Phụ huynh cần thận trọng khi dùng thuốc động kinh cho trẻ

Hiện nay có khá nhiều các phương pháp được sử dụng để điều trị động kinh cho trẻ.Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần thận trọng khi dùng thuốc động kinh cho trẻ.

Ngày đăng: 20-11-2022

275 lượt xem

1. Nguyên nhân và một số biến chứng do bệnh động kinh gây ra ở trẻ

Cũng giống như những dạng động kinh nguy hiểm khác, bệnh động kinh nhẹ ở trẻ em có hơn một nữa trường hợp là vô căn. Bên cạnh đó là những nguyên nhân thứ phát như:

- Ảnh hưởng di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh động kinh thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao gấp 2 lần so với trẻ khác.

- Tổn thương não trước, trong và sau sinh: Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ do mẹ khó sinh, can ối hoặc chấn thương sản khoa khác.

Tuy bệnh động kinh nhẹ ở trẻ có tính chất lành tính, thường sẽ tự khỏi khi trẻ dậy thì và không ảnh hưởng đến trí tuệ nhưng không phải vì vậy mà nó không nguy hiểm đối với trẻ. Cơn động kinh xuất hiện ở từng thời điểm nhất định có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm đối với trẻ như:

- Trẻ dễ bị té ngã khi đang đứng ở nơi cao hoặc đi xe đạp một mình, đi xe máy cùng bố mẹ do cơn động kinh vắng ý thức khiến trẻ không còn nhận thức được mọi việc xung quanh.

- Trẻ dễ bị đuối nước nếu tự tắm một mình hoặc đi bơi vì những cơn co giật do động kinh thường xuất hiện bất ngờ, ít có dấu hiệu báo trước nên trẻ không thể phản xạ lại với tình huống.

- Việc mất đi cảm giác và ý thức trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày có những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu bài vở và kết quả học tập của trẻ.

2. Trẻ mắc bệnh động kinh nếu không được điều trị sẽ để lại những hậu quả gì?

Bệnh động kinh là căn bệnh khó lường, nếu không kiểm soát được các cơn động kinh mà để chúng tiến triển thành các dạng động kinh khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.  Bên cạnh đó là những hậu quả đáng tiếc khi trẻ khi mắc bệnh động kinh như:

- Cắn phải lưỡi, ngừng thở do tắc đường thở, tổn thương não do thiếu oxy, cơn co giật lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi, hệ miễn dịch của trẻ yếu, dễ nhiễm các bệnh khác.

- Cơn động kinh thường xuất hiện bất ngờ, trẻ bị mất ý thức mà không có ai ở bên cạnh sẽ dẫn đến những tai nạn thương tâm như gãy xương, chấn thương não, đuối nước…

- Trẻ hay cáu gắt, có thái độ bất hợp tác, dễ kích động bản thân, tăng động quá mức, tự làm tổn thương mình.

Trẻ bị bạn bè kì thị, mọi người xa lánh nên thường cô độc, mặc cảm, tự ti, khó hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Bệnh động kinh khiến trẻ dễ gặp tai nạn khi lên cơn động kinh 

3. Cần thận trọng khi dùng thuốc động kinh cho trẻ

Trước khi sử dụng thuốc chống chữa bệnh động kinh cho trẻ cần xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng khi quyết định dùng thuốc vì:

- Hiệu lực của mọi loại thuốc đều có giới hạn

- Điều trị chống động kinh mới là điều trị triệu chứng, chưa thể nào ảnh hưởng quyết định tới tiến triển của căn bệnh

- Dùng thuốc phải đảm bảo đều đặn, thường xuyên, hàng ngày và lâu dài.

- Thuốc nào cũng có một số tác dụng phụ thứ phát, dùng không cẩn thận có thể xảy ra tai biến và biến chứng.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Bác sĩ điều trị sau khi đặt chẩn đoán sẽ chọn lựa loại thuốc chống động kinh phù hợp cho tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Liều lượng thuốc chỉ định phải căn cứ vào thể bệnh, loại cơn lâm sàng, thể trạng bệnh nhân. Ngoài ra còn một số lưu ý khác trong quá trình chỉ định và sử dụng thuốc chống động kinh cho trẻ như:

- Khởi động việc điều trị chỉ bằng một loại thuốc nhất định. Không được kết hợp 2 thứ thuốc cùng loại với nhau. Ví dụ: phenobarbital với primidon, seduxen với mogadon...bởi vì sử dụng phối hợp 2 thuốc ngay từ đầu nếu không có hiệu quả thì khó lòng có thể đánh giá được thuốc nào là thuốc không tác dụng. Khởi đầu bằng liều thấp nhất mà thuốc có tác dụng, tức liều có tác dụng ngăn chặn cơn động kinh xảy ra. Lưu ý không nên dùng liều cao ngay từ đầu vì sẽ gây ra tác dụng phụ có hại.

- Thuốc điều trị bệnh động kinh phải được dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định trong thời gian mà bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng việc uống thuốc. Chỉ cần bỏ một lần không uống vì bất kỳ lý do gì đều có thể làm giảm nồng độ dưới ngưỡng tác dụng điều trị của thuốc, khiến bệnh động kinh có nguy cơ bị tái phát với mức độ nặng hơn, cơn mau hơn.

- Bệnh nhân và gia đình cần theo dõi diễn biến lâm sàng của bệnh và các biểu hiện thứ phát của thuốc để kịp thời thông báo cho bác sĩ điều trị biết nhằm điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp với bệnh trạng của người bệnh.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị cần kiểm tra thường xuyên các chỉ số về công thức máu, các chức năng gan, thận của bệnh nhân.Tùy theo từng trường hợp, nếu không thể đáp ứng được các loại thuốc tây đặc trị bệnh động kinh, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các bài thuốc đông y với hiệu quả lâu dài mà an toàn cho sức khỏe của trẻ.  Bên cạnh đó trẻ cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động nghỉ ngơi, giải trí phù hợp

Cha mẹ nên thận trọng khi dùng thuốc chữa bệnh động kinh cho trẻ

4. Phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ bằng những phương pháp nào?

- Phương pháp đo điện não đồ

Đo điện não đồ (EEG) là một biện pháp để chuẩn đoán sớm bệnh động kinh ở trẻ và chính xác nhất bệnh động kinh. Trong điện não đồ, các điện cực, hoặc các cảm biến gắn trên da đầu của trẻ và chuyển đến một máy ghi lại hoạt động của các tín hiệu điện.

Lúc này trẻ được yêu cầu hít thở nhanh và sâu, hoặc cho trẻ nhìn vào một ánh sáng nhấp nháy để tạo ra thay đổi sóng tín hiệu. Bác sĩ sẽ nhìn vào đó để phân tích có sóng động kinh xuất hiện hay không.

Lưu ý cho bậc cha mẹ muốn cho con em mình thực hiện EEG  thì nên gội đầu trước ngày đo điện não đồ, tuyệt đối không sử dụng kem, dầu hay gel lên tóc khi vào phòng đo EEG.

Một EEG thường chỉ ghi lại khoảng 20-30 phút của sóng não, do vậy, các kết quả của nghiên cứu EEG  thường bình thường, ngay cả ở những người có bệnh động kinh. Vì vậy, kéo dài theo dõi điện não đồ có thể cần thiết, đòi hỏi trẻ nên được ở bệnh viện khoảng vài ngày để cho ra kết quả chính xác nhất.

Đo điện não đồ là biện pháp chính xác để chữa bệnh động kinh

- Chụp cộng hưởng MRI

Đối với những trẻ mắc bệnh động kinh do nguyên nhân thứ phát là tổn thương não bộ thì chụp MRI sẽ giúp chuẩn đoán chính xác nhất cũng như phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ. Chụp MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio. Hình ảnh MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt, khả năng tái tạo 3D, hình ảnh có độ phân giải cao, khảo sát đa mặt cắt, cho hình ảnh sắc nét về bộ phận cần chụp, đồng thời đánh giá được các tính chất của mô cần khảo sát.

Ngoài ra, chụp MRI không có tác dụng phụ như  X quang nên ngày càng được chỉ định rộng rãi không chỉ cho thần kinh mà còn cho nhiều lĩnh vực khác: cơ xương khớp, tim mạch, bụng…Lưu ý khi chụp MRI là trẻ phải giữ nguyên tư thế, không được cử động bất kì bộ phận nào mới cho ra kết quả chính xác nhất.

Một số biện pháp khác để phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ như: Xét nghiệm máu (CBC): Xét nghiệm máu được thực hiện với mục đích loại trừ các nguyên nhân gây nên nên cơn co giật mà không phải động kinh như thiếu canxi, hạ dường huyết…

Phát hiện sớm bệnh động kinh qua nhận biết dấu hiệu điển hình

Khi trẻ mắc bệnh động kinh, chúng thường không biết chuyên gì đang xảy ra với mình. Do đó, để cung cấp thêm bằng chứng nhằm giúp bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh thì cha mẹ nên ghi lại nhật kí hoặc quay hình lúc trẻ lên cơn.

Thông thường, nhiều người sẽ nghĩ bệnh động kinh là co giật co cứng sùi bọt mép, trợn mắt. Tuy nhiên, trên thực tể, có rất nhiều thể động kinh mà trẻ có thể mắc phải, từ mức độ lành tính đến nguy hiểm, cụ thể như:

- Dạng động kinh mất ý thức tạm thời: Trẻ đột nhiên dừng mọi hành động đang làm, không để ý xung quanh trong vòng vài gây đến 1 phút, sau đó trẻ hoạt động lại bình thường. Dấu hiêu này rất dễ bi cho qua nếu không quan sát kĩ

- Trẻ hay có cảm xúc bất thường như cáu giận, bực tức vô cớ, xuất hiện những hành động kỳ lạ: môi mấp máy, mắt chớp liên tục…

- Rung giật cơ ở một phần cơ thể: Các cơ ở tay, chân hay một bộ phận cơ thể khác đột nhiên bị rung giật mạnh.

- Xuất hiện những ảo giác về âm thanh như nghe tiếng ồn ào trong tai, nhìn thấy hình ảnh lạ, nhìn thấy hình ảnh lạ (xuất hiện nhiều ảo giác hình ảnh, nhìn cảnh vật như biến đổi trước mắt), cảm nhận những vị lạ trong miệng (vị đắng, vị kim loại…), ngửi thấy những mùi lạ và khó chịu.

Như vậy, việc phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ không phải là việc làm quá khó khăn, chỉ cần cha mẹ luôn ở bên, quan tâm và theo dõi những triệu chứng lạ ở trẻ có có biện pháp giữ an toàn cho trẻ.

Cha mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu bệnh động kinh sớm ở trẻ

5. Khi trẻ lên cơn co giật động kinh cha mẹ nên làm gì?

Khi thấy trẻ có dấu hiệu của cơn động kinh thì cha mẹ cần bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu trẻ, loại bỏ hết vật cứng xung quanh, dùng đũa hoặc thìa ngáng miệng trẻ nhằm hạn chế trẻ cắn lưỡi, rồi chờ cơn co giật qua đi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, dùng ống hút đàm nhớt, thức ăn trong miệng(nếu có) để tránh để tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

- Mở rộng quần áo để trẻ dễ thở hơn, giữ yên lặng cho trẻ ngủ hoặc an ủi, vỗ về trẻ khi trẻ tỉnh dậy sau cơn động kinh. Động kinh ở trẻ là căn bệnh dễ để lại di chứng hoặc gây tử vong cho trẻ, vậy nên cha mẹ cần biết một số giải pháp để bảo đảm an toàn cho trẻ ở bất kì nơi đâu.

- Khi cho trẻ ra ngoài: Luôn đội mũ bảo hiểm nếu trẻ tham gia giao thông, đạp xe hoặc chơi ở sân bê tông. Luôn cho trẻ mặc áo phao và ở bên trẻ lúc trẻ đi bơi. Không cho trẻ tham gia trò chơi cần độ cao và tốc độ vì dê gây xuất hiện cơn động kinh.

- Khi trẻ đến trường: Mang theo thuốc và nhờ thầy cô, y sĩ ở trường cho trẻ uống và xử lí tình huống nếu trẻ lên cơn động kinh tại lớp học,  đồng thời để thầy cô tuyên truyền bạn bè của trẻ không nên xa lánh khiến trẻ cô độc.

-Khi trẻ ở nhà: Không nên để trẻ chơi ở bếp nấu, hạn chế dùng đồ vật có cạnh nhọn trong nhà. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên tắm cho trẻ, nếu trẻ lớn hơn thì nên ở ngay bên ngoài khi trẻ tắm đề phòng bất trắc.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha