Điều trị động kinh bằng liệu pháp kích thích dây thần kinh phế vị

Khi điều trị động kinh bằng thuốc mà cơ thể người bệnh không đáp ứng, có thể tìm hiểu cách điều trị động kinh bằng liệu pháp kích thích dây thần kinh phế vị.

Ngày đăng: 21-02-2023

466 lượt xem

1. Bạn hiểu gì về dây thần kinh phế vị?

Dây thần kinh phế vị là dây thần kinh thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể, chi phối vận động, cảm giác tại hầu hết các phủ tạng ở ngực và ổ bụng như động mạch, tim, phổi, đường tiêu hóa. Từ lâu, khoa học đã xác định dây thần kinh phế vị vô cùng quan trọng đối với sự thức tỉnh não bộ nên thường sử dụng phương pháp kích thích dây thần kinh phế vị cho bệnh nhân trầm cảm hoặc động kinh. 

Thần kinh phế vị là dây chính của hệ thần kinh đối giao cảm

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh qua từng dạng cụ thể

Bệnh động kinh thường được phân làm 2 loại chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể tùy vào vị trí vỏ não bị kích thích, tương ứng với một loại sẽ có những thể bệnh điển hình khác nhau. Ngoài ra, biểu hiện của động kinh cũng sẽ khác so với các cơn co giật do hạ đường huyết, hạ canxi huyết, tăng natri huyết, say nắng, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích,…

Động kinh cục bộ

Xảy ra do một vùng trong vỏ não phóng điện đột ngột, quá mức. Sự phóng điện này có thể lan ra toàn bộ não, gây ra cơn co giật toàn thân

Động kinh thùy trán

Thường biểu hiện giật mắt, cơ mặt, sau đó chuyển sang giật tay, chân. Ban đầu thường không mất ý thức nhưng khi giật mặt nhiều có thể giảm hoặc mất ý thức.

Động kinh thùy thái dương

Ngửi thấy mùi khó chịu hoặc cảm thấy miệng có vị đắng ngắt hoặc tanh mùi sắt. Tinh thần và cảm xúc thay đổi lạ thường, không tự chủ, không kiểm soát được hành vi và ý thức.

Động kinh thực vật

Giãn hoặc co đồng tử, đỏ bừng mặt và cổ, vã mồ hôi, sởn gai ốc, tim đập chậm hoặc nhanh, đột ngột hạ huyết áp, đau đầu từng cơn…

Động kinh toàn thể

Xảy ra do kích thích cả hai bên vỏ não.

Động kinh Tonic – Clonic (Co cứng – Co giật)

Đột nhiên ngã, các cơ co cứng lại và giật liên tục kéo dài khoảng 2 – 3 phút sau đó bệnh nhân từ từ tỉnh lại nhưng rất mệt mỏi

Động kinh vắng ý thức

- Ngừng hoạt động trong một vài giây như ngừng đi, nói chuyện, làm việc.

- Nháy mắt nhanh và liên tục, miệng chép, nhai khi không ăn.

- Nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó và không biết những gì xảy ra xung quanh.

- Mỗi cơn diễn ra trong khoảng 3 – 30 giây và lặp lại nhiều lần trong ngày, có thể lên tới 50 – 100 cơn/ngày.

Động kinh Myoclonic

Cơn co giật động kinh xảy ra một thời gian ngắn ở một bộ phận trên cơ thể như các cơ mặt, tay hoặc chân.

Động kinh Atonic (Mất trương lực cơ)

Mất trương lực ở vùng cổ làm đầu đột nhiên gật xuống rất nhanh hoặc mất trương lực toàn thân có thể ngã bất ngờ.

3. Liệu pháp kích thích dây thần kinh phế vị là gì?

Đây là một liệu pháp điều trị mà trong đó người ta kích thích dây thần kinh phế vị bằng một dòng điện có cường độ nhỏ phù hợp để ngăn chặn và chống phóng điện ở vùng tế bào thần kinh bị động kinh. Để thực hiện được liệu pháp này, người ta phải dùng một thiết bị gọi là máy kích thích dây thần kinh phế vị.

Thực ra biện pháp này đã có từ lâu nhưng phải đến năm 1997-1998 mới được đồng ý áp dụng trên người. Liệu pháp kích thích dây thần kinh phế vị đôi khi còn được gọi là liệu pháp tạo nhịp cho não bộ vì nó có thể làm thay đổi hoạt động điện của não bộ y hệt như máy tạo nhịp tim vậy.

Và máy kích thích dây thần kinh phế vị đôi khi còn được gọi là máy tạo nhịp thần kinh. Đây là một thiết bị hình tròn, dẹt, bé hơn kích thước của đồng xu. Thiết bị này sẽ được cấy vào dưới da, gần vùng nách và nó sẽ hoạt động tạo xung điện hệt như máy tạo nhịp tim.

Kích thích dây động kinh phế vị để điều trị bệnh động kinh

Để thực hiện được biện pháp này, đầu tiên người ta phải phẫu thuật cho người bệnh. Người bệnh sẽ được rạch một đường ở trước ngực, sau đó đặt máy tạo nhịp thần kinh vào dưới da, ngay cạnh nách. Tiếp theo, người bệnh được rạch một đường nhỏ ở vùng cổ, ngay trên xương đòn để tìm đến dây thần kinh phế vị. Hai đường rạch này rất nhỏ và chỉ để lại một vết sẹo bé xíu sau phẫu thuật.

Một dây dẫn được nối từ máy chạy vòng qua vai rồi sau đó cuốn vòng vào xung quanh thân dây thần kinh phế vị tại vùng cổ. Dây thần kinh phế vị chạy qua vùng này, thiết bị tạo nhịp thần kinh được lập trình sao cho nó phát nhịp liên tục, từng xung điện một trong vòng 30 giây. Và sau đó cứ cách 5 phút lại được lặp lại một chu kỳ như vậy.

Tuy nhiên, chu kỳ và cường độ xung điện có thể được thiết lập khác với chu kỳ mặc định và nó hoàn toàn có thể chỉnh được bằng một hệ thống nối bên ngoài với máy tính mà người ta không cần phải phẫu thuật lại trên người bệnh. Xung điện của máy sẽ được truyền qua dây dẫn và truyền vào dây thần kinh phế vị thông qua sự tiếp xúc tại đoạn đi qua cổ.

Thiết bị được kèm theo một nam châm từ tính. Khi người bệnh cảm thấy cơn động kinh có thể sắp xảy ra thì chỉ việc ấn mạnh nam châm này lên vùng cấy thiết bị. Xung và cường độ sẽ được tăng lên và nó hoàn toàn có thể làm triệt tiêu cơn co giật.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

4. Đối tượng nào nên sử dụng thiết bị kích thích thần kinh phế vị?

Liệu pháp này thường được sử dụng cho những bệnh nhân không thể kiểm soát cơn co giật bằng các loại thuốc điều trị khác nhau. Họ cũng không có khả năng phẫu thuật để chữa bệnh động kinh.

Bệnh nhân đang áp dụng các thủ thuật kích thích não khác, có bất thường về tim, rối loạn phổi, bị loét, ngất xỉu hoặc ngưng thở khi ngủ không thích hợp với liệu pháp này.

Liệu pháp này không phù hợp với tất cả bệnh nhân động kinh. Bạn cần được bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe và đánh giá mức độ bệnh trước khi áp dụng.

Bệnh nhân động kinh cần được kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng liệu pháp kích thích dây thần kinh phế vị 

5. Rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng phương pháp kích thích dây thần kinh phế vị

Mặc dù nguy cơ gặp phải các biến chứng do phẫu thuật đặt thiết bị kích thích thần kinh phế vị rất hiếm khi xảy ra nhưng bạn có thể bị đau đớn và có sẹo ngay tại vết mổ. Nó cũng có thể làm bạn bị tê liệt dây thanh âm. Ở một số trường hợp, tình trạng này chỉ là tạm thời nhưng cũng có nhiều trường hợp nó trở thành khuyết tật vĩnh viễn.

Những tác dụng phụ thường gặp sau khi phẫu thuật cấy ghép thiết bị kích thích thần kinh phế vị bao gồm:

- Khó nuốt

- Đau họng

- Đau đầu

- Ho

- Khó thở

- Buồn nôn

- Mất ngủ

- Khàn giọng

Những tác dụng phụ này thường nằm trong vùng kiểm soát và sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu với chúng, bạn có thể trở lại bệnh viện, tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh thiết bị.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bạn phải tuân thủ nghiêm túc lịch tái khám để theo dõi chức năng của thiết bị và cách cơ thể bạn phản ứng với nó. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của liệu pháp điều trị bệnh động kinh này.

Thủ thuật này hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc lịch tái khám sau ca phẫu thuật để theo dõi hiệu quả và cách cơ thể phản ứng với thiết bị.

Tại sao liệu pháp này làm giảm động kinh?

Vấn đề tại sao liệu pháp này lại có thể can thiệp vào bệnh động kinh là một điều không dễ lý giải. Người ta cho rằng có lẽ do dây thần kinh phế vị là một dây chạy khá dài suốt từ não bộ cho đến bụng, nó có nhiều mối liên hệ với thần kinh trung ương, từ vùng dưới đồi cho đến vùng hành cầu não. Từ những vùng này, nó có sự liên hệ trực tiếp với vỏ não. Vì thế, nó là dây thần kinh trải dài và có mối liên hệ rộng.

Khi kích vào dây thần kinh phế vị, dòng xung điện của máy sẽ được truyền đi dọc theo dây thần kinh như truyền một xung điện thần kinh vậy. Xung điện này đủ lớn để dập tắt mọi hoạt động điện bất thường của vùng não bị động kinh.

Vì thế mà tế bào động kinh không thể phóng điện được và cơn co giật không xảy ra, đặc biệt là những dạng động kinh có ổ động kinh nằm ở rất sâu dưới vỏ não. Thực tế cho thấy, khi kích thích dây thần kinh phế vị thì toàn bộ sóng điện não bị thay đổi trên bản ghi điện não đồ.

Trải qua suốt hơn 13 năm được nghiên cứu và áp dụng thử trên người, liệu pháp này đã đem lại những lợi ích nhất định. Nó đã làm giảm số lần co giật do động kinh khoảng 45-50%, nhất là những động kinh kháng trị ở trẻ em.

Những người mà thiết bị tạo nhịp thần kinh càng lâu thì tình trạng bệnh cải thiện càng nhiều và người bệnh càng làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người bệnh đề nghị được dùng thiết bị này để điều trị vì họ hiện nay không dung nạp được với thuốc điều trị động kinh.

Điều quan trọng là giảm được số lần co giật, kéo dài thời gian xuất hiện giữa hai lần co giật và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn. Xung điện thần kinh được truyền từ máy tạo nhịp thông qua dây thần kinh phế vị sẽ được dùng để thực hiện điều này.

Thường thì không có một phản ứng phụ nào xảy ra ngoại trừ viêm nhiễm vùng phẫu thuật. Còn không thì biện pháp này rất an toàn. Nó chỉ việc đặt ở tại vị trí và sau 10 năm mới phải phẫu thuật thay quả pin khác cho nó hoạt động.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha