Trẻ em mắc bệnh động kinh có thể gặp khó khăn trong quá trình học tập. Do đó, phụ huynh nên tìm hiểu những phương pháp để hỗ trợ trẻ mắc bệnh động kinh khi đi học.
Ngày đăng: 20-06-2025
13 lượt xem
Tổng quan về bệnh động kinh ở trẻ em?
Để có thể chăm sóc và điều trị tốt nhất cho trẻ bị động kinh, trước tiên chúng ta cần biết được nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ em. Dựa trên cơ sở này, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp để kiểm soát cơn động kinh ở trẻ nhỏ, nhất là các em bé từ 1 - 3 tuổi.
Cụ thể, nguyên nhân chính gây động kinh ở trẻ nhỏ đó là một số bệnh liên quan tới hệ thần kinh, cụ thể như: viêm màng não, nhiễm trùng não hoặc do sự xuất hiện của các khối u ở não,… Nếu bé đang mắc những bệnh kể trên, cha mẹ cần theo dõi và tích cực điều trị để hạn chế nguy cơ hình thành bệnh động kinh. Bên cạnh đó, những chấn thương xảy ra ở vùng đầu, tác động tới não bộ cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh động kinh ở trẻ nhỏ. Tốt nhất, khi trẻ gặp chấn thương, cha mẹ nên chú ý chăm sóc và kiểm tra tình trạng vết thương.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khiến trẻ bị động kinh có thể là do một số căn bệnh bẩm sinh như tình trạng xơ cứng củ, hội chứng Down…Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai, nếu người phụ nữ vô tình sử dụng chất kích thích thì khả năng em bé chào đời bị động kinh tương đối cao. Để ngăn ngừa tình trạng này, phụ nữ cần chú ý chăm sóc sức khỏe khi đang có thai, không sử dụng các chất kích thích hoặc đồ có cồn, đây là những sản phẩm gây hại tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em
Những khó khăn trong quá trình học tập ở trẻ mắc bệnh động kinh?
Một số vấn đề liên quan đến vấn đề học tập mà trẻ bị động kinh có thể gặp phải là:
- Vấn đề ngôn ngữ: khó phát âm, nói và giao tiếp với người khác;
- Vấn đề về khả năng tập trung và chú ý của trẻ: trẻ có thể không chú ý, hiếu động, hoặc cả hai. Trẻ chỉ có thể tập trung trong một thời gian ngắn.
- Ngoài khả năng việc học tập của trẻ sẽ bị gián đoạn, còn nhiều nguyên nhân khác liên quan đến động kinh làm ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, chất lượng giấc ngủ và thuốc mà trẻ uống khi bị bệnh. Bệnh có thể làm việc học của trẻ gián đoạn vài lần một ngày, từ ngày này sang ngày khác, hoặc thậm chí gián đoạn sau vài tiếng đồng hồ.
- Não hoạt động bất thường làm trẻ co giật vào ban đêm hoặc ngủ kém ngon làm trẻ cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi đi học vào ngày hôm sau. Kết quả là trẻ ít tiếp thu bài và không có hứng thú đi học.
- Các cơn co giật “vô hình’ thường xuyên xảy ra trong não suốt thời gian trẻ học ở trường có thể dẫn đến việc trẻ chậm xử lý, tổng hợp và nhớ lại các kiến thức vừa học.
- Trẻ em mắc bệnh động kinh, đôi khi chỉ bị động kinh một lần trong ngày cũng đủ làm bộ nhớ của trẻ bị gián đoạn, khiến trẻ quên đi những gì chúng đã học. Trong một số trường hợp cụ thể, trẻ không thể nhớ được trước và sau khi bị động kinh đã xảy ra những việc gì.
Một số thuốc chống động kinh ví dụ như topiramate có thể làm chậm quá trình xử lý thông tin ở một số trẻ, trong khi các thuốc chống động kinh khác làm trẻ thấy mệt mỏi, không muốn tiếp thu kiến thức và bài giảng trên trường.
Trẻ em mắc bệnh động kinh gặp khó khăn trong quá trình học tập
Cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ việc học nếu con bị động kinh?
Trong một số trường hợp, một bảng đánh giá về tâm lý hoặc bảng đánh giá về tâm thần kinh có thể giúp bạn xác định các vấn đề bất thường của con bạn và mức độ ảnh hưởng của bệnh động kinh đến học tập của trẻ từ đó giúp cung cấp thêm thông tin để chẩn đoán và điều trị.
Trẻ em bị động kinh dễ gặp khó khăn trong việc học tập, thường đòi hỏi phải được học trong một môi trường học tập được thiết kế đặc biệt. Kinh nghiệm cho thấy rằng cách tốt nhất để dạy trẻ em bị suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung là giảng dạy trực tiếp, một thầy một trò.
Trong một số trường hợp, bạn có thể đề nghị cho con học các chương trình giáo dục đặc biệt. Thanh thiếu niên gặp phải nhiều vấn đề khi học tập có thể tham gia các chương trình hướng nghiệp hoặc giáo dục kỹ năng sống đặc biệt ở trường trung học phổ thông.
Bạn hãy nói chuyện với con về những khó khăn mà con gặp phải, những chuyện đã xảy ra ở trường. Bạn sẽ hiểu tình hình học tập ở trường của con, con cảm thấy như thế nào, và cuối cùng là làm thế nào bạn có thể giúp bé đối phó với những khó khăn đó.
Tạo một môi trường hỗ trợ trong trường học với giáo viên và các bạn cùng lớp sẽ giúp cho việc học của con thoải mái và động lực học tập cho con. Nếu con của bạn không nhận được các hỗ trợ cần thiết, bạn hãy nỗ lực và cố gắng tìm kiếm những nguồn hỗ tr, sự giúp đỡ cho con bạn.
Bạn nên thông báo cho giáo viên và nhà trường biết về tình trạng bệnh động kinh của con và cùng giáo viên xây dựng kế hoạch học tập phù hợp như:
- Học chậm hơn, ôn tập nhiều hơn.
- Hỗ trợ khi con vắng học vì đi khám hoặc lên cơn động kinh
- Sắp xếp cho con bạn ngồi ở trên, gần phía trước bảng để giúp bé tập trung và tránh phân tâm;
- Cho con ít dạng bài tập cần phải viết nhiều;
- Sử dụng các phương pháp dạy học trực quan, như biểu đồ và hình minh họa, nếu con có các vấn đề về thị giác hoặc về thị giác – không gian;
- Sử dụng các cách truyền tải và cách dạy dễ hiểu, đơn giản;
- Cho phép trẻ ghi âm các phần học trên lớp;
- Cho phép trẻ có thêm thời gian để làm bài kiểm tra, làm bài tập và trả bài trên lớp;
- Có các lớp học đặc biệt cho trẻ;
- Quan sát và nói chuyện với trẻ về tình hình học tập và cảm giác của trẻ mỗi ngày;
- Sử dụng các từ hoặc cụm từ khóa để giúp trẻ dễ tập trung và ghi nhớ;
Nên có lớp học đặc biệt cho trẻ mắc bệnh động kinh
Thận trọng khi trẻ bị động kinh
Nhìn chung, trẻ bị bệnh động kinh cần được cha mẹ và mọi người xung quanh chăm sóc, để ý hơn. Khi lên cơn động kinh, bé rất dễ rơi vào trạng thái mất ý thức và có thể gặp nguy hiểm khi đang tham gia giao thông hoặc ở những khu vực núi cao, sông nước,… Chính vì thế, người lớn cần để mắt tới con để tránh những tai nạn không mong muốn xảy ra.
Bệnh động kinh là nguyên nhân khiến bé phát triển kém hơn so với bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt về trí tuệ, vận động. Cụ thể, bệnh nhân thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, trong chuyện học tập và giao tiếp với mọi người xung quanh,…
Trong một số trường hợp, trẻ phải đối mặt với các biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Nếu cơn co giật diễn ra lâu hơn 5 phút, ba mẹ nên thận trọng, lúc này não bộ của bé có nguy cơ bị tổn thương. Trong trường hợp không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa.
Bệnh nhân động kinh nếu thường xuyên gặp hiện tượng cứng cơ, co giật cơ cũng phải thận trọng. Đây là dấu hiệu dẫn tới tình trạng đột tử mà không thể xác định nguyên nhân ở trẻ nhỏ. Thực tế, những biến chứng kể trên rất hiếm gặp nếu cha mẹ chăm sóc và điều trị cho trẻ bị động kinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị động kinh dành cho cha mẹ
Trẻ thường lên cơn động kinh bất ngờ với nhiều triệu chứng như co giật toàn cơ thể, ngạt thở,… Trong tình huống này, trẻ bị động kinh rất dễ tự cắn vào lưỡi hoặc gặp tai nạn, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Chính vì thế, cha mẹ cần nắm được cách xử trí để giúp con vượt qua cơn động kinh một cách nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn tính mạng.
Khi phát hiện trẻ lên cơn động kinh, trước tiên cha mẹ hãy cố gắng duy trì tâm lý bình tĩnh để xử lý tình huống. Tại thời điểm này, bé cần được nằm tại vị trí an toàn, không gian xung quanh thoáng đãng. Đồng thời, cha mẹ có thể nới lỏng trang phục để bé cảm thấy thoải mái hơn. Thay vì ghìm cơ thể trẻ, chúng ta hãy nhanh chóng đặt đồ vật mềm vào miệng để con không cắn vào lưỡi.
Trong trường hợp cơn động kinh kéo dài tới 5 phút, các bậc phụ huynh hãy tiến hành sơ cứu cho con sau khi kết thúc. Bởi vì, trẻ có nguy cơ bị suy hô hấp tương đối cao và cần được đi cấp cứu kịp thời. Hoàn thành việc sơ cứu, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ bị động kinh tới bệnh viện để tiếp tục theo dõi sức khỏe.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn