Hướng dẫn cách xử trí khi trẻ lên cơn co giật động kinh

Động kinh ở trẻ chính là nỗi lo của tất cả các bậc phụ huynh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mọi người nắm được cách xử trí khi trẻ lên cơn co giật động kinh.

Ngày đăng: 17-10-2022

253 lượt xem

Bệnh động kinh ở trẻ có thật sự nguy hiểm không?

Nhiều người thường có quan niệm động kinh là căn bệnh hiểm nghèo, trẻ bị động kinh thường dễ kích động, điên loạn. Tuy nhiên trên thực tế, nó không nguy hiểm đến mức vô phương cứu chữa hoặc gây tử vong ngay lập tức.

Đây là bệnh lý của việc tín hiệu truyền trong các noron thần kinh bị xáo trộn, dẫn đến không kiểm soát được hành vi xảy ra đối với bản thân, sau cơn động kinh thì trẻ trở lại bình thường như bao người khác.

Điều đó không có nghĩa là cha mẹ chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị bệnh động kinh cho con cái mình vì khoa học đã chứng minh trẻ em mắc bệnh động kinh có tỷ lệ tử vong cao hơn so với trẻ bình thường, bên cạnh đó là những biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh tuy hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra gồm:

- Tình trạng một cơn co giật hoặc một chuỗi co giật liên tục xảy ra quá 5 phút, khiến trẻ dễ gặp nguy cơ tổn thương não, thậm chí tử vong.

- Đột tử không rõ nguyên nhân khi động kinh (SUDEP).Hiện tượng này xảy ra ở trẻ bị động kinh nhưng không được điều trị, thường xuyên xuất hiện cơn co giật, cơ bị co rút hoặc cứng cơ.

Ngoài ra, bệnh động kinh ở trẻ luôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm nếu cha mẹ không giám sát chặt chẽ. Cụ thể như, nguy cơ trẻ bị đuối nước cao nếu trẻ đang tham gia bơi lội, tắm biển, các tai nạn ngoài ý muốn khi trẻ chơi đùa, đạp xe mà cơn động kinh xuất hiện đột ngột.

Bệnh động kinh ở trẻ em nguy hiểm không những đến sức khỏe và tính mạng, mà còn gây ra những cú sốc về tinh thần khiến trẻ cảm thấy bi quan, chán nản, cô lập. Trẻ bị những cơn động kinh hành hạ dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, kết quả học tập không tốt, bạn bè xa lánh, xã hội kì thị.

2. Trẻ mắc bệnh động kinh sẽ có những triệu chứng gì?

Trước khi cơn động kinh xuất hiện thường có một số dấu hiệu cảnh báo như tê khắp người như kiến bò, ù tai, mắt chớp nhiều. Tuy nhiên, trẻ em chưa ý thức được về bệnh tình của mình nên không thể thông báo cho cha mẹ biết về những biểu hiện đó. Chỉ đến khi triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em xuất hiện rõ ràng thì cha mẹ mới nhận ra. Mỗi triệu chứng đều đặc trưng cho dạng bệnh động kinh mà trẻ mắc phải, cụ thể là:

- Triệu chứng động kinh toàn thân: Trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược, co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt  bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.

Sau đó, toàn trẻ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

Triệu chứng ở trẻ em mắc chứng động kinh toàn thể

- Triệu chứng động kinh cục bộ: Chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, trẻ vẫn có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng chỉ diễn ra ở bộ phần nào đó như tay, miệng...

Trẻ em mắc bệnh động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý  thức, ngoài ra, trẻ còn có cảm giác như kim châm, điện giật, ù tai. Có những trường hợp động kinh cục bộ lan tương tự như cơn động kinh toàn thân khi lan ra toàn thân.

- Triệu chứng động kinh vắng ý thức tạm thời: Với dạng động kinh này, trẻ sẽ đột ngột dừng hành động đang làm, không ý thức được mọi chuyện xung quanh, nhìn chằm chằm về một hướng, khoảng 30 giây sau trở lại trạng thái bình thường nên cha mẹ rất khó nhận ra biểu hiện lạ ở con mình.

- Triệu chứng động kinh cơn nhỏ: Là loại động kinh không rõ nguyên nhân, thường là những cơn vắng ý thức, co giật hoặc cứng cơ, với các dấu hiệu như trẻ ngừng mọi hoạt động, co cứng cơ từng phần với những động tác của đầu và chi trên, ít khi mất ý thức hoặc đột nhiên mất lực cơ, đánh rơi vật đang cầm trong tay, ngã khụy xuống trong khi ý thức vẫn tỉnh, mỗi lần xuất hiện các triệu chứng động kinh ở trẻ em dạng cơn nhỏ thường chỉ 30 giây nhưng xảy ra liên tục trong ngày.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

3. Hướng dẫn phụ huynh cách xử trí khi trẻ lên cơn co giật động kinh

Có rất nhiều dạng động kinh mà trẻ thường mắc phải như dạng động kinh toàn thể, động kinh cục bộ, động kinh run giật, cơ cứng- co giật, vắng ý thức tạm thời. Mỗi dạng có triệu chứng riêng mà mức độ nguy hiểm cũng khác nhau, cụ thể như:

- Nếu trẻ đang hoạt động mà đột nhiên dừng lại, mắt nhìn chằm chằm vào khoảng không gian, có thể xuất hiện dấu hiệu mấp máy môi hoặc nháy mắt trong khoảng vài phút thì có thể trẻ đã lên cơn động kinh dạng nhẹ. Với tình huống này, cha mẹ không nên để trẻ ở một mình khi tắm hoặc đi xe hay leo trèo mà nên ở bên cạnh con để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

-Trẻ đang hoạt động bình thường bỗng nhiên ngã xuống đất, chân tay cứng lại, da tím tái, mắt trợn ngược, toàn thân rung theo cơn co giật. Nhiều trẻ bị méo miệng, tiểu tiện không kiểm soát. Sau 2-5 phút cơn động kinh sẽ chấm dứt, người trẻ mềm ra, thường ngất đi một lúc rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ vừa xảy ra chuyện gì. Đây là dấu hiệu bệnh động kinh dạng nặng hơn, cha mẹ nên lưu ý những điều sau để xử lý kịp thời.

- Cha mẹ cần bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu trẻ, loại bỏ hết vật cứng xung quanh, dùng đũa hoặc thìa ngáng miệng trẻ nhàm hạn chế trẻ cắn luỗi, rồi chờ cơn co giật qua đi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, dùng ống hút đàm nhớt, thức ăn trong miệng(nếu có) để tránh để tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

Nên nắm được cách sơ cứu trẻ mắc bệnh động kinh

- Cha mẹ không nên bối rối và lo lắng quá mức, vừa không giúp được con mà còn gây thêm nguy hiểm cho trẻ.

- Không nên tập trung quá đông xung quanh trẻ mà nên để môi trường thông thoáng cho trẻ dễ thở.

- Không nên kìm chặt hoặc đè ép trẻ trong cơn co giật, không làm theo những cách dân gian như nặn chanh vào miệng trẻ, chích máu ở đầu ngón tay hay cho trẻ uống thuốc vì dễ gây ngạt thở.

- Không nên cho trẻ di chuyển ngay sau khi tỉnh dậy mà tốt nhất là để trẻ nằm nghỉ ngơi.

Trong trường hợp trẻ bị co giật kéo dài quá 5 phút, nhiều cơn động kinh tái diễn trong thời gian ngắn, hoặc trẻ không tỉnh lại sau cơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

4. Những món ăn dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ một cách hiệu quả mà phụ huynh nên biết

Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền nhiều món ăn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ hiệu quả. Cha mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày cho trẻ.

Một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ hiệu quả mà bạn nên biết cụ thể như sau:

- Món cháo lươn: Lươn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chứa nhiều DHA và lutein có lợi cho não bộ của trẻ. Do đó, đối với trẻ mắc bệnh động kinh, cha mẹ nên bổ sung thêm lươn vào thực đơn hàng ngày. Trong đó phổ biến nhất là dùng lươn nấu cháo cho trẻ ăn sáng hoặc ăn bữa phụ đều rất tốt. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần làm sạch 1-2 con lươn, luộc sơ để gỡ xương, rồi cho vào nồi nấu cùng 100gr gạo và 100gr đậu xanh cho nhừ, thêm gia vị vừa ăn là đã có ngay món cháo thơm ngon bổ dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ hiệu quả. 

- Món canh hoa thiên lý: Món ăn này hết sức đơn giản, dễ nấu. Không chỉ ngon miệng, thanh mát mà đây còn là món ăn hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ rất tốt. Cách nấu như sau: Dùng khoảng 300gr hoathiên lý, nhặt rửa sạch để ráo nước.  150gr tôm bóc vỏ, bỏ đầu, lọc chỉ đen, rửa sạch để riêng.

Canh hoa thiên lý rất tốt cho bệnh nhân động kinh

Dùng kéo cắt nhỏ tôm dạng hột lựu hoặc cho lên thớt băm rối.Ướp tôm với chút gia vị, hạt tiêu 15 phút cho ngấm. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và phi thơm 1 củ hành khô bằm nhỏ, cho tôm vào đảo cho ngấm gia vị. Đổ nước vừa ăn vào rồi đun sôi khoảng 10 phút, cuối cùng cho hoa thiên lý vào nấu chín, thêm hành lá, múc ra chén và cho trẻ ăn cùng với cơm.

- Món canh óc dê và cầu kì tử: có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh động kinh suy huyết, đau đầu, chóng mặt. Nguyên liệu cần có 1 bộ óc dê, cầu kì tử, gia vị vừa đủ. Cách nấu như sau: Cho óc dê và cầu kì tử vào nồi ninh nhừ, nêm gia vị vừa ăn rồi cho trẻ ăn hết trong 1 lần.   Nguyên liệu: óc dê 1 bộ, cầu kì tử 30g, xì dầu, mì chính, mỗi loại vừa đủ.
-  Cách làm: cho nước, gia vị và hai vị trên, dùng lửa nhỏ để hầm đến khi chín, ăn hết trong 1 lần

- Món canh mướp hương cua đồng: Món canh này không chỉ giúp thanh mát cơ thể mà còn hỗ trợ chữa bệnh động kinh hiệu quả. Cách chế biến: Dùng 1 quả mướp hương cùng 100gr rau đay, 50gr thịt cua đồng, gia vị vừa đủ, nấu thành canh ăn vài lần/tuần.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần bổ sung thêm cho con, em mình những khoáng chất và Vitamin giúp hỗ trợ điều trị động kinh như: Vitamin B6, vitamin D, vitamin B12, Magie, vitamin E,…

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo thêm những bài thuốc điều trị bệnh động kinh cho trẻ bằng đông y gia truyền có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, vừa an toàn cho sức khỏe của trẻ mà hiệu quả lâu dài, chữa dứt điểm bệnh động kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha