Bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng, nếu không được điều trị kịp thời, đôi khi cơn động kinh cục bộ ở trẻ em phát triển thành dạng động kinh toàn thể với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngày đăng: 20-12-2016
1,948 lượt xem
Tổng quan về bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em
Thông thường, để chuẩn đoán bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em, bác sĩ sẽ nhìn vào lịch sử bệnh mà cha mẹ của trẻ ghi chép, hoặc dùng phương pháp đo điện não đồ. Trong đó, một số biểu hiện cho thấy trẻ đã mắc bệnh động kinh cục bộ như sau:
⇒ Cơn co giật cơ: Ở một số trẻ mắc bệnh động kinh cục bộ sẽ có một cơn co giật cơ ngắn, thường bắt đầu ở mặt, ngón tay, ngón chân hoặc một bên cơ thể, sau đó lan sang khu vực khác hay còn gọi là cơn Jackson. Ngoài ra, trẻ còn cảm thấy yếu và tê liệt phần cơ thể bị ảnh hưởng do bị co giật liên tục nhiều giờ.
⇒ Động kinh cục bộ thay đổi cảm giác: Trẻ mắc bệnh động kinh cục bộ sẽ có những thay đổi trong cảm giác dị cảm, thị giác, mùi vị, cụ thể gồm:
♦ Cảm giác tê và nhói như bị kim châm tại một phần cơ thể hoặc lây lan đến các bộ phận lân cận khác.
♦ Nghe tiếng chuông, tiếng ù, hoặc giọng ai đó trong tai nhưng thực chất là không có.
♦ Nhìn thấy ánh sáng chớp nháy hoặc ảo giác, nhìn thấy vật nhỏ hơn hay lớn hơn so với thực tế, thấy mình đang ở trong phòng trống, hoặc có cảm giác quen thuộc với nơi chưa đến bao giờ,
♦ Ngửi hoặc cảm thấy một mùi vị khó chịu không có thật.
Cơn động kinh cục bộ về cảm giác ở trẻ là khó nhận ra nhất
⇒ Động kinh tự trị: Trẻ gặp cơn động kinh tự trị có thể xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu như: thay đổi nhịp tim, hơi thở, đổ mồ hôi, nổi da gà, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, một cảm giác lạ hay khó chịu ở bụng, ngực.
⇒ Dạng động kinh cục bộ phức tạp có biểu hiện trẻ bị cơn co giật cục bộ kèm theo mất khả năng giao tiếp tạm thời với môi trường xung quanh như: Ý thức bị suy giảm, nhưng không mất, đột ngột dừng mọi việc đang làm, hoặc có những hành vi phức tạp như biểu hiện xúc cảm, chạy, lú lẫn sau cơn co giật
- Những cơn co giật cục bộ thứ phát: Những cơn co giật cục bộ có thể lan ra ảnh hưởng đến cả hai bán cầu não và gây ra cơn co giật toàn thân. Các triệu chứng cục bộ ban đầu thường khó nhận ra.
LIÊN HỆ CHỮA BỆNH ĐỘNG KINH CỤC BỘ Ở TRẺ EM
Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em
Bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em xuất hiện sau một chấn thương, khối u, hoặc dị tật bẩm sinh ở một phần của bộ não.
Trẻ em mắc bệnh chỉ có khoảng vài chục giây xuất hiện cơn mỗi ngày nên đa số trẻ vẫn ý thức được mọi thứ, vậy nên nếu cha mẹ phát hiện con mình có dấu hiệu của bệnh động kinh cục bộ thì nên lưu ý giữ an toàn cho trẻ.
Việc điều trị bệnh động kinh cục phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, ví dụ do khối u thì nên tiến hành phẫu thuật. Trong trường hợp khác, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc chống động kinh. Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị co giật khi dùng thuốc, có thể loại bỏ các khu vực bị ảnh hưởng của não bằng phẫu thuật
Như vây, bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em sẽ rất khó nhận ra nếu cha mẹ không để ý những biểu hiện lạ ở trẻ. Bệnh thường ít nguy hiểm hơn dạng động kinh cơn lớn nhưng gây ra không ít khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của trẻ.
<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn