Thuốc chống động kinh vẫn được coi là những thuốc của hệ thần kinh trung ương nhưng chúng không chỉ đơn thuần là tác động lên hệ thần kinh. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho người dùng...
Ngày đăng: 03-02-2018
1,849 lượt xem
Tác dụng của thuốc chữa bệnh động kinh
Cho đến nay, đã có nhiều loại thuốc chữa bệnh động kinh ra đời nhưng nhìn chung chúng chỉ là những thuốc điều trị triệu chứng mà không phải là thuốc điều trị nguyên nhân. Nghĩa là thuốc chỉ cắt cơn co giật mà không kể tới nguyên nhân co giật là gì. Đó cũng là vì người ta chưa tìm ra được nguyên nhân khả dĩ nào chịu trách nhiệm gây ra bệnh động kinh.
Hiện nay mới chỉ tìm ra được các yếu tố nguy cơ gây bệnh động kinh như di truyền, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh... Tuy nhiên, những thuốc đã được tìm ra cũng rất có ý nghĩa trên lâm sàng vì thuốc giúp bác sĩ đạt được mục tiêu cắt cơn trong điều trị lại giúp bệnh nhân có thể hòa nhập với cuộc sống đời thường.
Có thể kể ra những loại thuốc chống động kinh điển hình vẫn được sử dụng như valproat (depakine), topramat (topamax), carbamazepin (tegretol), dihydan (phenytoin)...Mỗi thuốc có một cơ chế tác dụng riêng nhưng đều gây ức chế thần kinh xung quanh ổ động kinh và không cho chúng lan tỏa xung điện, nhưng lại gây ra những tác dụng phụ nên bác sĩ và bệnh nhân hết sức chú ý.
Các loại thuốc chữa bệnh động kinh xuất hiện ngày càng nhiều
Những tác dụng phụ cần lưu tâm
Tác dụng phụ đầu tiên cần phải lưu tâm đó là ảnh hưởng đến chức năng gan. Những thuốc chống động kinh gây viêm gan nặng nề, nhất là với đối tượng không dung nạp thuốc, người bị dị ứng, người bị đồng nhiễm virut hay nghiện rượu. Tác hại này sẽ xuất hiện sau khoảng 1-3 tháng dùng thuốc
Thứ hai là tình trạng thiếu máu. Thiếu máu do sử dụng thuốc chống động kinh là do thuốc này làm giảm hấp thu axit folic, giảm hấp thu vitamin B12 nên người bệnh sẽ bị giảm cả hồng cầu và bạch cầu. Khi người bệnh bị thiếu máu sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, yếu sức cơ. Vì vậy, khi dùng thuốc chống động kinh có một trong các biểu hiện trên đây thì người bệnh cần được khám lại hệ thông máu và cơ quan tạo máu.
Thứ ba, thuốc gây suy yếu trên hệ xương. Đối với phụ nữ tuổi mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ cao bị loãng xương, người bị thiếu canxi, suy dinh dưỡng... cần cảnh giác với thuốc chống động kinh do thuốc này làm giảm hấp thu vitamin D ở hệ tiêu hóa, là nguy cơ gây ra chứng loãng xương.
Trên hệ thần kinh, thuốc gây rối loạn nhận thức và rối loạn hành vi ở người sử dụng. Việc sử dụng thuốc ở người cao tuổi cần hết sức chú ý, nhất là với dòng phenytoin, carbamazepin. Tác dụng khác cần chú ý là dị ứng, nổi ban ngoài da, run tay, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân...
Việc uống thuốc tây chữa động kinh dễ gây ra các rối loạn hành vi
Với những tác dụng phụ trên, cả bác sĩ và người bệnh hãy sử dụng thuốc đúng và an toàn. Bác sĩ cần ước lượng được những nguy cơ có thể gặp để có phương án sử dụng thuốc chống tác dụng phụ sớm cho người bệnh. Trong tiến trình điều trị, có thể phải bổ sung vitamin D, canxi, axit folic để đề phòng thiếu máu, loãng xương.
Bên cạnh đó, nên kham thảo một số biện pháp điều trị bệnh động kinh từ các thuốc đông y gia truyền vì tính an toàn cho sức khỏe và hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh động kinh.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn