Có thể ngăn ngừa động kinh cho trẻ hay không?

Động kinh ở trẻ là nỗi lo chung của tất cả các bậc phụ huynh. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp ngăn ngừa động kinh cho trẻ qua bài viết sau đây.

Ngày đăng: 07-08-2022

606 lượt xem

1. Các nguyên nhân dẫn đến động kinh ở trẻ

Bệnh động kinh ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau, ở mức độ bệnh nhẹ, trẻ chỉ lên một vài cơn động kinh. Khi được điều trị đúng và đầy đủ, bệnh sẽ không còn tái phát và khỏi bệnh. Mức độ bệnh nặng, cơn giật xuất hiện nhiều kèm theo các bệnh khác như bại não, chậm phát triển, cần điều trị kéo dài thậm chí phụ thuộc hoàn toàn vào các thuốc chống động kinh, có một tỷ lệ bệnh không đáp ứng được thuốc (động kinh kháng thuốc).

Động kinh ở trẻ nếu không được phát hiện sớm, can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như cuộc sống sinh hoạt sau này của trẻ. Có thể kể đến như trong quá trình sinh hoạt, trẻ lên cơn co giật rất dễ gây tai nạn, đuối nước, bỏng… Những cơn co giật kéo dài nếu không được xử trí đúng và kịp thời có thể gây suy hô hấp, thiếu oxy não, dẫn đến tử vong…

Ngoài ra những cơn động kinh ở trẻ có thể ảnh hưởng đến trí tuệ và vận động của trẻ. Trẻ học tập sa sút, kiểm soát hành động kém, giao tiếp xã hội bị hạn chế… gây khó khăn đến học tập và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ sau này.

Bệnh động kinh ở trẻ em xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như sau:

Các yếu tố xảy ra trước khi sinh: Mẹ bị chấn thương khi mang thai, ngộ độc thuốc ở mẹ và thai nhi (mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai), hẹp hộp sọ thai nhi.

Các yếu tố xảy ra trong khi sinh: Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng; đẻ non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh dưới <2.500g, trẻ bị ngạt khi sinh. Thai phụ thực hiện can thiệp sản khoa như dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy. Trẻ bị vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 - 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh như bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê.

Các yếu tố xảy ra sau khi sinh: Nhiễm trùng thần kinh như viêm não, viêm màng não do vi khuẩn/virus, di chứng tổn thương não thời sinh: chảy máu não-màng não; chấn thương sọ não; suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau. Bệnh chuyển hoá tiến triển.

Do yếu tố di truyền: bệnh động kinh ở trẻ bị di truyền theo chiều hướng khác nhau, di truyền trội và di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy động kinh sơ sinh có tính chất gia đình lành tính có thay đổi ở nhiễm sắc thể số 20.

Nguyên nhân không rõ ràng: có khá nhiều trường hợp động kinh ở trẻ nhưng không xác định được nguyên nhân cụ thể.

Bệnh động kinh ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra

2. Dấu hiệu nhận biết khi xuất hiện cơn động kinh ở trẻ

Có nhiều biểu hiện khác nhau của cơn động kinh ở trẻ em, một số trường hợp có triệu chứng báo trước, xảy ra trước cơn động kinh. Những triệu chứng này xảy ra nhanh ngay trước cơn thì gọi là cơn động kinh thoảng qua.Biểu hiện rất đa dạng nhưng thường gặp đó là:

Động kinh toàn thể: 

Cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra, ngay lập tức mất ý thức hoàn toàn. 

Cơn động kinh thường trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn co cứng kéo dài trong khoảng chừng một phút, khi đó người bệnh động kinh có biểu hiện co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi… dẫn đến ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn co giật cơ kéo dài trong khoảng chừng một vài phút, khi đó người bệnh giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn hôn mê, lú lẫn, sau giai đoạn co giật người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở rống, đái trong quần. Sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu, mỏi mệt.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Động kinh vắng ý thức:

Ở trạng thái này người bệnh động kinh có đặc trưng bởi sự đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong thời gian rất ngắn vài chục giây. Lúc đó họ như đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi viết, đồ vật đang cầm hoặc chữ viết bỗng trở nên nguệch ngoạc. Đây là tình trạng rất nguy hiểm nếu người bệnh động kinh đang điều khiển phương tiện lưu thông, trèo cao, lao động…

Động kinh cục bộ:

Trẻ em mắc bệnh động kinh ngoài các trạng thái trên còn có thể gặp các cơn co giật cục bộ ở mặt, tay hoặc chân…

Động kinh thái dương:

Ở trạng thái này còn gọi là động kinh tâm thần. Đây là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán được vì biểu hiện của nó rất giống rối loạn tâm thần.

Khi mắc các vấn đề về động kinh, nếu không được điều trị đúng sẽ gây các hệ luỵ cho người bệnh .Trong đó thường thấy là biến đổi nhân cách, tính tình. Người bệnh trở nên dễ giận dữ, ích kỷ, độc ác, có tính thù vặt, tư duy lai nhai… Lâu hơn nữa có thể dẫn đến sa sút tinh thần do bệnh động kinh gây ra.

Điều đặc biệt nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc gây ra tai nạn như: Té ngã gây bỏng, nguy hiểm thậm chí có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời.

3. Phương pháp ngăn ngừa động kinh cho trẻ

Để ngăn ngừa động kinh xảy ra ở trẻ, các bậc phụ huynh nhất là phụ nữ khi mang thai cần chú ý những vấn đề sau:

- Cần thực hiện khám thai định kì để giúp phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương đến não của trẻ.

- Không được tự ý sử dụng các loại thuốc uống khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ.

- Bổ sung lượng vừa đủ các thực phẩm và thuốc uống có cung cấp Acid Folic trong quá trình mang thai để tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.

- Cần theo dõi và chăm sóc cẩn thận khi trẻ bị sốt cao.

- Đối với những trẻ trong độ tuổi hiếu động nên hướng dẫn và có các biện pháp ngăn ngừa tránh để trẻ té ngã, va đập đầu xuống nền cứng.

- Đối với các cơ sở y tế ở các tuyến như: xã, huyện, tỉnh việc nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ bị tổn thương não.

Cha mẹ nên hiểu rõ một số biện pháp phòng ngừa bệnh động kinh ở trẻ

Cách xử trí khi trẻ lên cơn động kinh

Khi trẻ lên cơn động kinh cần nhanh chóng thực hiện các bước như sau:

- Bước 1: Đưa trẻ vào một nơi an toàn.

- Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu tránh nuốt phải đờm rãi trong cơn co giật.

- Bước 3: Nới rộng quần áo của trẻ. Không giữ chân tay khi trẻ đang bị co giật.

- Bước 4: Đặt một cái thìa hay khăn cuộn tròn ngang miệng trẻ để trẻ không cắn vào lưỡi của mình.

- Bước 5: Loại bỏ các đồ vật xung quanh khiến trẻ có thể bị thương.

- Bước 6: Tránh đông người xung quanh trẻ.

- Bước 7: Sau cơn co giật trẻ thường ngủ, hãy để trẻ ngủ yên. Chỉ cho trẻ uống thuốc nếu trẻ bị đau đầu hoặc có thể có cơn tiếp theo. Thuốc kháng động kinh phải theo sự chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị động kinh ở trẻ em

Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi đã xác định chắc chắn về loại cơn động kinh, hội chứng động kinh. Các loại thuốc đặc trị được chọn theo từng loại cơn và bắt đầu bằng liệu trình đơn trị liệu. Có thể tăng dần liều thuốc cho tới khi đạt liều hữu hiệu và duy trì liều đó hằng ngày cho tới khi cắt cơn cuối cùng.

Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ có thể làm giảm các cơn co giật, tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên điều quan trọng trong điều trị là người bệnh cần uống thuốc thường xuyên, đúng liều.

Nên cho trẻ dùng các sản phẩm tốt cho não, ổn định điện thế tế bào não, ức chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như giúp hồi phục tổn thương sau mỗi lần lên cơn động kinh.Thực hiện chế độ ăn Ketogenic cho trẻ mắc bệnh động kinh

Chế độ ăn ketogenic chữa bệnh động kinh ở trẻ em

Một số trẻ em bị động kinh có thể duy trì một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, ít chất béo và carbohydrate (chế độ ăn ketogenic) để làm giảm các cơn co giật. Với chế độ ăn này, cơ thể sẽ phá vỡ các chất béo (thay vì carbohydrate) thành năng lượng.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp ketogenic chữa động kinh ở trẻ này, cần đảm bảo trẻ đang điều trị động kinh sẽ không bị suy dinh dưỡng.Ngoài ra, phương pháp điều trị này cũng đi kèm một số tác dụng phụ bao gồm mất nước, táo bón, phát triển chậm (do thiếu hụt dinh dưỡng, tích tụ axit uric trong máu), có thể gây sỏi thận. Nếu ăn uống đúng cách, thực hiện giám sát y tế nghiêm ngặt thì có thể giảm thiểu các tác dụng phụ này.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho các bệnh nhi trong điều kiện thích hợp.

Động kinh là bệnh do rối loạn đột ngột trong hoạt động của vỏ não, biểu hiện bằng các triệu chứng vận động, cảm giác hoặc hành vi… Sự ức chế hay hưng phấn quá mức cũng là nguyên nhân thúc đẩy cơn động kinh tái phát.

Chính vì thế hãy luôn tạo cho trẻ được thoải mái, vui vẻ vì lúc này tần suất các cơn động kinh sẽ giảm dần. Đây là một trong những yếu tố giúp trẻ khỏi bệnh nhanh chóng hơn. Vì vậy có thể nói điều quan trọng nhất đối với trẻ mắc bệnh động kinh là bố, mẹ, người thân của trẻ cần dành tình yêu thương cho bé, sự quan tâm của gia đình, tránh tạo cảm giác ức chế, bực tức, thậm chí hưng phấn quá mức cho trẻ.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha