Trẻ dưới 2 tuổi có dễ mắc bệnh động kinh không?

Để có biện pháp phòng tránh bệnh động kinh cho trẻ phụ huynh cần tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được trẻ dưới 2 tuổi có dễ mắc bệnh động kinh không?

Ngày đăng: 23-11-2022

247 lượt xem

1. Vì sao trẻ dưới 2 tuổi dễ mắc bệnh động kinh?

Chúng ta đã biết bộ não được tạo thành từ hàng triệu tế bào thần kinh sử dụng các tín hiệu điện để điều khiển chức năng của cơ thể, các giác quan và suy nghĩ. Nếu các tín hiệu này bị gián đoạn thì chức năng của hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị rối loạn, dẫn đến những dấu hiệu của bệnh động kinh như co giật, ngất xỉu, không kiểm soát được hành vi...

Bệnh động kinh mang tính chất định hình lặp đi lặp lại nhiều lần; xảy ra ngắn và đột ngột, không có triệu chứng báo trước. Đây là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam, khởi phát khi người bệnh còn nhỏ và theo họ đến suốt cuộc đời.

Đối với trẻ em, vì hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên chỉ cần tổn thương hoặc bị tác động sẽ rất dễ xuất hiện triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra đã mắc bệnh động kinh nên người thân cần phải theo dõi, quan tâm trẻ thật kĩ.

Theo nhiều nghiên cứu, hơn một nửa các trường hợp bệnh động kinh ở trẻ em thường không tìm ra nguyên nhân, các trường hợp còn lại được xác nhận là do yếu tố di truyền(cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh) hoặc do não của trẻ bị tổn thương sau một số tác nhân khách quan và bệnh tật.

Một số người thường nhầm lẫn giữa khái niệm co giật và động kinh, cho nên cần lưu ý không phải trẻ em nào bị co giật đều là động kinh. Các biểu hiện khác có thể trông giống động kinh như ngất xỉu do tụt huyết áp và co giật do sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ cơ thể khi một đứa trẻ bị ốm. Nhưng đây không phải là bệnh động kinh ở trẻ em vì chúng không phải sinh ra bởi hoạt động bất thường của não bộ. Tuy nhiên, nếu cơn co giật tái diễn nhiều lần thì nguy cơ tiến triển thành bệnh động kinh là rất lớn.

2. Những triệu chứng báo hiệu bệnh động kinh đã tấn công trẻ

Trước khi cơn động kinh ở trẻ xuất hiện thường có một số dấu hiệu cảnh báo như tê khắp người như kiến bò, ù tai, mắt chớp nhiều. Tuy nhiên, trẻ em chưa ý thức được về bệnh tình của mình nên không thể thông báo cho cha mẹ biết về những biểu hiện đó. Chỉ đến khi triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em xuất hiện rõ ràng thì cha mẹ mới nhận ra. Mỗi triệu chứng đều đặc trưng cho dạng bệnh động kinh mà trẻ mắc phải, cụ thể là:

- Triệu chứng động kinh toàn thân: Trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược, co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.

Sau đó, toàn trẻ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ dưới 2 tuổi

- Triệu chứng động kinh cục bộ: chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, trẻ vẫn có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng chỉ diễn ra ở bộ phần nào đó như tay, miệng...Trẻ em mắc bệnh động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý  thức, ngoài ra, trẻ còn có cảm giác như kim châm, điện giật, ù tai. Có những trường hợp động kinh cục bộ lan tương tự như cơn động kinh toàn thân khi lan ra toàn thân.

- Triệu chứng động kinh vắng ý thức tạm thời: Với dạng động kinh này, trẻ sẽ đột ngột dừng hành động đang làm, không ý thức được mọi chuyện xung quanh, nhìn chằm chằm về một hướng, khoảng 30 giây sau trở lại trạng thái bình thường nên cha mẹ rất khó nhận ra biểu hiện lạ ở con mình.

- Triệu chứng động kinh cơn nhỏ: Là loại động kinh không rõ nguyên nhân, thường là những cơn vắng ý thức, co giật hoặc cứng cơ, với các dấu hiệu như trẻ ngừng mọi hoạt động, co cứng cơ từng phần với những động tác của đầu và chi trên, ít khi mất ý thức hoặc đột nhiên mất lực cơ, đánh rơi vật đang cầm trong tay, ngã khụy xuống trong khi ý thức vẫn tỉnh, mỗi lần xuất hiện các triệu chứng động kinh ở trẻ em dạng cơn nhỏ thường chỉ 30 giây nhưng xảy ra liên tục trong ngày.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

3. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ mắc bệnh động kinh

Đây là một căn bệnh không gây chết người ngay lập tức (dù có tuy nhiên tỉ lệ rất hiếm) nhưng không phải là không nguy hiểm với trẻ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, sự phát triển thể chất, tâm lý của trẻ như:

- Khi trẻ bị động kinh mà không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị sai cách dẫn tới cơn co giật xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, so với các bạn đồng tráng lứa trẻ sẽ chậm nói hơn, tiếp thu kém, hay quên...do đó, việc học hành của trẻ sẽ bị gián đoạn, không theo kịp bạn bè. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ bị yếu nên dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm khác

- Trẻ hay cáu gắt, có thái độ bất hợp tác, bi quan với cuộc sống, dễ kích động bản thân, tăng động quá mức, tự làm tổn thương mình.

- Trẻ bị động kinh thường hay bị bạn bè xa lánh, bị xã hội kì thị, cho rằng trẻ bị điên loạn nên rất khó để trẻ hòa nhập với môi trường sống như những đứa trẻ bình thường.

- Vì cơn động kinh thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu bào trước nên dễ gây ra tai nạn chết người, ví dụ khi trẻ đang đi trên đường, đang tắm hoặc leo trèo mà cơn động kinh xuất hiện, không có người thân ở bên thì nguy cơ tử vong rất cao.

Tuy nhiên trên thực tế, ngoài lúc xuất hiện cơn động kinh, trẻ vẫn sinh hoạt, vui chơi và học tập như bao đứa trẻ khác, trẻ mắc bệnh động kinh không hề gây nguy hiểm cho người xung quanh.

Bệnh động kinh ở trẻ em gây ra nhiều hệ lụy cho trẻ

Tóm lại, trẻ mắc bệnh động kinh rất cần nhận được tình yêu thương, sự quan tâm từ gia đình, sự thông cảm từ những người xung quanh để không cảm thấy bi quan, mặc cảm trong cuộc sống. Do vậy, việc tìm hiểu về bệnh động kinh ở trẻ là hết sức cần thiết, giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường.

5. Các phương pháp giúp phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ

- Đo điện não đồ:

Đo điện não đồ (EEG) là một biện pháp để chuẩn đoán sớm và chính xác nhất bệnh động kinh.Trong điện não đồ, các điện cực, hoặc các cảm biến gắn trên da đầu của trẻ và chuyển đến một máy ghi lại hoạt động của các tín hiệu điện.

Lúc này trẻ được yêu cầu hít thở nhanh và sâu, hoặc cho trẻ nhìn vào một ánh sáng nhấp nháy để tạo ra thay đổi sóng tín hiệu. Bác sĩ sẽ nhìn vào đó để phân tích có sóng động kinh xuất hiện hay không.

Lưu ý cho bậc cha mẹ muốn cho con em mình thực hiện EEG  thì nên gội đầu trước ngày đo điện não đồ, tuyệt đối không sử dụng kem, dầu hay gel lên tóc khi vào phòng đo EEG.

Đo điện não đồ là cách chính xác để phát hiện ra bệnh động kinh

Một EEG thường chỉ ghi lại khoảng 20-30 phút của sóng não, do vậy, các kết quả của nghiên cứu EEG  thường bình thường, ngay cả ở những người có bệnh động kinh. Vì vậy, kéo dài theo dõi điện não đồ có thể cần thiết, đòi hỏi trẻ nên được ở bệnh viện khoảng vài ngày để cho ra kết quả chính xác nhất.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Đối với những trẻ mắc bệnh động kinh do nguyên nhân thứ phát là tổn thương não bộ thì chụp MRI sẽ giúp chuẩn đoán chính xác nhất cũng như phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ. Chụp MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio.

Hình ảnh MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt, khả năng tái tạo 3D, hình ảnh có độ phân giải cao, khảo sát đa mặt cắt, cho hình ảnh sắc nét về bộ phận cần chụp, đồng thời đánh giá được các tính chất của mô cần khảo sát. Lưu ý khi chụp MRI là trẻ phải giữ nguyên tư thế, không được cử động bất kì bộ phận nào mới cho ra kết quả chính xác nhất.

4. Phụ huynh cần làm gì nếu cơn động kinh tấn công con mình

Khi thấy trẻ có dấu hiệu của cơn động kinh thì cha mẹ cần bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu trẻ, loại bỏ hết vật cứng xung quanh, dùng đũa hoặc thìa ngáng miệng trẻ nhằm hạn chế trẻ cắn lưỡi, rồi chờ cơn co giật qua đi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, dùng ống hút đàm nhớt, thức ăn trong miệng(nếu có) để tránh để tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

- Mở rộng quần áo để trẻ dễ thở hơn, giữ yên lặng cho trẻ ngủ hoặc an ủi, vỗ về trẻ khi trẻ tỉnh dậy sau cơn động kinh. Động kinh ở trẻ là căn bệnh dễ để lại di chứng hoặc gây tử vong cho trẻ, vậy nên cha mẹ cần biết một số giải pháp để bảo đảm an toàn cho trẻ ở bất kì nơi đâu.

- Khi cho trẻ ra ngoài: Luôn đội mũ bảo hiểm nếu trẻ tham gia giao thông, đạp xe hoặc chơi ở sân bê tông. Luôn cho trẻ mặc áo phao và ở bên trẻ lúc trẻ đi bơi. Không cho trẻ tham gia trò chơi cần độ cao và tốc độ vì dê gây xuất hiện cơn động kinh.

- Khi trẻ đến trường: Mang theo thuốc và nhờ thầy cô, y sĩ ở trường cho trẻ uống và xử lí tình huống nếu trẻ lên cơn động kinh tại lớp học,  đồng thời để thầy cô tuyên truyền bạn bè của trẻ không nên xa lánh khiến trẻ cô độc.

- Khi trẻ ở nhà: Không nên để trẻ chơi ở bếp nấu, hạn chế dùng đồ vật có cạnh nhọn trong nhà. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên tắm cho trẻ, nếu trẻ lớn hơn thì nên ở ngay bên ngoài khi trẻ tắm đề phòng bất trắc.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha