Mất ngủ là nguyên nhân làm tăng tần suất cơn co giật khiến bệnh động kinh tái phát nặng

Với người bệnh động kinh giấc ngủ đặc biệt quan trọng, nếu mất ngủ sẽ tăng tần suất co giật và khiến bệnh động kinh trở nặng.

Ngày đăng: 05-06-2022

458 lượt xem

Tại sao mất ngủ, khó ngủ làm tăng số cơn co giật và khiến bệnh động kinh trở nặng?

Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến cơn co giật, động kinh theo nhiều cách khác nhau. Hoạt động điện não và các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan mật thiết với chu kỳ ngủ thức. Vì vậy, trên thực tế có nhiều cơn co giật chỉ xảy ra vào một số thời điểm nhất định, chẳng hạn như bắt đầu vào giấc ngủ hay mới thức dậy.

Khi giấc ngủ không được đảm bảo, hoạt động điện não và hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh cũng có thể bị rối loạn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các cơn co giật và động kinh xuất hiện nhiều hơn.

Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đối vơi bệnh nhân động kinh

Dấu hiệu nhận biết tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở người bệnh động kinh

Không khó để nhận biết tình trạng mất ngủ ở bệnh nhân động kinh, khó ngủ và dù gặp ở bất kỳ ai thì đều có những biểu hiện điển hình sau:

- Trằn trọc, khó có thể đi vào giấc ngủ, thường mất trên 15 phút mới bắt đầu ngủ được.

- Thường xuyên bị thức dậy giữa đêm vì cảm thấy căng thẳng hoặc mơ thấy ác mộng và sau đó khó có thể ngủ lại được nữa.

- Luôn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ và tính tình nóng nảy, dễ tức giận, cáu gắt vô cớ.

- Buồn ngủ, ngủ gật, thiếu tỉnh táo vào ban ngày.

- Giảm tập trung, trí nhớ kém và cơ thể thiếu linh hoạt.

Tại sao người bệnh động kinh hay bị mất ngủ, khó ngủ?

Số liệu thống kê cho thấy có trên 50% người bệnh động kinh thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, nguyên nhân là do:

- Cơn co giật xuất hiện vào ban ngày khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ về đêm.

- Một số thuốc chữa động kinh gây mất ngủ như: phenobarbital, phenyltoin, carbamazepine, depakine, có tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, gây khó ngủ, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm và mơ thấy ác mộng.

- Một số người bệnh gặp cơn co giật trong giấc ngủ thường khiến họ bồn chồn, hoảng sợ, mệt mỏi và khó có thể ngủ đủ, sâu giấc. Tình trạng này kéo dài có thể gây tăng cơn co giật.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Yếu tố gây ảnh hưởng tới chứng mất ngủ và khó ngủ ở người bị động kinh

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bị động kinh chẳng hạn như:

Ngủ không đủ giấc: Không có khuyến cáo chính xác mỗi người nên ngủ bao nhiêu giờ một ngày. Có những người chỉ cần ngủ 5 tiếng một đêm là có thể đảm bảo thực hiện tốt công việc của mình vào ngày hôm sau, nhưng có những người cần tới 8-10 giờ hoặc nhiều hơn, và thông thường nên ngủ đủ 7-8 giờ một ngày là phù hợp. Thời gian ngủ không đảm bảo sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và tăng nguy cơ xuất hiện cơn động kinh.

Ngủ không sâu giấc: Bên cạnh thời gian ngủ thì chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Ngủ không sâu giấc cũng là yếu tố tác động tiêu cực tới người bệnh động kinh. Ngủ không sâu giấc có thể do các nguyên nhân như tâm lý căng thẳng, lo lắng, thức dậy thường xuyên…

Xuất hiện cơn co giật vào ban đêm: Co giật vào ban đêm có thể làm người bệnh tỉnh giấc và làm gián đoạn giấc ngủ. Bộ não của người bị động kinh có thể bị thiếu một số chu kỳ giấc ngủ quan trọng. Kết quả là, một số người có nhiều cơn co giật vào ban đêm có thể gặp khó khăn khi hoạt động trong ngày

Khó ngủ: Các vấn đề về giấc ngủ cũng có thể phát sinh từ việc khó ngủ, thức dậy thường xuyên hoặc thức dậy quá sớm. Tác động của bệnh động kinh, tâm trạng và tác dụng phụ của thuốc đều có thể gây ra tình trạng này.

Trầm cảm: Khó ngủ là một dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm và lo âu. Nếu mất ngủ kéo dài hơn 2 tuần kèm theo các triệu chứng liên quan đến trầm cảm, lo âu, bệnh nhân cần đi khám kịp thời

Chế độ ăn không hợp lý: Ăn hoặc uống muộn vào ban đêm, ăn nhiều trước khi đi ngủ, uống cà phê hoặc các chất kích thích vào buổi tối có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ

Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc chống động kinh có thể làm cho mọi người buồn ngủ nhưng cũng có thể gây mất ngủ ở một số người

 Rối loạn giấc ngủ: Nhiều trường hợp người bệnh động kinh mất ngủ do bị rối loạn giấc ngủ chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này có thể dẫn đến mất ngủ kinh niên và mệt mỏi.

Tần suất cơn động kinh có liên hệ trực tiếp với giấc ngủ

Mất ngủ, khó ngủ ảnh hưởng như thế nào tới người bệnh động kinh?

Não bộ là nơi điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ và cũng tại đây, cơn co giật hình thành khi các nơron thần kinh phóng điện quá mức, đột ngột. Bởi vậy, cơn co giật không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà ngược lại tình trạng mất ngủ, khó ngủ liên tục cũng có thể tác động tới người bệnh động kinh theo nhiều chiều hướng khác nhau, cụ thể như sau:

Gây tăng tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật

Mất ngủ, khó ngủ thường xuyên khiến giấc ngủ không được trọn vẹn, có thể gây mất cân bằng trong hoạt động điện não. Đây chính là nguyên nhân gây tăng tần số, mức độ, thời gian cơn co giật nhiều hơn.

Căng thẳng, mệt mỏi quá mức

Mất ngủ, khó ngủ có thể khiến tâm trạng người bệnh động kinh luôn bị căng thẳng, stress quá mức. Họ sẽ khó kiểm soát cảm xúc, hay vui buồn thất thường và dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu, hoang tưởng.

Suy giảm trí nhớ

Mệt mỏi vào ban ngày do thiếu ngủ, mất ngủ về đêm khiến người bệnh động kinh giảm khả năng tập trung, suy luận và ghi nhớ. Họ thường hay chán nản và bỏ cuộc giữa chừng khiến chất lượng, hiệu suất công việc giảm sút.

Ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ bị động kinh, những hậu quả từ vấn đề về giấc ngủ còn nghiêm trọng hơn nhiều. Mất ngủ, khó ngủ kéo dài khiến trẻ khó kiểm soát hành vi, cảm xúc, chúng dễ nổi cáu, quấy khóc cả ngày lẫn đêm, giảm khả năng tập trung chú ý, tư duy nhận thức và tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu…

Những loại động kinh liên quan đến giấc ngủ

Với người bị bệnh động kinh, trong giấc ngủ có thể có sự kích hoạt các điện tích não bộ dẫn đến co giật và động kinh sẽ được tính theo chu kỳ của giấc ngủ. Có 3 loại động kinh liên quan đến giấc ngủ nhiều nhất đó là: chứng động kinh cơn lớn, động kinh múa giật (Myoclonic) và động kinh lành tính rolandic.

Động kinh cơn lớn

Đây là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể, các triệu chứng của động kinh, các cơn co giật đều kết hợp với sự co cứng, người bệnh sẽ bị co giật toàn thân ngay trước hoặc sau khi thức dậy, thậm chí có thể thể xảy ra sau một giấc ngủ trưa.

Động kinh múa giật (myoclonic)

Là một loại của động kinh cơn nhỏ, những cơn co giật thường xuất hiện đột ngột hoặc chân tay bị co rút nhẹ, co giật có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc có thể xảy ra vào thời điểm người bệnh đang rất mệt mỏi. Không ngủ đủ giấc sẽ làm tăng tần suất co giật cũng như mức độ cơn động kinh này. 

Động kinh rolandic

Là một trong những loại phổ biến nhất của bệnh động kinh ở trẻ em. Nó ảnh hưởng đến bé trai và bé gái như nhau, gần 1/5 trẻ em bị bệnh động kinh gặp ở thể bệnh này, bệnh thường xảy ra trong độ tuổi từ 3 đến 10 và 95% sẽ khỏi dần ở tuổi dậy thì.

Cơn động kinh thường xảy ra khi trẻ bắt đầu thức dậy hoặc trong khi ngủ với cảm giác tê tê ở một bên của miệng và có thể liên quan đến cổ họng làm cho tiếng nói của đứa trẻ không rõ ràng và khó hiểu.

Sau đó một bên khuôn mặt sẽ bị co giật và tê cứng, rồi có thể lan rộng đến toàn bộ cơ thể, gây ra một cơn động kinh lớn. Trẻ khi đó sẽ trở thành vô thức, rơi xuống sàn, cơ thể và chân tay co quắp rồi giật.

Giải pháp khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở người bệnh động kinh

Điều trị rối loạn giấc ngủ ở bệnh động kinh bằng thuốc hóa dược

Trước khi tìm đến các loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ, người bệnh động kinh nên trao đổi với bác sĩ về những vấn đề mình đang gặp phải. Bởi vì một số loại thuốc chống co giật có thể gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, và trong trường hợp này bác sĩ sẽ xem xét thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Ngoài ra, một số nhóm thuốc có thể được lựa chọn để kết hợp cùng thuốc kháng động kinh giúp người bệnh kiểm soát chứng rối loạn giấc ngủ cụ thể gồm:

Nhóm thuốc an thần, thuốc á phiện: Giúp người bệnh dễ ngủ, có giấc ngủ sâu, ngon giấc hơn.

Nhóm thuốc kích thích: Được sử dụng giúp làm giảm ảnh hưởng của cơn buồn ngủ vào ban ngày.

Nhóm thuốc chống trầm cảm: Ngăn chăn các triệu chứng như bóng đè, ảo giác, mộng du, chứng ủ rũ…

Tuy nhiên, thuốc tây có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, loạn nhịp tim, co giật, rối loạn tâm thần, trầm cảm, gây nghiện… Do vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ điều trị, không tự ý thay đổi liều hoặc ngưng dùng thuốc.

Thực hiện lối sống khoa học

Giấc ngủ rất cần thiết với mọi người, nhưng nó đặc biệt quan trọng với người bệnh động kinh, do đó để hạn chế tình trạng rối loạn giấc ngủ và giảm tần số, mức độ cơn co giật, bạn nên:

  Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu protein, canxi như tôm, cua, cá, hải sản, giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh tốt hơn.

- Hạn chế uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ, bởi chúng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới giấc ngủ mà còn khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn.

- Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước vào ban đêm bởi chúng có thể khiến bạn khó ngủ hơn.

- Giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử, nhất là thời điểm 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.

- Chuẩn bị một phòng ngủ thật yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng dịu nhẹ.

- Tạo lập thói quen ngủ đúng giờ (trước 11 giờ tối), đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày).

- Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện những công việc bản thân yêu thích và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, nhằm tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm lý.

Yoga rất tốt cho giấc ngủ của người mắc bệnh động kinh

Đông y giúp cải thiện giấc ngủ, giảm cơn co giật, động kinh

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị căn nguyên, các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh động kinh kèm rối loạn giấc ngủ nên kết hợp các thảo dược đông y điều trị bệnh động kinh có tính an thần để tăng hiệu quả điều trị.

Điển hình là bộ đôi thảo dược câu đẳng, an tức hương có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não bộ, giúp cải thiện hiệu quả cơn co giật, động kinh – nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đồng thời, những thảo dược đông y này còn giúp người bệnh giảm căng thẳng, stress, lo âu quá mức, giúp cải thiện tốt giấc ngủ, giảm bớt tình trạng trằn trọc, mộng mị về đêm.

Giấc ngủ là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống và đặc biệt quan trọng với người bệnh động kinh, bởi bất cứ vấn đề nào về giấc ngủ đều có thể ảnh hưởng đến tần số, mức độ cơn co giật. Do vậy nhận biết sớm tình trạng này và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp là cách tốt nhất để thoát khỏi nó và kiểm soát cơn động kinh tốt hơn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha