kinh do chấn thương sọ não: Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, những tiêu chuẩn để xác nhận cơn động kinh do chấn thương sọ não là: cơn động kinh đầu tiên xảy ra không quá 10 năm sau chấn thương. Trước khi chấn thương sọ não, bệnh nhân không bị động kinh. Sau khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân có mất ý thức hoặc có triệu chứng tổn thương thần kinh khu trú.

Động kinh do u não: Khoảng 50% bệnh nhân bị u não có cơn động kinh. Trong đó, đa số là các cơn động kinh cục bộ, u màng não ở thùy thái dương, thùy trán gây động kinh nhiều hơn các vị trí khác. Tiền triệu hoặc triệu chứng khởi phát của cơn động kinh giúp chẩn đoán định khu vị trí của não. Ngoài cơn động kinh còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng thần kinh khu trú tùy theo vị trí của khối u.

Các bệnh lý về não gây ra triệu chứng bệnh động kinh

Động kinh do bệnh lý mạch máu não: Hay gặp nhất là do u mạch, thông động- tĩnh mạch trong não, chảy máu não và chảy máu màng nhện gặp khoảng 14-15. Trong huyết khối và trong tắc mạch gặp khoảng 7-8%.

Động kinh do di chứng viêm não và màng não: Đa số gặp ở trẻ em, tiền sử của bệnh nhân có viêm não, viêm màng não. Ngoài cơn động kinh, bệnh nhân còn có các di chứng khác như thiểu năng tâm thần, triệu chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não, hội chứng bệnh lý bó tháp, ngoại tháp.

Động kinh do có nang sán lợn ở não: thường kèm theo có nang sán ở cơ, đáy mặt, trong não. Chẩn đoán dựa vào chụp CT, cộng hưởng từ MRI sọ não.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Các yếu tố dễ gây nên bệnh động kinh

Căng thẳng

Căng thẳng quá mức có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể,  gây rối loạn giấc ngủ, thói quen ăn uống bị thay đổi… Điều này làm những cơn co giật ở bệnh nhân động kinh tăng lên.

Mất ngủ, thiếu ngủ

Mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến não bộ mệt mỏi và khiến hoạt động của các nơron bị rối loạn. Sự hoạt động quá mức của các neuron thần kinh trong não bộ là yếu tố khiến các cơn động kinh xuất hiện nhiều hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt

Nhiều phụ nữ cảm thấy số cơn co giật của mình tăng trong chu kỳ kinh nguyệt (động kinh catamenial). Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ làm thay đổi nồng độ thuốc kháng động kinh trong máu.

Các chất kích thích

Các chất kích thích ảnh hưởng đến tốc độ mà gan đào thải thuốc chống động kinh, làm giảm nồng độ thuốc chống động kinh trong máu và ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơn động kinh của bệnh nhân.

Chế độ ăn uống nghèo nàn

Các phản ứng dị ứng của cơ thể với một loại thực phẩm nào đó cũng có thể là yếu tố kích hoạt các cơn động kinh ví dụ dị ứng gluten. Những người bị thiếu dinh dưỡng (chẳng hạn thiếu calci) cũng có khả năng lên cơn co giật cao hơn người bình thường.

Động kinh do ánh sáng nhấp nháy

Tất cả “hiệu ứng nhấp nháy” từ những thay đổi nhanh chóng trên một màn hình sáng, màu sắc thay đổi nhanh chóng hoặc chuyển động nhanh trên tivi, đèn nhấp nháy… có thể kích hoạt các cơn động kinh (động kinh quang).

Động kinh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì có thể giảm được cơn co giật và khả năng khỏi bệnh tương đối cao. Điều quan trọng là bệnh nhân cần uống thuốc thường xuyên, đúng liều.

Bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào?

- Chấn thương khi ngã: Khi lên cơn co giật, bệnh nhân có thể ngã xuống một cách bất ngờ và va đập gây tổn thương đến cơ thể.

- Chấn thương tại nhà: Tai nạn có thể xảy ra khi cơn động xuất hiện lúc bệnh nhân nấu ăn, tắm, hoặc ngã va đập vào đồ gia dụng cứng.

- Tai nạn khi lái xe, lao động: Rất nguy hiểm nếu bệnh nhân lên cơn động kinh khi đang lái xe, điều kiển máy móc, hay lao động trên cao... đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

- Tai nạn khi thể dục, thể thao: Nếu lên cơn co giật, bệnh nhân có thể bị đuối nước khi đang bơi lội, hoặc bị ngã khi đang tập thể dục...

- Giảm khả năng nhận thức, tư duy, trí nhớ, đặc biệt xảy ra ở trẻ nhỏ: Cơn động kinh gây cảm giác mệt mỏi, giảm nhận thức trí tuệ, đặc biệt là thể động kinh cơn vắng ý thức khiến trẻ lơ đãng, hay quên, không tiếp thu được kiến thức bên ngoài, điều này có thể thấy rõ trong bảng kết quả học tập của trẻ.

- Rối loạn tâm lý, cảm xúc: Động kinh kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ cao gặp phải những rối loạn tâm lý như tâm thần, trầm cảm, lo âu, tiêu cực hơn là suy nghĩ tự tử bởi họ luôn tự ti về bản thân mình.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Rối loạn cảm xúc cùng sử dụng thuốc kéo dài có thể gây suy giảm khả năng tình dục, rối loạn cương dương ở nam giới. Hoặc gây dị tật tới thai nhi nếu dùng thuốc kháng động kinh không phù hợp trong thời kỳ đầu mang thai của phụ nữ.

Nguy cơ bị chấn thương do ngã khi lên cơn động kinh

Các biện pháp tự nhiên hỗ trợ giảm cơn động kinh hiệu quả

 Muối Epsom

Muối Epsom là khoáng chất tự nhiên có vị đắng thay vì mặn như muối thông thường, không phù hợp để làm gia vị cho các món ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy muối Epsom hiệu quả trong việc giảm cơn động kinh hiệu quả vì hoạt chất magnesium sulfate trong muối Epsom giúp ổn định dẫn truyền thần kinh trong não do đó làm giảm tần suất co giật.

Cách dùng muối Epsom: Bạn có thể dùng ½ thìa cà phê muối Epsom pha với một cốc nước và uống vào mỗi buổi sáng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng muối Epsom làm muối tắm. Nên sử dụng 2 - 3 lần/1 tuần để cảm nhận hiệu quả.

Chanh

Giảm cơn động kinh bằng chanh là phương pháp điều trị động kinh phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ. Chanh giúp loại bỏ lượng calci dư thừa trong não.

Cách sử dụng chanh: Pha 2 thìa canh nước chanh tươi và ½ thìa baking soda với 1 cốc nước. Uống hỗn hợp trên vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chanh tươi để massage đầu (chỉ nên áp dụng 1 - 2 lần/tuần).

Tỏi

Tỏi cũng là một loại gia vị dễ tìm hỗ trợ điều trị giảm cơn động kinh hiệu quả. Chất chống oxy hoá và chất chống viêm trong tỏi giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại trong cơ thể và thúc đẩy chức năng hoạt động của hệ thần kinh.

Cách sử dụng tỏi: Đun sôi 5 tép tỏi tươi với sữa và nước. Uống hỗn hợp này thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa co giật hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn tỏi hàng ngày.

 Hoa lạc tiên

Hoa lạc tiên là thảo dược giúp giảm cơn động kinh hiệu quả. Hoa lạc tiên chứa chrysin, giúp tăng lượng gamma aminobutyric acid (GABA) trong não. Điều này làm giảm tần suất cơn động kinh.

Lưu ý: Tránh sử dụng hoa lạc tiên nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng hoa lạc tiên vì loại thảo mộc này có thể tương tác với các thuốc chống động kinh bằng tây y.

Cây lạc tiên có tác dụng rất tốt đối với người mắc bệnh động kinh

Tập thể dục điều độ

Tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện thể lực và tâm trạng, giúp giảm tình trạng động kinh. Hơn nữa, tập luyện điều độ sẽ giúp tăng cường oxy lên não. Một số lưu ý cho người bệnh động kinh tập thể dục: 

- Nên khởi động trước khi tập thể dục.

- Đi bộ là bộ môn an toàn nhất với người động kinh.

- Nên bổ sung đầy đủ nước khi tập luyện để ngăn ngừa mất nước. Nên dừng lại và nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi.

- Một số bài tập yoga cơ bản giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh động kinh hiệu quả. Thực hiện tập yoga khoảng 20 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

Bổ sung vitamin cho người mắc bệnh động kinh

Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất trong cơ thể cũng có thể gây ra những cơn co giật. Bởi vậy, người bệnh động kinh cần chú trọng bổ sung các loại vitamin như vitamin E, B2, B12, B6, D... đầy đủ.

Bên cạnh việc điều trị động kinh bằng các thuốc hóa dược, việc ứng dụng y học cổ truyền vào chữa trị động kinh đang là một hướng đi được quan tâm. Có nhiều vị thuốc chuyên dùng trong trị động kinh như an tức hương và câu đằng...

Với hiệu quả đã được khẳng định của đông y với bệnh động kinh, việc kết hợp thuốc Đông y trong điều trị bệnh động kinh đang mở ra kì vọng giúp giảm tần suất, giảm mức độ các cơn co giật cho người bệnh động kinh.

Bệnh động kinh là một trong những bệnh nguy hiểm của hệ thần kinh, không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh còn chịu đau đớn về mặt tinh thần và thể chất. Vì thế việc điều trị bệnh động kinh là điều cần thiết, tránh chủ quan cũng như tìm cho mình địa chỉ  khám chữa bệnh phù hợp nhất.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha