Những nguyên nhân ban đầu dẫn đến bệnh động kinh có thể ngăn ngừa

Hiện nay, bệnh động kinh ảnh hưởng đến khoảng hơn 50 triệu người trên thế giới và gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân. Do đó, việc dự phòng bệnh là rất quan trọng.

Ngày đăng: 22-05-2024

119 lượt xem

1. Các yếu tố nguy cơ chu sinh gây bệnh động kinh

Các yếu tố nguy cơ chu sinh liên quan đến động kinh bao gồm tuổi thai lúc sinh, cân nặng khi sinh, tình trạng của mẹ như tiền sản giật, phương pháp sinh, bệnh não do thiếu oxy máu, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng chu sinh và các biến cố và tình trạng bất lợi khác.

Các yếu tố nguy cơ trước khi sinh phát triển thành bệnh động kinh bao gồm thai nhi tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng (như cytomegalo virus và bệnh toxoplasmosis), độc tố (mẹ hút thuốc) và các biến cố mạch máu, gen di truyền, tổn thương não...

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, thường gặp hơn ở trẻ non tháng và trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường, là một yếu tố nguy cơ khác dẫn đến phát triển bệnh động kinh. 

Tiền sản giật có liên quan đến sự phát triển bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm. Quá trình chuyển dạ và sinh kéo dài cũng có vẻ liên quan đến sự phát triển bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.

Có nhiều yếu tố gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

2. Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương

Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương bao gồm các loại sau: Viêm màng não do vi khuẩn, viêm não do virus, sốt rét não và bệnh nang sán thần kinh...Mối liên quan giữa bệnh động kinh và một số bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ươngđã được khoa học nghiên cứu, chứng minh. Một số bệnh nhiễm trùng này có thể phòng ngừa được, đặc biệt là bằng cách điều trị nhanh chóng, có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh động kinh.

3. Chấn thương sọ não (TBI)

Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây động kinh ở người trong khoảng từ 15-25 tuổi. Theo thống kê thì người bệnh bị động kinh sau chấn thương sọ não có thể chiếm tỷ lệ 5% các ca chấn thương sọ não.

Khi não bị tổn thương sẽ khiến cho các tế bào thần kinh bị phá hủy, đồng thời, những tổn thương kết hợp với quá trình stress oxy hóa tế bào sẽ tạo nên phản ứng viêm mạnh mẽ và để lại những vết sẹo không thể phục hồi, khiến cho người bệnh dù đã điều trị chấn thương sọ não nhưng vẫn khởi phát các cơn co giật, động kinh.

4. Đột quỵ

Đột quỵ – bao gồm các dạng thiếu máu cục bộ và xuất huyết – là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể phòng ngừa được của bệnh động kinh, với tỷ lệ ước tính trung bình là 11,9% ở nước phát triển và 2,7% ở nước kém phát triển.

Động kinh sau đột quỵ có liên quan đến việc tăng đáng kể đến tỷ lệ tử vong sớm. Đột quỵ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh động kinh ở người lớn tuổi (19-24%).

Động kinh sau đột quỵ cũng không hiếm gặp ở trẻ em. Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây co giật ở trẻ sơ sinh đủ tháng và có liên quan đến các kết quả bất lợi lâu dài về phát triển thần kinh. Trong một số nghiên cứu gần đây về trẻ em và thanh thiếu niên bị đột quỵ có tỷ lệ động kinh sau đột quỵ dao động từ 19-27% trong vòng 2-4 năm.

Ngoài ra còn có mối liên hệ hai chiều giữa bệnh động kinh và đột quỵ được chứng minh bằng các nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ cao hơn ở những người mắc bệnh động kinh.

Nguy cơ đột quỵ cao hơn ở những người mắc bệnh động kinh

5. Một số bệnh lý về tâm thần gây bệnh động kinh

Thông thường, các rối loạn tâm thần như lo lắng, trầm cảm, tăng động, tự kỷvà tăng động giảm chú ý được xem là các biến chứng động kinh (cơn co giật).

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, không chỉ những bệnh nhân có nguy cơ mắc phải bệnh lý về tâm thần mà những bệnh nhân mắc các bệnh lý về cảm xúc, tự kỷ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh. Điều này cũng phần nào chứng minh được rằng bệnh động kinh và các bệnh lý tâm thần khác đều là kết quả của sự bất thường ở cấu trúc não bộ.

Ngoài ra, người bệnh có tiền sử trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ động kinh từ 4 - 7 lần, trong khi đó sự hiện diện của chứng động kinh sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển trầm cảm từ 5 - 25 lần. Điều này thể hiện mối liên hệ hai chiều của các rối loạn tâm thần và động kinh. Ngoài ra, các bệnh lý tâm thần khác như bệnh tăng động giảm chú ý cũng làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh động kinh gấp 3,7 lần.

Các rối loạn tâm thần dễ gây ra bệnh động kinh

Điều trị bệnh động kinh bằng đông y có hiệu quả hay không?

Chữa bệnh động kinh bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… Tuy nhiên nhược điểm là thời gian điều trị thường dài.

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra bệnh Động kinh chủ yếu là do sự rối loạn chức năng của các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận gây nên sự rối loạn tạm thời của âm dương, sinh khí nghịch, đàm ủng tắc, hỏa viêm phong động, bế lấp thanh khiếu. Thuốc Đông y có thể làm cơ thể người bệnh ấm lên và cân bằng nhiệt độ trong cơ thể và làm cho việc giải tỏa những độc tố trong cơ thể được thoát ra ngoài một cách nhanh chóng từ đấy cơ thể sẽ được lưu thông dòng tuần hoàn máu.

Tuy nhiên, người bệnh Động kinh cũng cần chú ý ăn những thức ăn thanh đạm, kiêng ăn các chất cay nóng như tiêu, ớt, chất mỡ béo, không nên ăn nhiều thịt, chú ý chế độ rau tươi trái cây, lượng vừa phải, không để no đói thất thường. Kiêng các thứ uống có chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà đậm, các loại nước ngọt,… Đồng thời có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha