Những di chứng để lại sau cơn co giật động kinh

Các di chứng để lại sau cơn co giật động kinh có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài ngày, xuất hiện tùy thuộc vào loại co giật mà người bệnh đã mắc phải.

Ngày đăng: 24-04-2024

123 lượt xem

Những di chứng để lại thường thấy sau cơn co giật động kinh

1. Trạng thái lú lẫn Lú lẫn thường đi kèm với trạng thái lo âu, thường có khuynh hướng kích động giận giữ, nhưng cũng có trường hợp trong quá trình lú lẫn lại nổi lên cơn kịch phát, cơn lú lẫn thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, có khuynh hướng tái phát cơn sau giống cơn trước.

2. Đau đầu: Đây là di chứng sau cơn co giật động kinh rất phổ biến. Bệnh nhân thường bị đau đầu sau khi trải qua cơn co giật toàn thân và co giật cục bộ phức tạp trong khi các bệnh nhân bị co giật cục bộ đơn giản thường ít bị đau đầu hơn. Cơn đau đầu loại này có thể kéo dài đến 6 tiếng.

3. Rối loạn ý thức: Bệnh nhân thường lâm vào tình trạng rối loại ý thức sau khi bị co giật toàn thân hay còn gọi là động kinh cơn lớn. Động kinh cơn lớn trong thời gian dài là trạng thái động kinh liên tục khiến di chứng rối loạn ý thức ở mức nặng, có thể sẽ không hết hoàn toàn trong một vài ngày sau co giật. Rối loạn ý thức mức độ nhẹ đến trung bình trong thời gian ngắn có thể xảy ra sau co giật cục bộ phức tạp hoặc co giật co cứng.

4. Ngủ lơ mơ: Co giật co cứng thường gây ra tình trạng ngủ lơ mơ sau khi bệnh nhân xuất hiện cơn co giật. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian tỷ lệ thuận với độ dài của cơn co giật.

5. Đau cơ: Chứng đau cơ có thể xuất hiện sau khi người bệnh có các biểu hiện vận động cơ không kiểm soát như động kinh cơn lớn, cơn giật co cứng hoặc trạng thái động kinh liên tục. Triệu chứng này thường không xuất hiện ở bệnh nhân mắc các loại co giật khác.

6. Tình trạng động kinh

Tình trạng này xảy ra nếu đang trong trạng thái động kinh liên tục hoạt động kéo dài hơn năm phút, hoặc có cơn co giật thường xuyên tái phát mà không có ý thức trở. Những người có tình trạng động kinh tăng nguy cơ tổn thương não vĩnh viễn và tử vong.

 

Cơn co giật động kinh thường để lại nhiều di chứng

 

Những sai lầm thường gặp khi gặp người lên cơn co giật, động kinh

La hét, hoảng sợ

Tâm lý chung của mọi người khi gặp ai đó lên cơn co giật, đó là sự bất ngờ và hoảng sợ, thậm chí nhiều người còn la hét lớn. Nhưng chính điều này lại có tác động không tốt đến người bệnh, đầu óc họ có thể trở nên căng thẳng hơn khi tỉnh lại, tâm lý e ngại và xấu hổ, sức khỏe lâu hồi phục, đôi khi còn khiến cơn co giật tái phát ngay sau đó. Bởi vậy, giải pháp cho bạn lúc này, là hãy bình tĩnh để tìm cách xử lý giúp người bệnh mau chóng vượt qua tình trạng này.

Tạo thành đám đông xung quanh người bệnh

“Tò mò” là căn bệnh chung của tất cả mọi người khi thấy có sự việc lạ xảy ra. Điều này vô tình ảnh hưởng không tốt tới người lên cơn động kinh. Trong khi hoạt động não bộ đang bị rối loạn, người bệnh cần có không khí để hít thở, tăng cường tuần hoàn máu và oxy lên não. Cách tốt nhất là hãy đứng quan sát ở một khoảng cách vừa đủ, dành cho họ bầu không khí thoáng đãng và chỉ cần 1 – 2 người hỗ trợ trực tiếp bên cạnh.

Kìm chặt hoặc khống chế cử động của người bệnh

Cố gắng giữ chặt, kiềm chế một người lên cơn co giật toàn thân có thể dẫn đến thương tích như gãy xương, trật khớp và làm cho người đó kích động hoặc hung hăng hơn bình thường, mặc dù lúc lên cơn họ không ý thức được những gì đang xảy ra. Sai lầm này thường xảy ra hơn với trường hợp trẻ em bị động kinh, do cha mẹ chưa hiểu biết đầy đủ về bệnh và lo sợ con hay bị giật mình về sau.

Nếu người bệnh lên cơn động kinh vắng ý thức, chẳng hạn như khi đang đi bộ, bạn có thể để họ tiếp tục thực hiện hoạt động hiện tại, đi bộ vòng vòng ở trong một khu vực an toàn mà không nên giữ họ ở yên một chỗ.

Đặt vật cứng vào miệng vì lo sợ cắn vào lưỡi

Nhiều người bệnh có biểu hiện cứng hàm và cơ mặt trong suốt quá trình lên cơn động kinh, khiến răng họ nghiến chặt răng, sùi bọt mép. Đa phần những người xung quanh lo sợ người bệnh sẽ cắn vào lưỡi, trong lúc bị hoảng hốt và rối sẽ nhét ngón tay hoặc vật cứng ngang miệng của họ.

Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi vì người bệnh có thể bị gãy răng, chấn thương cơ hàm – nướu lợi, đôi khi còn cắn đứt vỡ và nuốt vật lạ vào trong họng. Thậm chí nếu bạn đưa ngón tay vào miệng người bệnh, chính bạn sẽ là người bị tổn thương ngón tay trong khi không giải quyết được vấn đề.

Do vậy, bạn không cần làm gì cả, hãy cứ để yên trong một vài phút. Trong trường hợp quá lo lắng, bạn có thể mua miếng nệm cao su ở các nhà thuốc để đặt vào miệng người bệnh khi cơn động kinh xảy ra.

Di chuyển người bệnh

Di chuyển người đang co giật có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, bạn chỉ nên đưa họ đến nơi khác an toàn hơn trong trường hợp người bệnh đang ở khu vực nguy hiểm như đang bơi, di chuyển trên đường, trên cầu thang, gần các vật sắc nhọn…

Một số sai lầm trong sơ cứu bệnh nhân động kinh có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm

Một số biện pháp phòng ngừa cơn co giật, động kinh tái phát

Chú ý trong việc chăm sóc bệnh nhân động kinh là cần thiết nhưng quan trọng hơn cả là kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh. Để làm được điều này, người bệnh động kinh cần uống thuốc thường xuyên, liên tục theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ liều hoặc ngưng sử dụng. Ngoài ra trong chế độ ăn uống, sinh hoạt người bệnh động kinh cũng cần lưu ý:

- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.

- Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, calci chẳng hạn như: thịt nạc, tôm, cua, cá, trứng,…

- Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.

- Tập các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,… nhằm nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Một số món ăn từ bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị co giật động kinh hiệu quả

Món cháo trúc lịch, thiên ma

Trúc lịch có vị ngọt, hàn, giúp thông kinh lạc, chữa trúng phong đàm nghịch, hóa nhiệt đờm, trị giật kinh phong. Thiên ma là một loài thực vật đặc biệt, không có chất diệp lục, toàn thân màu vàng đỏ. Theo y học cổ truyền, thiên ma có vị ngọt, tính bình, có tác dụn định kinh, trấn kinh, an thần, chỉ thống, trị các chứng co giật ở trẻ em, trị giật kinh phong. 

Dùng 30g trúc lịch, 10g thiên ma, 100g gạo nếp, đường trắng vừa đủ. Cách nấu: Thái lát mỏng thiên ma rồi nấu chung cùng gạo nếp thành cháo, sau đó cho trúc lịch và đường trắng nấu đến khi nhuyễn. Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng một liều này.

Món cháo lươn

Lươn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chứa nhiều DHA và lutein có lợi cho não bộ. Do đó, đối với người bị giật kinh phong nên bổ sung thêm lươn vào thực đơn hàng ngày.

Trong đó phổ biến nhất là dùng lươn nấu cháo cho người bệnh ăm sáng hoặc ăn bữa phụ đều rất tốt. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần làm sạch 1-2 con lươn, luộc sơ để gỡ xương, rồi cho vào nồi nấu cùng 100gr gạo và 100gr đậu xanh thêm gia vị vừa ăn là đã có ngay món cháo thơm ngon bổ dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh giật kinh phong hiệu quả.

Cháo lươn tốt cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh

Canh thầu dầu, trứng gà

Theo y học cổ truyền, rễ cây thầu dầu tía là phương thuốc đễ chữa phong thấp, uốn ván, trị giật kinh phong, tâm thần phân liệt…Trứng gà là loại thực phẩm giàu protein rất tốt cho người mắc kinh phong.

Dùng 50g rễ cây thầu dầu tía, 2 quả trứng gà, 10ml dấm ăn. Đầu tiên, lấy rễ thầu dầu sắc lấy 150ml nước, bỏ bã, sau đó cho trứng gà và dấm ăn vào đun sôi. Mỗi ngày ăn 1 lần, dùng liên tục trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả điều trị bệnh động kinh

Canh óc dê và câu kỷ tử

Có tác dụng rất tốt trong việc điều trị giật kinh phong, đau đầu, chóng mặt. Dùng 1 bộ óc dê và 20g cầu kì tử vào ninh nhừ, nêm gia vị vừa ăn rồi dùng hết trong 1 lần. Mỗi tuần có thể ăn 2-3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.

Như vậy, ngoài việc điều trị bệnh theo liệu trình thì người bệnh cũng như gia đình họ nên tham khảo thêm những món ăn trị giật kinh phong từ các vị thuốc đông y khá dễ làm, nguyên liệu phổ biến, an toàn, tiết kiệm, đem lại hiệu quả lâu dài.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha