Việc nhận biết sớm dấu hiệu động kinh giúp phát hiện bệnh kịp thời, từ đó có hướng điều trị phù hợp để kiểm soát cơn động kinh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Ngày đăng: 16-06-2025
16 lượt xem
Động kinh là một rối loạn thần kinh mạn tính xảy ra khi có sự bất thường trong hoạt động điện của não bộ. Sự bất thường này có thể dẫn đến các cơn co giật hoặc những thay đổi bất thường trong cảm giác, hành vi và ý thức.
Căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở một đối tượng cụ thể mà có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa điểm sinh sống. Điều quan trọng là hiểu rằng bệnh động kinh không phải là bệnh truyền nhiễm và người mắc bệnh vẫn có thể sống một cuộc sống đầy đủ nếu được điều trị đúng cách.
Động kinh là một rối loạn thần kinh mạn tính
Các triệu chứng động kinh thường gặp
Triệu chứng động kinh cục bộ
Động kinh cục bộ (còn gọi là động kinh khu trú) là dạng động kinh xuất phát từ một vùng não nhất định. Triệu chứng của bệnh có thể chỉ ảnh hưởng đến một phần cơ thể hoặc tác động đến nhận thức của người bệnh.
Động kinh cục bộ đơn giản: Động kinh cục bộ đơn giản không làm mất ý thức nhưng có thể gây ra các triệu chứng như:
- Co giật nhẹ ở một phần cơ thể (tay, chân, mặt).
- Cảm giác bất thường như tê bì, nóng rát hoặc ngứa ran.
- Xuất hiện ảo giác về hình ảnh, âm thanh hoặc mùi vị.
- Rối loạn cảm xúc như đột ngột lo lắng, sợ hãi mà không rõ lý do.
Động kinh cục bộ phức tạp: Khác với động kinh cục bộ đơn giản, động kinh cục bộ phức tạp gây mất ý thức tạm thời kèm theo một số triệu chứng như:
- Nhìn chằm chằm vào một điểm trong vài phút.
- Thực hiện các hành động vô thức như nhai, nuốt, cười hoặc đi lại mà không kiểm soát được.
- Sau cơn động kinh, người bệnh cảm thấy mất phương hướng và không nhớ những gì đã xảy ra.
Triệu chứng tiền triệu của động kinh cục bộ: Một số người bệnh có thể cảm nhận được dấu hiệu báo trước cơn động kinh như:
- Cảm giác bồn chồn, lo lắng không rõ nguyên nhân.
- Đột nhiên buồn nôn hoặc chóng mặt.
- Cảm giác như có luồng điện chạy qua người.
Động kinh cục bộ thường dễ bị nhầm lẫn với một số triệu chứng khác
Triệu chứng bệnh động kinh toàn thể
Cơn động kinh toàn thể ảnh hưởng đến toàn bộ não bộ ngay từ khi cơn động kinh bắt đầu. Các triệu chứng thường rõ ràng hơn so với động kinh cục bộ.
Động kinh cơn co cứng – co giật toàn thân: Đây là dạng động kinh phổ biến với triệu chứng gồm:
- Toàn thân co cứng trong vài giây, sau đó chuyển sang co giật mạnh mẽ.
- Người bệnh có thể ngã xuống sàn, mắt trợn ngược, miệng sùi bọt mép.
- Có thể mất kiểm soát tiểu tiện hoặc cắn vào lưỡi.
- Sau cơn động kinh, người bệnh thường mệt mỏi, lơ mơ trong vài giờ.
Động kinh vắng ý thức: Triệu chứng động kinh vắng ý thức phổ biến ở trẻ em, với các biểu hiện như:
- Đột ngột dừng hoạt động, mắt nhìn trống rỗng trong vài giây.
- Có thể chớp mắt nhanh, nhai môi hoặc lặp lại một động tác nhỏ.
- Sau cơn động kinh, trẻ không nhớ những gì đã xảy ra.
Động kinh giật cơ: Triệu chứng đặc trưng là các cơn giật cơ đột ngột, ngắn và mạnh, thường xảy ra vào buổi sáng hoặc khi vừa thức dậy. Người bệnh có thể làm rơi đồ vật khỏi tay hoặc giật mình như bị điện giật.
Động kinh mất trương lực
- Người bệnh mất kiểm soát cơ bắp, đột ngột ngã xuống mà không kịp phản ứng.
- Cơn động kinh thường diễn ra nhanh chóng chỉ vài giây nhưng có thể gây chấn thương nghiêm trọng.
Bệnh động kinh ở các nhóm đối tượng đặc biệt
Bệnh động kinh ở trẻ em có thể biểu hiện khác với người lớn, bao gồm:
- Trẻ đột ngột ngừng hoạt động và không phản ứng trong vài giây.
- Cơn giật cơ nhẹ, xảy ra khi trẻ vừa ngủ dậy.
- Các cử động bất thường như chớp mắt liên tục, mút tay, lặp lại hành động kỳ lạ.
Bệnh kinh ở người lớn tuổi:
- Cơn động kinh có thể xuất hiện sau đột quỵ, chấn thương não hoặc bệnh Alzheimer.
- Các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với chứng sa sút trí tuệ như lú lẫn, mất tập trung.
Một số căn bệnh ở người lớn tuổi có thể để lại di chứng là bệnh động kinh
Tầm quan trọng của việc nhận diện triệu chứng động kinh sớm
Việc nhận diện sớm các triệu chứng bệnh động kinh không chỉ giúp người bệnh nhận được điều trị kịp thời mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Động kinh nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương não, suy giảm trí nhớ hoặc nguy hiểm hơn là tử vong do cơn động kinh kéo dài.
Ngoài ra, nhận diện triệu chứng sớm còn giúp giảm bớt sự kỳ thị và hiểu lầm trong cộng đồng về căn bệnh này. Hỗ trợ tâm lý và giáo dục cho người bệnh và gia đình là yếu tố quan trọng, giúp họ đối diện và vượt qua các thách thức một cách hiệu quả.
Hiểu rõ về triệu chứng động kinh và các phương pháp điều trị sẽ giúp bạn hoặc người thân có thêm cơ hội kiểm soát tốt căn bệnh này. Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, vì việc can thiệp sớm luôn là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng sống.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
Một số cách hạn chế nguy cơ khởi phát cơn động kinh
Phòng ngừa các nguyên nhân gây tổn thương não
- Phòng tránh chấn thương đầu: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi lái ô tô.
- Phòng ngừa tai biến mạch máu não: Kiểm soát huyết áp, tiểu đường, mỡ máu…
- Phòng tránh nhiễm trùng não: Tiêm phòng viêm màng não, viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, rubella…
- Giám sát chặt chẽ phụ nữ mang thai: Để phòng biến chứng cho thai nhi (não úng thủy, tổn thương não do sinh non, sinh ngạt…).
Lối sống lành mạnh
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là yếu tố khởi phát cơn động kinh ở nhiều người.
- Tránh sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, ma túy, caffeine liều cao.
- Kiểm soát căng thẳng: Stress tâm lý kéo dài có thể kích hoạt cơn động kinh.
- Ăn uống khoa học: Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, tránh bỏ bữa.
Lối sống lành mạnh rất quan trọng trong dự phòng bệnh động kinh
Kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan
- Điều trị kịp thời sốt cao co giật ở trẻ em.
- Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính như đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống…
- Ngưng thuốc tây hay kháng sinh đúng cách: Một số thuốc (penicillin, theophylline, isoniazid…) có thể gây co giật nếu dùng sai liều.
Phòng tránh bệnh động kinh ở trẻ em
- Khám sàng lọc trước sinh: Phát hiện bất thường di truyền, thần kinh.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh cẩn thận: Tránh ngạt, nhiễm trùng sơ sinh.
- Theo dõi sát sau các cơn co giật sốt cao: Tránh tái phát và chuyển thành động kinh thật sự.
Với người đã có nguy cơ cao tái phát cơn động kinh
- Tuân thủ điều trị: Dùng thuốc chống động kinh đúng liều, đúng giờ.
- Tái khám định kỳ: Để điều chỉnh thuốc và theo dõi tiến triển.
- Đeo vòng hoặc mang theo giấy tờ y tế: Để người xung quanh biết cách hỗ trợ khi có cơn động kinh xảy ra.
Triệu chứng động kinh rất đa dạng và phụ thuộc vào từng loại bệnh. Việc nhận biết sớm và chẩn đoán chính xác sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu nghi ngờ động kinh, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn