Hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em gây ra nhiều tác hại xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cảm xúc của trẻ. Vì thế, chúng ta phải dựa vào dấu hiệu của bệnh để tìm ra cách điều trị phù hợp.
Ngày đăng: 24-07-2016
1,797 lượt xem
Có nhiều dạng hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em khác nhau. Và ở mỗi dạng sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Trong đó, có những dấu hiệu ẩn khiến cha mẹ không hề hay biết. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng động kinh ở trẻ em
Có nhiều dấu hiệu khác nhau dẫn đến hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em
Trẻ sơ sinh lên cơn co giật
Trẻ sơ sinh khi lên cơn co giật sẽ kèm theo quấy khóc. Các cơn co giật thường xuất hiện bất ngờ và lặp đi lặp lại nhiều lần. Dù nó không làm bé đau, nhưng sẽ làm bé giật mình vì mức độ giật mạnh của nó. Ba mẹ chú ý thấy bé gục đầu vào ngực người lớn, khóc lớn thì nên nhìn ngay chân tay của cháu. Cơn động kinh ở trẻ sơ sinh có thể chỉ diễn ra vài phút và dừng đột ngột.
Cơn động kinh toàn thể
Đây là trường hợp trẻ bị rối loạn cả về cơ thể, ý thức và tinh thần. Chân tay bé sẽ mất tự chủ, co giật liên hồi, mất trương lực, tăng tiết nước bọt, đánh trống ngực, đái dầm,… kèm theo là cảm giác kiến bò, kim châm, nhìn mờ, ù tai, chóng mặt,… Bé sẽ hoảng sợ, lo lắng, bị ảo giác, rối loạn ảo giác, rối loạn hành vi,…
Cơn động kinh cục bộ
Bé chỉ bị co giật ở một phần, một bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như một tay, một chân và mất ý thức tạm thời.
Tìm ra dấu hiệu gây ra hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em sẽ giúp bé điều trị sớm
Cơn động kinh vắng ý thức
Nghĩa là khi đang hoạt động bình thường thì cơn động kinh vắng ý thức ùa đến, khiến bé quên mất chuyện gì đang xảy ra xung quanh vài giây. Bố mẹ có thể để ý thấy bồng dưng bé nhìn chằm chằm về phái trước với ánh mắt vô hồn, đang nói thì dừng lời, đang đi thì sững lại, đang ăn thì ngừng nhai mà không rõ lý do. Và khi cơn động kinh hết, thì trẻ trở về trạng thái bình thường.
Những dấu hiệu kể trên có thể giúp gia đình nhận biết được thể loại hiện tượng động kinh ở trẻ em. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu căn bệnh này. Tuy nhiên, gia đình cần lưu ý: Khi thấy trẻ lên cơn co giật động kinh, không nên giữ chặt tay chân của bé để tránh những cử động mạnh làm gãy xương của bé. Ngoài ra, mẹ cũng không nên nhét đũa vào miệng bé. Thay vào đó, có thể nhét khăn hay các vật mềm khác để để tránh bé cắn vào lưỡi.
Gửi bình luận của bạn