Hệ quả khôn lường do bệnh động kinh ở mẹ gây ra với thai nhi

Mang thai là một giai đoạn khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến mẹ cũng như thai nhi nếu không biết cách giữ an toàn. Đặc biệt ở những người mẹ bị động kinh khi mang thai sẽ có một số hệ quả tác động lên thai nhi cần phải biết để hạn chế nguy hiểm.

Ngày đăng: 29-08-2017

1,352 lượt xem

Những hậu quả nào mà thai nhi phải chịu nếu mẹ bị động kinh

Các cơn co giật của mẹ làm thiếu ôxy cung cấp cho thai rất ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí còn gây chết thai nếu cơn co giật kéo dài (trạng thái động kinh), ngoài ra, các cơn giật cũng có thể gây sảy thai hoặc đẻ non.

Các cơn động kinh trong quá trình mang thai ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi

Một nguy cơ đáng lo ngại khác khi thai phụ bị bệnh động kinh, đó là thai bị dị tật bẩm sinh. Nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh do nhiều yếu tố hợp lại như quái thai do dùng thuốc chống động kinh, yếu tố di truyền, thiếu acid folic, thay đổi đáp ứng miễn dịch… Các dị dạng này thường hình thành trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ (giai đoạn hình thành tổ chức của thai), chủ yếu là dị dạng tim, xương, dị dạng sinh dục, gai đốt cột sống, hở hàm ếch… 

Nên điều trị bệnh động kinh trong thời kỳ mang thai như thế nào

Mục đích điều trị nhằm kéo dài thời gian không lên cơn co giật, làm giảm ảnh hưởng của cơn động kinh đối với thai nhi và hạn chế tác dụng gây quái thai của thuốc.

Trước hết cần giải thích rõ cho thai phụ hiểu tình trạng bệnh hiện tại và những nguy cơ mà bản thân cũng như thai nhi có thể gặp trong suốt thai kỳ để họ có thể yên tâm hợp tác với thầy thuốc trong việc điều trị.

Thai phụ bắt buộc phải điều trị bổ sung bằng acid folic trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ, đồng thời phải điều trị bổ sung vitamin K1 kể từ tuần thứ 36 (tháng thứ 9) của thai kỳ và tiêm bắp vitamin K cho tất cả trẻ sơ sinh để đề phòng hội chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng của các thuốc điều trị bệnh động kinh mà người mẹ dùng.

Nêu khám thai đúng định kì nhằm phát hiện vấn đề không tốt trogn thai kì

Phải theo dõi sự phát triển của thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Đối với vấn đề cho con bú, cần lưu ý là hầu hết các thuốc có thể đi từ huyết thanh người mẹ sang tuyến sữa và do vậy có thể truyền sang trẻ khi trẻ bú làm trẻ buồn ngủ và bú kém đi. Nhìn chung, lượng thuốc truyền qua sữa ít hơn nhiều so với lượng thuốc đi qua rau thai trong thời kỳ mang thai.

Bệnh nhân động kinh mang thai, ngoài việc khám thai định kỳ như bình thường, thai phụ phải được siêu âm vào tháng thứ tư của thai kỳ để phát hiện sớm các dị dạng ống thần kinh nhằm chỉ định chấm dứt thai kì. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa các nguy cơ co giật trong khi sinh và nguy cơ tử vong cao của trẻ sơ sinh, việc sinh nở cần được thực hiện ở những cơ sở sản khoa được trang bị tốt.

Tuy nhiên, để hạn chế mọi nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé thì thai phụ nên tìm cách điều trị khỏi hoàn toàn bệnh động kinh trước khi lập gia đình và sinh con.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha