3 dạng động kinh chính ở trẻ em không thể xem nhẹ

Cùng tìm hiểu về các thể bệnh động kinh ở trẻ em vì đây là căn bệnh có nhiều biểu hiện và biến chứng nguy hiểm.

Ngày đăng: 29-08-2017

1,991 lượt xem

Các thể bệnh động kinh ở trẻ em

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, bệnh động kinh ở trẻ em có 3 dạng chính là: động kinh toàn thân, động kinh cục bộ và động kinh kịch phát. Động kinh toàn thân xảy ra với toàn bộ cơ thể, còn động kinh cục bộ chỉ diễn ra ở một phần cơ thể hoặc một bộ phận nào đó. Động kinh cục bộ là thể nhẹ hơn nên trẻ thường không có biểu hiện hôn mê hay ngất xỉu, nếu có co giật thì chỉ co giật một phần thân người.

Nhưng không ít trường hợp trẻ bị động kinh cục bộ lan ra toàn thân với những triệu chứng nguy hiểm: co giật, sùi bọt mép, khó thở…. Với thể động kinh kịch phát, trẻ có biểu hiện kết hợp của cả động kinh toàn thân và động kinh cục bộ, lúc này lúc khác. Nhưng thể bệnh động kinh ở trẻ em này thường chỉ xảy ra khi trẻ đang ngủ.

Động kinh kịch phát ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ ngủ

Các giai đoạn của bệnh động kinh toàn thể ở trẻ em

Giai đoạn trương lực: đây là giai đoạn bệnh mới phát và thường kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút. Trẻ sẽ bị ngất đột ngột, co cứng chân tay, hô hấp khó khăn, da tái xanh, răng nghiến chặt và mắt trợn ngược lên…

Giai đoạn giật rung: Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 phút, khi toàn thân trẻ bắt đầu co giật mạnh từng cơn, sùi bọt mép và răng nghiến chặt khiến trẻ dễ bị cắn vào lưỡi. Lúc này ba mẹ cần đưa vật cứng vào miệng để trẻ không bị cắn vào lưỡi nguy hiểm đến tính mạng.

Giai đoạn hôn mê: Sau giai đoạn giật rung, trẻ sẽ chuyển sang trạng thái hôn mê, toàn thân mềm nhũn, da tái xanh và hơi thở khò khè khó nhọc. Sau khoảng 15 phút đến 1 giờ đồng hồ hôn mê, trẻ sẽ tỉnh lại và không nhớ những chuyện vừa xảy ra. Cơ thể trẻ lúc này vô cùng mệt mỏi vì cơn động kinh.

Bệnh động kinh ở trẻ em là một trong những căn bệnh về não vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể gây biến chứng tử vong. Việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ bị động kinh cần hết sức lưu tâm và cẩn thận. Tuy nhiên, nếu kiên trì điều trị và chăm sóc trong thời gian dài, bệnh sẽ thuyên giảm và ít tái lại. Nhưng người nhà của trẻ phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị.

Bệnh động kinh toàn thân ở trẻ trải qua 3 giai đoạn với nhiều biểu hiện khác nhau

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ

Động kinh là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đe dọa đến cuộc sống sau này của trẻ, cho nên bé cần được chữa bệnh ngay lập tức. Bện cạnh đó là những lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa đến gia đình của bé để ngăn ngừa bệnh động kinh ở trẻ như:

- Các bà mẹ khi mang thai nên khám thai định kì để phát hiện dấu hiệu bất thường của thai nhi, chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, tránh những chất kích thích sẽ rất có hại cho bộ não thai nhi.

- Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bé khỏi các bệnh về não có thể dẫn đến động kinh.

- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ, tránh những tác động gây chấn thương não

Đa số trẻ có dấu hiệu bị bệnh động kinh thường khỏi hẳn khi trẻ lớn lên, nhưng cũng có nhiều trường hợp biến chứng thành các hội chứng động kinh nguy hiểm khác. Do vậy, nếu cha mẹ phát hiện ra con mình có biểu hiện nghi là động kinh thì nên cho trẻ đi khám bệnh kịp thời để bác sĩ đưa ra đúng phác đồ điều trị.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha