Những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh ngay cả chuyên gia cũng gặp khó khăn trong việc nhận biết. Bởi lẽ trẻ sơ sinh thường có nhiều hành vi như giật mình, miệng nhai liên tục, tay chân co rúm lại, rất dễ bị nhầm lẫn với trẻ mắc bệnh động kinh.
Ngày đăng: 31-08-2017
1,721 lượt xem
Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
- Em bé bị thiếu oxi trong não do cạn ối hoặc do sinh khó, điều này có thể gây ra chấn thương ở não dẫn đến bệnh động kinh.
- Trẻ có lượng đường glucose, lượng natri hoặc canxi trong máu thấp quá mức cho phép.
- Trẻ mắc các bệnh về não như u não, vêm màng não cũng là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ bị di truyền bệnh động kinh từ các thế hệ trước.
Trẻ sơ sinh thường dễ mắc bệnh động kinh do nhiều nguyên nhân
Nhìn chung, dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường có những đặc trưng như sau:
- Cơn co giật sơ sinh lành tính: Thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 5 sau khi trẻ chào đời mà tỉ lệ mắc đa số là ở bé trai. Dấu hiệu điển hình của cơn co giật sơ sinh lành tính là những cơn giật cơ ở tay hoặc chân từ bên này cơ thể sang bên đối diện, kéo dài khoảng 30 giây, sau đó trẻ có thể ngủ gà. Cơn co giật sơ sinh lành tính ít khi phát triển thành bệnh động kinh, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ bị chậm nói, chậm phát triển về tâm lý, dễ bị co giật khi sốt cao.
- Động kinh sơ sinh có yếu tố gia đình: Xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi trẻ ra đời, với biểu hiện là các cơn giật cơ, ngừng thở khoảng từ 1-3 phút, tái diễn liên tục. Gần 20% trẻ mắc bệnh động kinh sơ sinh yếu tố gia đình có thể xuất hiện cơn động kinh thứ phát trước 2 tuổi và khi trưởng thành.
- Dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dạng giật cơ sớm: Giật cơn thất thường lúc toàn thân, lúc cục bộ như giật ngón tay, một bên mặt, từ vị trí này lan sang vị trí khác, có khi co giật toàn thân. Cơn giật cục bộ đơn thuần hối hợp với giật cơ có biểu hiện lâm sàng khá đặc biệt như quay mặt kèm theo giật cơ, ngừng thở, đỏ mặt…Cơn co thắt cơ kiểu co cứng thường xuất hiện khi trẻ vừa ngủ dậy và lặp lại nhiều lần
- Động kinh cơn lớn ở trẻ sơ sinh: Trẻ mắc bệnh động kinh dạng này thường có biểu hiện nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.
Chăm sóc trẻ sơ sinh mắc bệnh động kinh
Trẻ sơ sinh chưa ý thức được về bệnh tật của mình vậy nên cha mẹ phải dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi bệnh tình của trẻ để báo lại cho bác sĩ khi cần.
Một số loại thuốc chống động kinh được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh bao gồm:
Phenobarbital: Là một trong những thuốc chống co giật lâu đời nhất và an toàn nhất cho trẻ em. Nó thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Liều dùng cho phép từ 1-2mg/ngày.
Valproic acid (Depakene, Depakote): Có hiệu quả trong việc điều trị nhiều rối loạn co giật ở trẻ em.
Phenytoin (Dilantin): Ngoài việc sử dụng nó như là một thuốc chống co giật hàng ngày, phenytoin còn được tiêm tĩnh mạch trong phòng cấp cứu để ngăn chặn một cơn động kinh liên tục.
Một số loại thuốc chống động kinh được nghiên cứu có thể dùng được cho trẻ sơ sinh
Không phải ở trẻ lớn và người trưởng thành mới bị bệnh động kinh tấn công, ngay cả đối với trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ. Mặc dù đa số ca bệnh động kinh ở trẻ em thường ít nguy hiểm, và sẽ tự chấm dứt khi trẻ lớn lên nhưng vẫn có trường hợp bệnh chuyển biến nguy hiểm hơn. Vậy nên hơn ai hết cha mẹ của trẻ phải phát hiện sớm và cho trẻ điều trị kịp thời.
Để kiểm soát dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thì việc dùng thuốc là không tránh khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ. Mặc dù những loại thuốc chống động kinh đã rất phổ biến nhưng để biết liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc thì nên được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Gửi bình luận của bạn