Điều trị động kinh bằng thuốc tây có an toàn không?

Ngày nay có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh động kinh. Vậy, điều trị động kinh bằng thuốc tây có an toàn không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ngày đăng: 15-02-2023

206 lượt xem

1. Cần tuân thủ nguyên tắc nào khi điều trị động kinh bằng thuốc tây y?

Nguyên tắc điều trị

Có một số nguyên tắc khi điều trị động kinh bằng thuốc tây y mà bạn cần cần nắm chắc cụ thể như sau:

- Bác sĩ điều trị sau khi đặt chẩn đoán sẽ chọn lựa loại thuốc chống động kinh thích hợp cho tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Liều lượng thuốc chỉ định phải căn cứ vào thể bệnh, loại cơn lâm sàng, thể trạng bệnh nhân. Phần lớn chỉ dùng một loại thuốc nhất định với điều kiện đạt được nồng độ điều trị trong máu có thể đạt được hiệu quả lâm sàng.

- Thuốc điều trị phải được dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định, thường xuyên; bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột. Người bệnh cần theo dõi diễn biến lâm sàng của bệnh và các biểu hiện thứ phát của thuốc để kịp thời thông báo cho thầy thuốc điều trị biết nhằm điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp với bệnh trạng của bệnh nhân. Không được kết hợp hai thứ thuốc tây cùng loại với nhau. Ví dụ: phenobarbital với primidon, seduxen với mogadon...

Ngoài ra, trong quá trình điều trị cần kiểm tra định kỳ công thức máu, các chức năng gan, thận của bệnh nhân. Tuỳ theo từng trường hợp, ngoài thuốc bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động nghỉ ngơi, giải trí thích hợp.

Cần nắm rõ nguyên tắc điều trị bệnh động kinh bằng thuốc Tây y

Khi nào có thể ngừng điều trị động kinh?

Động kinh là một trạng thái bệnh lý kéo dài và có thể mạn tính tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đặc biệt là các tổn thương ở não hoặc là một ổ động kinh hoặc là do ngưỡng co giật ở não bị hạ thấp. Vì vậy theo cổ điển cần phải điều trị động kinh một cách lâu dài và kiên trì. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, hoàn cảnh cho phép đặt vấn đề ngừng điều trị động kinh.

Ví dụ: Chưa có chẩn đoán chắc chắn là động kinh thì có thể cẩn thận giảm dần liều rồi đi đến cắt bỏ thuốc chống động kinh đồng thời cảnh giác có thể xảy ra trạng thái động kinh; Một số thể lâm sàng có thể ngừng điều trị như động kinh có cơn kịch phát ở vùng đỉnh, động kinh cơn nhỏ ở trẻ em, đông kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở trẻ em (chỉ xảy ra 2 - 3 lần một năm), động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở tuổi thiếu niên, động kinh sau chấn thương không tiến triển và không nặng lắm...

Việc ngừng điều trị bệnh động kinh phải do thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc và quyết định. Nói chung sau 3 - 4 năm với phương thức điều trị đều đặn mà không thấy cơn động kinh tái phát thì có thể ngừng điều trị đối với các thể nói trên. Tiến hành ngừng điều trị bằng cách giảm dần liều điều trị trong thời gian kéo dài hàng tháng, mặt khác tiếp tục theo dõi điện não đồ và nội khoa nói chung.

2. Điều trị động kinh bằng thuốc tây có an toàn không?

Khi bị dị ứng với thuốc điều trị động kinh mà đặc biệt là thuốc carbamazepin sẽ xuất hiện hội chứng Stevens-Johnson. Đây là bệnh viêm da dị ứng cấp tính với có biểu hiện sốt cao, tổn thương hồng ban da lan rộng khắp toàn thân, tứ chi, kèm bóng nước, viêm đường tiết niệu, hậu môn, viêm kết mạc mắt, chảy máu kết mạc gây biến chứng mù lòa, chảy máu lơi, chân răng, khó nuốt, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải.

Thời gian trung bình để xuất hiện triệu chứng di ứng với thuốc điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là khoảng 10 ngày sau khi dùng thuốc. Những dấu hiệu ban đầu ở trẻ là nổi mẩn như bị ngứa hoặc mề đây kèm theo sốt nhẹ nên cha mẹ thường rất hay bị nhầm lẫn. Đến lúc bệnh biểu hiện nặng ra bên ngoài thì việc điều trị hết sức khó khăn và tốn kém, trẻ cần được năm phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện để ngăn ngừa nhiễm trùng vết lở loét.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mỗi năm có hàng trăm ca mắc hội chứng này phải nhập viện, có nhiều trẻ do do vết thương bị nhiễm trùng nặng đã phải chữa trị mấy tháng mà bệnh vẫn không giảm, thậm chí có nhiều trẻ đã tử vong do điều trị quá muộn.

Nguyên nhân gây bệnh là do người nhà tự mua thuốc điều trị bệnh động kinh nhưng không được tư vấn của bác sĩ, hoặc trẻ xuất hiện dấu hiệu di ứng mà cha mẹ chủ quan không điều trị kịp thời.

Hội chứng Stevens-Johnson nguy hiểm do dị ứng thuốc tây chữa động kinh

Theo khoa học hiện đại, động kinh là bệnh sinh ra do việc truyền tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh gặp trục trặc dẫn đến những biểu hiện như co giật, tím tái, trợn mắt…

Vậy nên, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh nhằm cắt cơn, chống co giật, hạn chế bệnh phát triển thành nhiều dạng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, việc dùng thuốc thường kéo dài từ 2-3 năm, sau khi có dấu hiệu thuyên giảm mới được ngừng thuốc và có một số lượng không ít người bệnh bị kháng thuốc hoặc gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm do thuốc gây ra.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Một số tác dụng phụ nguy hiểm khác bao gồm:

- Đối với trẻ em, việc tiếp xúc lâu dài với một loại thuốc chữa bệnh động kinh (thường là nhiều hơn 2-5 năm) có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, răng ở trẻ nhỏ.

- Rối loạn tiêu hóa: Có tới gần một nửa số bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,…sau khi sử dụng thuốc dài ngày.

Ngoài ra, khi dừng thuốc trị bệnh động kinh bằng tây y đột ngột sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Nếu được chỉ định dừng thuốc mà sau đó vẫn tái phát bệnh thì bắt buộc bệnh nhân phải điều trị lại từ đầu.

3. Đông y hướng đi an toàn, lâu dài dành cho bệnh nhân bị động kinh

Theo đông y, để chữa khỏi bệnh cần điều trị các thể bệnh gây ra động kinh dồn ứ trong cơ thể. Các vị thuốc thường được dùng trong đông y bao gồm: Thiên ma, Đởm Nam tinh, Bán hạ, Trần bì, Mạch động, Phục thần, Viễn chí, Xương bồ, Bạch cương tàm, Toàn yết, An tức hương, Câu đằng, Long đởm thảo…

Các vị thuốc trên đều chứa nhiều hoạt chất giúp an thần, trấn kinh, cân bằng âm dương, tiêu đàm, tăng nồng độ GABA (là chất dẫn truyền thần kinh chính được phân bổ rộng rãi trên hệ thần kinh trung ương), bảo vệ các tế bào thần kinh tránh khỏi sự tổn thương khi có những tín hiệu điện bất thường trong não bộ, giúp trẻ ngăn ngừa sự xuất hiện của cơn giật kinh phong hiệu quả.

Nhược điểm khi dùng thuốc đông y là phải kiên trì một thời gian để thuốc ngấm vào cơ thể thì mới thấy tác dụng. Tuy nhiên, khi thuốc đã cho tác dụng rồi thì hiệu quả lâu dài, không xuất hiện tác dụng phụ đối với sức khỏe, điều trị tận gốc rễ căn bệnh, giúp khỏi bệnh hoàn toàn mà không lo tái phát sau khi đã kết thúc liệu trình.

Đông y có hiệu quả lâu dài và an toàn trong điều trị bệnh động kinh

Bài thuốc từ cây xấu hổ giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh hiệu quả

Câu xấu hổ còn có tên gọi là: Cây mắc cỡ, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Là dạng cây bò sát đất, thân cây có gai sắc nhọn, lá cây giống láu rau rút, hoa màu tím.Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ là một vị thuốc quý. Toàn cây gồm lá, thân và cả rễ đều được dùng làm thuốc. Khi thu hái người ta nhổ cả rễ cây đem về rửa sạch, sau đó đem cắt ngắn phơi khô làm thuốc (Thân cây và rễ cây phơi riêng).

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá cây xấu hổ chứa các hoạt chất mimosin và seien có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, trấn kinh, giảm đau, giải độc hiệu quả. Cây xấu hổ được các nhà khoa học đặc biệt chú ý nhờ hiệu quả điều trị bệnh bằng phương pháp dân gian. Đã có nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về cây thuốc này.

Cây xấu hổ có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh

- Theo kinh nghiệm dân gian uống nước sắc cây xấu hổ sẽ giúp ta ngủ ngon. Do vậy cây được dùng làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ.

- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh (Nhờ tác dụng giảm cường độ những cơn co giật)

- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp

- Tác dụng đào thải độc tố, mát gan giải độc cơ thể

Với những người thường xuyên bị bệnh động kinh nên thực hiện với bài thuốc dân gian như sau:

Rễ, thân, lá cây xấu hổ phơi khô 20gam, cây câu đằng 10gam sau đó sắc uống mỗi ngày, đặc biệt là khi chuẩn bị đến cơn co giật nên uống nước này. Tuy nhiên, khi thực hiện với công thức này chú ý không nên sắc kỹ cây câu đằng.

Qua bài viết trên, hi vọng người bệnh và gia đình sẽ định hướng được phương pháp điều trị đối với căn bệnh này. Điều quan trọng là nên cho người bệnh đi khám, chữa trị sớm ngay khi vừa phát bệnh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha