Nguyên nhân động kinh ở trẻ và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền

Nguyên nhân nào dẫn đến động kinh ở trẻ và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền có hiệu quả không? Đọc bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Ngày đăng: 28-08-2022

420 lượt xem

1. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh động kinh?

Bất kì ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh động kinh, nhưng dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao cụ thể như sau:  

- Độ tuổi: Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người già và trẻ em. Cụ thể, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm khoảng 40%, động kinh xuất hiện dưới 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.

- Những đối tượng có vấn đề về não như bị chấn thương não, tổn thương não và nhiễm trùng não như viêm não, viêm tủy sống…

- Những em bé bị sốt, có triệu chứng co giật đều phải được thăm khám vì khi sốt cao dẫn đến co giật mà không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh cho trẻ khi đến tuổi trưởng thành.

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh

- Người bị đột quỵ và các bệnh về mạch máu

- Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn tuổi.

2. Những nguyên nhân dẫn đến động kinh ở trẻ?

Bệnh động kinh ở trẻ em xuất hiện có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nghiên cứu, hơn một nửa những người mắc bệnh không thể tìm ra nguyên nhân. Một nửa số trẻ còn lại mắc phải căn bệnh này có thể vì do di truyền,chấn thương sọ não, các yếu tố xảy ra trong quá trình thai kì, các bệnh lý về não hay do các căn bệnh truyền nhiễm,...

- Do di truyền:  theo chiều hướng khác nhau, di truyền trội và di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy động kinh sơ sinh có tính chất gia đình lành tính có thay đổi ở nhiễm sắc thể số 20.

- Chấn thương não bộ gây ra: Não bộ là bộ phận quan trọng đối với mỗi người. Khi não bộ xuất hiện chấn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh giật kinh phong.

- Do các yếu tố xảy ra trước khi sinh: Mẹ bị chấn thương khi mang thai, ngộ độc thuốc ở mẹ và thai nhi, hẹp hộp sọ thai nhi. Quá trình đang ở trong bụng mẹ, nếu não của bé gặp phải những chấn thương như thiếu oxy, thiếu chất dinh dưỡng hay tổn thương não bộ do mẹ bị nhiễm trùng,... sẽ rất dễ dẫn tới trẻ mắc bệnh giật kinh phong hoặc bại não.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

- Do các yếu tố xảy ra trong khi sinh: Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng; đẻ non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh dưới <2.500g, trẻ bị ngạt khi sinh. Thai phụ thực hiện can thiệp sản khoa như dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy. Trẻ bị vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 - 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh như bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê.

- Do các yếu tố xảy ra sau khi sinh: Nhiễm trùng thần kinh: viêm não, viêm màng não do vi khuẩn/virus, di chứng tổn thương não thời sinh: chảy máu não-màng não; chấn thương sọ não; suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ em

3. Trẻ bị động kinh có những biểu hiện gì?

Để xác định và biết chính xác trẻ có mắc phải chứng động kinh ngoài khám chuyên khoa, phụ huynh cần đặc biệt quan sát và lưu ý khi trẻ có những biểu hiện sau:

- Nhìn chằm chằm, vô hồn vào khoảng không trong vài giây đến vài phút, xảy ra vài lần trong ngày.

- Đột nhiên té ngã không vì lý do gì cả.

- Có những thời điểm sợ hãi, tức giận hoặc lo lắng đột ngột không rõ nguyên nhân.

- Trẻ phản ánh rằng hay nhìn thấy, nghe, ngửi thấy những thứ không có thật tại thời điểm đó, hoặc có cảm giác lạ trong người.

- Không thể nói chuyện hoặc giao tiếp bình thường trong thời gian ngắn.

- Thường xuyên có cử chỉ, hành vi bất thường hoặc gặp khó khăn trong việc học.

- Buồn ngủ thường xuyên và khó chịu bất thường khi bị đánh thức.

- Lặp đi lặp lại hành động gật đầu, nháy mắt hoặc chép miệng liên tục.

- Cười quá nhiều trong ngày, gần như là liên tục.

- Cử động giống nhau bằng cả hai tay ở trẻ sơ sinh.

- Đau bụng đột ngột đi kèm với việc lú lẫn, buồn ngủ.

4. Các bước xử trí khi trẻ xuất hiện các cơn động kinh

Đối với gia đình có trẻ mắc bệnh động kinh, khi trẻ lên cơn co giật cần xử trí đúng cách để hạn chế tối đa các thương tổn gây ra cho trẻ:

Bước 1: Cần cho người bệnh nằm nghiêng sang bên trái, lau sạch nước bọt, các chất nôn, ói (nếu có)…

Bước 2: Nới rộng cổ áo, thắt lưng để người bệnh dễ thở hơn. Yêu cầu mọi người xung quanh lùi ra xa tạo không gian thoáng khí

Bước 3: Lót dưới đầu người bệnh chăn, màn hay gối để giảm sang chấn khi co giật.

Bước 4:  Xem gần người bệnh có đồ vật có thể gây sang chấn cho bệnh nhân: Bàn ghế, đồ vật sắc nhọn… cần di dời. Bạn có thể dùng tay đè lên các khớp lớn như khớp gối để giảm nguy cơ trật khớp do co giật.

Bước 5: Sau cơn động kinh cần ở bên cạnh người bệnh vì một số bệnh nhân có lú lẫn, hành vi vô ý thức có thể nguy hiểm cho bản thân và người khác.

Lưu ý: Cần theo dõi thời gian của cơn co giật của người bệnh động kinh. Thông thường sau cơn động kinh khoảng 2 - 4 phút sẽ hết co giật. Nếu trường hợp đã hết co giật nhưng người bệnh vẫn chưa tỉnh táo trở lại, có biểu hiện khó thở và xuất hiện một cơn động kinh khác cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Phụ huynh có con mắc bệnh động kinh nên nắm được các bước sơ cứu cơ bản

5. Điều trị động kinh bằng phương pháp y học cổ truyền có hiệu quả không?

Hiện nay, việc sử dụng phương pháp y học cổ truyền trong chữa động kinh, co giật vẫn đang được các chuyên gia đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn tại Việt Nam. Dưới đây sẽ là một số bài thuốc đông y được dùng trong điều trị động kinh mà bạn có thể tham khảo.

Câu đằng

Câu đằng là một vị thuốc Nam được nhiều thầy thuốc tin dùng trong điều trị co giật, động kinh. Câu đằng có vị ngọt, tính mát, quy kinh tâm, can, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, tức phong, định kinh. Câu đằng chữa kinh giật, đau đầu, chóng mặt, trúng phong.

Gần đây, các nghiên cứu hiện đại đã làm sáng tỏ hơn về công dụng của vị thảo dược này, không chỉ có tác dụng trấn kinh an thần, hoạt chất Rhynchophylline chiết xuất từ Câu đằng còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, làm dịu những kích thích quá mức, nhờ đó giảm tần số, mức độ cơn động kinh hiệu quả.

Câu đằng có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh động kinh

Bài thuốc Đông y định giản hoàn

Bài thuốc đông y chữa được bệnh động kinh hiệu quả không thể bỏ qua chính là định giản hoàn. Các loại thảo dược đông y trong bài thuốc này là Thiên ma, Xuyên bối mẫu, Trần bì, Phục thần, Viễn chí, Thần sa, Bạch cương tàm, Đan sâm, Mạch môn, Bán hạ chế, Thạch xương bồ, Trúc lịch, Khương trấp.

Ngoài khả năng điều trị động kinh tuyệt vời, định giản hoàn còn hỗ trợ chữa khỏi các vấn đề về co quắp tay chân, tốt cho người vừa trải qua cơn đột quỵ, điều hoà cơ thể, tăng cường cơ thể đang bị suy nhược bởi nhiều nguyên nhân.

Với bài thuốc này, các nguyên liệu quý cần được phơi hoặc rang khô, xay nhuyễn trộn cùng nước để vo thành viên mới sử dụng được. Mỗi lần uống, bạn được phép bổ sinh khoảng 2 – 3 viên to bằng đầu ngón tay út, mỗi ngày uống 4 lần, 3 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối.

Tư bổ can thận an thần, hóa đàm.

Triệu chứng: Đột ngột lên cơn choáng ngã lăn bất tỉnh nhân sự, sùi bọt mép tay chân co quắp, thở đều; người trưởng thành có thể tìm chỗ trước khi ngất.

Sau khoảng 5 - 10 phút bệnh nhân lại hồi phục mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

Bài thuốc định giản hoàn gia giảm gồm: thiên ma 50g, xuyên bối mẫu 50g, trần bì 50g, phục thần 80g, viễn chí 50g, thần sa 50g, bạch cương tàm 100g, đan sâm 100g, mạch môn 100g, bán hạ chế 100g, thạch xương bồ 100g, trúc lịch 100ml, khương trấp 20ml. Trúc lịch, khương trấp, cam thảo nấu cao. Các vị còn lại (trừ thần sa) sao vàng tán bột, mật và cao cam thảo khương trấp, trúc lịch hoàn viên, thần sa làm áo vừa đủ; Phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (50-70oC).

Ngày uống 30g, chia đều 4 phần ngày 3 lần tối 1 lần.Uống với nước chín.

Châm cứu: Châm tả các huyệt: phong trì, giản sử, phong long, giải khê, trung quản.

Châm bổ các huyệt: tâm du, can du, thần môn, nội quan, túc tam lý.

Phòng bệnh động kinh và hạn chế cơn co giật xuất hiện: Luôn giữ cho tinh thần thanh thản; Ăn đủ chất dinh dưỡng; Kiêng không uống rượu, bia, không ăn những thức ăn cay nóng, không uống nước chè; Tránh xa các vật sắc nhọn, các khu vực gần sông nước ao hồ, bếp lửa đề phòng sang chấn, chết đuối hoặc bỏng; Luôn gần gũi theo dõi các diễn biến khác của người bệnh để tìm nguyên nhân điều trị.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên đây, bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể hơn về chữa bệnh động kinh và có thêm lựa chọn trong hành trình chống lại căn bệnh này.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha