Bệnh giật kinh phong/động kinh có nhiều biểu hiện đa dạng với mức độ nặng nhẹ khác nhau, do đó, khi tiến hành sơ cứu giật kinh phong, chúng ta nên biết người bệnh đang gặp phải dạng nào để tiến hành sơ cứu chính xác nhất, tránh gây tổn hại đến họ.
Ngày đăng: 16-02-2017
2,030 lượt xem
Sơ cứu giật kinh phong dạng cơn lớn co cứng- co giật toàn thân
Đây là loại co giật phổ biến nhất với triệu chứng người bệnh mất ý thức, té ngã, co giật mạnh, mất kiểm soát tiểu tiện, cắn phải lưỡi.
Sơ cứu giật kinh phong dạng cơn lớn
Khi gặp trường hợp này bạn nên làm gì để sơ cứu giật kinh phong cho bệnh nhân?
- Chúng ta nên bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu người bệnh, loại bỏ hết các vật sắc bén xung quanh. Nếu người bệnh cắn phải lưỡi thì nên dùng đũa hoặc thìa chèn vào giữa 2 hàm răng, tốt nhất là chèn lệch một bên giữa 2 hàm, đừng để chính giữa răng cửa. Để người bệnh khỏi hít ngược các chất dịch tiết ở miệng vào phổi, nên đặt họ nằm nghiêng.
- Mở rộng cổ áo cho bệnh nhân dễ thở, giữ yên lặng và chờ cho cơn giật động kinh qua đi.
- Không nên bối rối và lo lắng quá mức khi sơ cứu giật kinh phong.
- Không nên tập trung quá đông xung quanh bệnh nhân mà nên để môi trường thông thoáng,
- Không nên kìm chặt hoặc đè ép người bệnh trong cơn co giật, vì như vậy dễ làm gãy xương các chi, không làm theo những cách dân gian như nặn chanh vào miệng chích máu ở đầu ngón tay hay cho uống thuốc vì dễ gây ngạt thở.
- Không nên cho người bệnh di chuyển ngay sau khi tỉnh dậy mà tốt nhất là để họ nằm nghỉ ngơi, đến khi thật tỉnh táo và hồi phục hoàn toàn mới nên cho di chuyển.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG
Sơ cứu giật kinh phong dạng cục bộ
Bệnh nhân xuất hiện cơn giật kinh phong cục bộ không được nhận thức của môi trường xung quanh, họ có những hành vi bất thường như mấp máy môi, nhai liên tục, đảo mắt, đi lang thang hoặc co giật một phần cơ thể.
Nếu gặp trường hợp này chúng ta nên sơ cứu giật kinh phong thế nào?
- Hướng dẫn họ đi tránh khỏi nơi nguy hiểm nguy hiểm hoặc cho vào phòng nằm nghỉ ngơi.
- Ở lại với họ cho đến khi phục hồi.
- Nếu bệnh nhân co giật một phần cơ thể, hãy trấn an tinh thần của họ, không nên để họ mất bình tĩnh.
- Tuyệt đối không nên cười nhạo người bệnh, không cho họ ăn uống bất kì thứ gì đến khi phục hồi hoàn toàn.
Sơ cứu giật kinh phong đối với người khuyết tật
Nếu một người mắc giật kinh phong phải ngồi xe lăn thì chúng ta nên có những biện pháp sơ cứu khác, cụ thể là:
- Hãy để họ vẫn còn ngồi trên xe, nếu cố gắng di chuyển họ có thể có thể dẫn đến chấn thương cho cả bạn và bệnh nhân.
- Nếu họ không có dây an toàn, hãy hỗ trợ một cách nhẹ nhàng để họ không rơi ra khỏi ghế.
- Nghiêng đầu nhẹ sang một bên để chất lỏng trong miệng có thể nôn ra ngoài.
- Sau khi hết cơn co giật, nhẹ nhàng nhấc người bệnh ra khỏi ghế và cho họ nằm nghỉ ngơi thoải mái
Sơ cứu giật kinh phong khi bệnh nhân đang ở trong môi trường nước
Sơ cứu giật kinh phong trong môi trường nước
- Chúng ta đứng từ phía sau, nghiêng đầu của người đó ra khỏi mặt nước, sau đó chuyển lên bờ. Đừng nên kìm chặt người bệnh hoặc nặn bất kì thứ gì vào miệng họ.
- Khi cơn co giật kết thúc, ngay lập tức cho người bệnh đến nơi khô ráo, thay áo quần để ngừa cảm lạnh, đồng thời nên ở lại với họ đến khi hồi phục hoàn toàn và đưa họ đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra.
Trường hợp nào nên gọi cấp cứu khi sơ cứu giật kinh phong:
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn