Phân loại các cơn động kinh và phương pháp giúp điều trị bệnh động kinh hiệu quả

Việc phân loại được các cơn động kinh đóng một vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh hiệu quả.

Ngày đăng: 12-03-2024

162 lượt xem

1. Nguyên nhân dẫn đến động kinh và đối tượng nào nằm trong nhóm có yếu tố nguy cơ mắc bệnh?

Các tổn thương thực thể hoặc các rối loạn chuyển hóa não như: U não, chấn thương sọ não, bệnh lý tai biến mạch máu não, nhiềm khuẩn nội sọ, viêm màng não, áp xe não hay nguyên nhân di truyền đều có thể gây nên bệnh động kinh. Động kinh tùy theo lứa tuổi, cụ thể như:

- Trẻ sơ sinh: Chảy máu trong sọ, chấn thương sản khoa, ngạt lúc sinh, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và rối loạn chuyển hoá khác.

- Trẻ em: Động kinh nguyên phát, nhiễm khuẩn nội sọ (viêm não, viêm màng não, tổn thương cấu trúc trong sọ, chấn thương, bại não, bệnh chuyển hoá, bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống, ngộ độc (thuốc, chì), bệnh di truyền.

- Người lớn: Động kinh nguyên phát, bệnh mạch máu não, chấn thương sọ não, bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống, nhiễm khuẩn nội sọ.

- Người già trên 60 tuổi: Xơ cứng mạch máu não, teo não, u não, ung thư di căn não, thiếu máu não cấp tính.

Bệnh động kinh do nhiều nguyên nhân gây ra

Phân loại các cơn động kinh thường gặp

Đặc điểm lâm sàng của cơn động kinh phụ thuộc vào vị trí phóng điện ở não và mức độ lan rộng của nó. Dựa vào đặc điểm lâm sàng, động kinh được chia làm hai nhóm chính là cơn động kinh toàn thể và cơn động kinh cục bộ.

Cơn động kinh toàn thể

Trước cơn động kinh, trong một số trường hợp có triệu chứng báo trước. Ví dụ, trước khi lên cơn động kinh người bệnh thấy giật giật nhẹ ở ngón tay một bên, nóng ran nửa người, mắt nảy đom đóm, ù tai, cảm thấy mùi gì khó chịu hoặc bệnh nhân cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Đa số cơn động kinh xuất hiện đột ngột với các biểu hiện:

- Bệnh nhân đột ngột mất ý thức rồi ngã vật xuống. Chân tay duỗi cứng, hai bàn tay nắm chặt, cơ hô hấp co cứng, cơ thanh quản khép, người bệnh ngừng thở ngắn nên da niêm mạc tím ngắt do thiếu oxy. Giai đoạn này gọi là giai đoạn co cứng, kéo dài 20-30 giây.

- Tiếp đến, bệnh nhân co giật các cơ toàn thân, tay chân co giật nhịp nhàng, lúc đầu nhịp chậm về sau nhanh dần, cuối cơn thưa dần sau đó ngừng hẳng. Các cơ ở mặt cũng co giật, mắt trợn ngược, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, sùi bọt mép. Giai đoạn này kéo dài 30-60 giây.

- Sau khi ngừng co giật, các cơ mềm, bệnh nhân vẫn mất ý thức, thở sâu, đồng tử hai bên giãn nhẹ. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 phút. Sau đó bệnh nhân tỉnh lại, gọi hỏi có đáp ứng nhưng có thể lú lẫn trong một vài phút. Bệnh nhân đau đầu, mệt mỏi, có phản xạ gân xương tăng ở tứ chi. Bệnh nhân sau khi hồi phục ý thức trở lại chuyển sang ngủ sâu.

- Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cơn, bệnh nhân phục hồi ý thức trở lại khoảng 2-3 phút, ít khi kéo dài quá 5 phút. Sau cơn, bệnh nhân không nhớ cơn như thế nào. Nếu ý thức bệnh nhân chưa hồi phục lại mà đã xuất hiện cơn co giật tiếp theo thì gọi là trạng thái động kinh (status epilepticus).

Cơn động kinh vắng ý thức

Cơn động kinh vắng ý thức chủ yếu xảy ra ở trẻ em, thể hiện bằng sự gián đoạn ý thức và hành động với môi trường xung quanh trong khoảng thời gian ngắn (thông thường 3-5 giây).

Ví dụ như khi bệnh nhân đang ăn thì ngưng nhai, rơi bát đũa, đang nói chuyện thì ngừng lại,... vẻ mặt ngơ ngác rồi có ý thức trở lại và tiếp tục công việc. Người bên cạnh thường tưởng là bệnh nhân ngủ gật hoặc không chú ý vào công việc.

Cơn động kinh cục bộ

Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, ít khi tiến triển thành các cơn cục bộ loại khác. Vị trí co giật thường xảy ra ở một chi hay ở mặt, sự co cứng hoặc co giật xuất hiện ở một phần cơ thể.

Hoặc bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn hành vi như nhói lảm nhảm, mặt nhăn nhó, nhai tóp tép, cởi quần áo, đi lang thang. Những cơn động kinh cục bộ phức tạp có nguồn gốc thùy trán hay thùy thái dương của não, có thể tiến triển thành cơn động kinh toàn thể hóa thứ phát.

Cơn động kinh cục bộ thưởng xảy ra ở một số bộ phận

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh mà bạn nên biết

Sử dụng thuốc tây y

Thuốc kháng động kinh (AED) là giải pháp bắt buộc trong mọi phác đồ điều trị bệnh. Nhìn chung khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn co giật nhờ kiên trì dùng thuốc. Số còn lại có thể giảm được tần số, mức độ cơn khi kết hợp nhiều loại thuốc hoặc rơi vào tình trạng động kinh kháng thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm depakine, carbamazepine, phenobarbital, keppra, trileptal, zarontin, topamax,…

Người bệnh khi sử dụng thuốc kháng động kinh có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… Chúng thường xuất hiện trong thời gian đầu dùng thuốc và sẽ giảm dần về sau. Trong trường hợp gặp biểu hiện ngứa, phát ban, nổi mề đay,… người bệnh nên trao đổi ngay với bác sĩ bởi đây có thể là triệu chứng của tình trạng dị ứng thuốc cần xử lý sớm.

Sử dụng các bài thuốc Đông y

Đông y là sự kết tinh của lý luận y học phương Đông và kinh nghiệm chữa bệnh bằng các phương thuốc của tất cả dân tộc trên đất nước. Dựa vào những cây thuốc quý, dược liệu có từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết và tìm ra phương thức chữa bệnh từ các loại cây này. Các bài thuốc chữa bệnh Động kinh bằng Đông y sẽ có những ưu điểm như:

An toàn và hiệu quả: Hầu hết các phương thức chữa bệnh động kinh của y học cổ truyền đều khá an toàn và mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là các bệnh mãn tính. Ngoài ra, y học cổ truyền còn giúp cơ thể người bệnh được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, làm đẹp da và cảm thấy thư giãn, khỏe mạnh hơn.

Ít tác dụng phụ: Thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền thường có nguồn gốc từ lá cây, rễ cây, hoa quả,... nên vừa mang lại hiệu quả cao vừa ít gây ra tác dụng phụ đối với người sử dụng.

Đông y có tác dụng hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh động kinh

Điều trị động kinh bằng phương pháp phẫu thuật

Việc phẫu thuật chữa bệnh động kinh đòi hỏi các yếu của vô cùng cao về cả mặt chuyên môn của bác sĩ lẫn tình trạng của người bệnh.

Phẫu thuật cắt bỏ vùng não bị tổn thương có thể giúp ngăn ngừa cơn co giật tái phát ở một số dạng động kinh. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng tại Việt Nam, do nguy cơ gây tai biến và các di chứng khác cho người bệnh khá cao nên phương pháp này thường không phổ biến.

Chế độ sinh hoạt và phương pháp phòng ngừa bệnh động kinh

Chế độ sinh hoạt:

Phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp, không học tập và làm việc quá mức căng thẳng

- Hạn chế bơi lội trừ khi có người đi cùn

- Không sử dụng rượu, bia hoặc chất kích.

- Không được thức quá khuya.

- Chú ý hạn chế làm các công việc cần leo trèo hoặc vận hành máy móc.

Phương pháp giúp phòng ngừa bệnh động kinh hiệu quả:

Phụ nữ khi mang thai cần theo dõi và khám thai định kì, phòng ngừa chấn thương hay tổn thương não của trẻ khi sinh và khi trẻ lớn.

- Tiêm vaccine để phòng tránh các bệnh tổn thương não như viêm não Nhật Bản B,…

- Người bệnh phải tuân thủ điều trị, không được tự ý ngừng hoặc bỏ thuốc đột ngột để tránh tái phát bệnh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha