Vì sao bệnh động kinh ngày càng gia tăng ở người lớn tuổi?

Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gia tăng bệnh động kinh ở người lớn tuổi

Ngày đăng: 24-05-2024

80 lượt xem

Động kinh có nguy hiểm không?

Động kinh là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Dưới đây là những nguy hiểm mà bệnh động kinh gây ra cho người bệnh:

- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Đây là bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể, là cơ quan chỉ đạo mọi hoạt động diễn ra của cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc bệnh động kinh, những xung điện từ não bộ và tủy sống sẽ nhanh chóng bị gián đoạn, khiến cho người bệnh gặp phải những cơn co giật. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị rối loạn nhịp tim, mất ý thức, ngừng thở,...

- Ảnh hưởng hệ hô hấp: Những cơn động kinh diễn ra sẽ khiến cho người bệnh bị co giật, khó thở khiến cho nồng độ oxy trong máu thấp bất thường và dẫn đến người bệnh có thể sẽ bị chết đột ngột trong cơn động kinh. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ bị khó thở thường xuyên gây ra các triệu chứng như khó ngủ, thở gấp, mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược.

Bệnh động kinh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể

- Ảnh hưởng hệ tim mạch: Tần suất xảy ra các cơn động kinh thường xuyên sẽ khiến cho tim bị loạn nhịp, đập nhanh hơn hoặc chậm hơn. Đồng thời người bệnh cũng sẽ có dấu hiệu bị khó thở, tức ngực. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh rất dễ tử vong bất cứ lúc nào do nhịp tim bị gián đoạn.

- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Động kinh khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, cản trở khả năng sinh sản ở cả nữ giới và nam giới. Khả năng những người mắc bệnh động kinh bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thường cao hơn 2 - 3 lần so với người bình thường. Còn đối với nam giới, khi sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh sẽ làm giảm đi ham muốn tình dục, gây ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng.

- Ảnh hưởng đến hệ thống cơ bắp: bệnh động kinh sẽ khiến cho cơ bắp trở nên cứng hoặc mềm nhão hơn bình thường. Điều này khiến cho bệnh nhân rất khó có thể thực hiện được các hành động đúng với mong muốn của bản thân, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt bình thường của người bệnh.

- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: khi mắc bệnh động kinh, người bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng,...

- Ảnh hưởng đến hệ thống xương: nếu bệnh động kinh để lâu và không được điều trị sẽ khiến cho hệ thống xương khớp của người bệnh dần trở nên suy yếu, đặc biệt là xuất hiện xảy ra tình trạng loãng xương. Không chỉ vậy, trong cơn co giật, người bệnh có thể sẽ bị té ngã làm tăng nguy cơ bị gãy xương.

Cơ chế nào dẫn đến bệnh động kinh?

Khác với hầu hết các bệnh lý thần kinh khác, bệnh động kinh không có tổn thương bệnh lý rõ ràng, nhiều kích thích điện và hóa chất có thể làm xuất hIện cơn động kinh ở những người mà não bộ hoàn toàn bình thường. Dấu hiệu của bệnh động kinh là các cơn động kinh xuất hiện đồng bộ, tái phát có thể do tổn thương ở một vùng vỏ não hoặc lan tỏa toàn bộ não.

Bình thường, điện tích trong và ngoài màng tế bào luôn cân bằng, không có sự phóng điện. Phóng điện được sinh ra khi màng tế bào bị biến đổi cho phép các chất điện giải đi qua gây ra sự mất cân bằng giữa trong và ngoài tế bào, làm nảy sinh sự khác nhau về điện tích. Trên màng tế bào có các đích của thụ thể tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh.

Các thụ thể này có vai trò ức chế hoặc lan tỏa dòng điện để kiềm hãm hoặc tạo ra sự di chuyển các điện giải đi qua tế bào. Các thụ thể này bị hoạt hóa khi có sự tổn thương não như khi não thiếu oxy, tổn thương não mạn tính,...Các tổn thương này có thể duy trì các cơn động kinh và các cơn động kinh lại kích thích giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh dẫn đến một vòng xoắn bệnh lý.

Các nguyên nhân dẫn đến động kinh thường gặp mà bạn nên biết

- Động kinh do chấn thương sọ não: Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, những tiêu chuẩn để xác nhận cơn động kinh do chấn thương sọ não là: cơn động kinh đầu tiên xảy ra không quá 10 năm sau chấn thương. Trước khi chấn thương sọ não, bệnh nhân không bị động kinh. Sau khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân có mất ý thức hoặc có triệu chứng tổn thương thần kinh khu trú.

- Động kinh do u não: Khoảng 50% bệnh nhân bị u não có cơn động kinh. Trong đó, đa số là các cơn động kinh cục bộ, u màng não ở thùy thái dương, thùy trán gây động kinh nhiều hơn các vị trí khác. Ngoài cơn động kinh còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng thần kinh khu trú tùy theo vị trí của khối u.

- Động kinh do di chứng viêm não và màng não: Đa số gặp ở trẻ em, tiền sử của bệnh nhân có viêm não, viêm màng não. Ngoài cơn động kinh, bệnh nhân còn có các di chứng khác như thiểu năng tâm thần, triệu chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não, hội chứng bệnh lý bó tháp, ngoại tháp.

- Động kinh do bệnh lý mạch máu não: Hay gặp nhất là do u mạch, thông động- tĩnh mạch trong não, chảy máu não và chảy máu màng nhện gặp khoảng 14-15. Trong huyết khối và trong tắc mạch gặp khoảng 7-8%.

- Động kinh do có nang sán lợn ở não: thường kèm theo có nang sán ở cơ, đáy mặt, trong não. Chẩn đoán dựa vào chụp CT, cộng hưởng từ MRI sọ não.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Vì sao bệnh động kinh ngày càng gia tăng ở người lớn tuổi?

Các chuyên gia dự báo, tỷ lệ người lớn tuổi trên thế giới mắc bệnh động kinh sẽ ngày càng gia tăng lên, vì dân số ngày càng già đi. Đây là một bệnh lý của não bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có bệnh cảnh rất phức tạp và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở người lớn tuổi. Theo số liệu thống kê cho thấy, bệnh mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh động kinh (chiếm đến 44% trong tổng số các trương hợp), kế đến là u não, chấn thương đầu, có khoảng 10% các cơn động kinh ở người lớn tuổi là do nghiện rượu và thuốc lá.

Bệnh động kinh ngày càng có xu hướng gia tăng ở người lớn tuổi

Người lớn tuổi bị động kinh thường có những bệnh lý khác kèm theo như bệnh thoái hóa về thần kinh, giảm sút trí nhớ, các bệnh mạch máu não, ung thư... Do đó, tỷ lệ tử vong vì bệnh động kinh ở người lớn tuổi là khá cao.

Cho đến nay, việc duy trì uống thuốc chống động kinh vẫn là phương thức điều trị chính. Tuy nhiên, các thuốc chống động kinh cũng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và có thể gây ra một số biến chứng ở người lớn tuổi. Vì bệnh nhân lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh nên uống nhiều loại thuốc khác nhau, do đó dễ có tình trạng tương tác giữa các thuốc. Việc dùng thuốc nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với người lớn tuổi, các cơn động kinh thường gây ra chấn thương cơ thể, làm mất sự tự tin và làm giảm sự độc lập của bệnh nhân. Do đó, họ phải được nhập viện hay săn sóc ở những trung tâm đặc biệt. Cũng như các bệnh khác, bệnh động kinh ở người già nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, khả năng khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha