Bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết

Động kinh cục bộ ở trẻ em là một trong những dạng phổ biến, khoảng12% trẻ mắc bệnh động kinh sẽ xuất hiện các dấu hiệu của cơn động kinh cục bộ, dạng bệnh này ít gây nguy hiểm và thường được kiểm soát bởi các thuốc chống động kinh.

Ngày đăng: 19-12-2016

1,726 lượt xem

2 dạng phổ biến của chứng động kinh cục bộ

Thật khó để xác định bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em, nhất là độ tuổi từ 1-10 tuổi vì hệ thống thần kinh của chúng vẫn đang hoàn thiện. Những biểu hiện bình thường của lứa tuổi này thường bị nhầm với cơn động kinh như đột nhiên dừng lại những gì đang làm; tay hoặc cánh tay của trẻ có thể co giật liên tục hoặc đôi mắt nhìn sang một bên và nhìn chằm chằm về một hướng thật lâu.

Trẻ có nhiều biểu hiện dễ bị nhầm lẫn là bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em

Trẻ có nhiều biểu hiện dễ bị nhầm lẫn là bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em

Vậy nên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra 2 dạng cơ bản của bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em giúp cha mẹ cũng như các bác sĩ chuyên khoa thuận tiện trong việc theo dõi bệnh tình như sau:

- Động kinh cục bộ đơn giản:

Trẻ thường không bị mất ý thức khi lên cơn động kinh, tuy nhiên, đa số trường hợp không thể nói và hành động theo suy nghĩ. Cơn động kinh cục bộ có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của trẻ ở nhiều mức độ:

• Triệu chứng rối loạn kiểm soát hành vi, cảm xúc: Trẻ gặp phải những cơn co giật ở các chi hoặc một nữa cơ thể sau đó lan rộng ra các khu vực khác. Ở những trẻ nặng hơn sẽ gặp dạng động kinh cục bộ liên tục với dấu hiệu cơn co giật cục bộ tái diễn nhiều giờ hay nhiều ngày và kháng với thuốc điều trị. Ngoài ra, trẻ cảm thấy rất sợ hãi như sắp đón nhận một chuyện kinh khủng.

• Rối loạn các giác quan trong cơ thể: Khi trẻ xuất hiện cơn động kinh cục bộ thì 5 giác quan có thể đều bị ảnh hưởng, về dị cảm là trẻ luôn cảm thấy tê và đau nhói như bị kim châm vào da. Thính giác luôn nghe thấy âm thanh lạ như tiếng chuông, tiếng nói chuyện trong tai; khứu giác thì ngửi thấy mùi khó chịu, thị giác thường bị ảo giác, nhìn mọi vật đều thay đổi kích thước.

LIÊN HỆ CHỮA BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

- Bệnh động kinh cục bộ phức tạp

Trẻ em mắc bệnh động kinh cục bộ phức tạp có vùng não bị tổn thương lớn, do vậy khi xuất hiện cơn động kinh sẽ không ý thức được xung quanh, không kiểm soát được lời nói, hành động, không nhớ những gì đã xảy ra. Trẻ sẽ có biểu hiện như đột ngột dừng mọi hành động đang làm và  nhìn chằm chằm về một huớng. Có trường hợp trẻ bị kích động quá mức, dẫn đến một số dấu hiệu như la hét, sợ hão, khóc lóc. Bên cạnh đó là nhiều hành động khác diễn ra với tính chất lặp đi lặp lại, trẻ bị lú lẫn sau cơn động.

Cha mẹ cần lưu ý một số điều để hạn chế nguy hiểm cho con mình

Việc chữa bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đa số dấu hiệu bệnh thường biến mất khi trẻ trong độ tuổi từ 12-15 tuổi. Có 2 cách thường được sử dụng nhất là dùng thuốc chống động kinh và phẩu thuật để loại bỏ khu vực não bị tổn thương. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ, cha mẹ có con mắc bệnh động kinh cục bộ nên lưu ý những điều sau:

⇒ Nếu có điều kiện thì nên sử dụng lò vi sóng để nấu ăn thay vì bếp ga hay bếp điện.

⇒ Tránh để nồi có chứa thức ăn nóng ở bên trong ở gần khu vực trẻ hay chơi đùa.

⇒ Sử dụng các thiết bị điện cách xa bồn rửa tay

⇒ Không cho trẻ ở một mình khi dùng nến làm nguồn chiếu sáng.

⇒ Tránh để các đồ vật có cạnh sắc nhọn ở trong phòng, tốt nhất phòng nên được trải thảm.

⇒ Hạn chế tối đa những tình huống cho trẻ đứng trên cao, bơi lội hoặc chơi trò chơi có tính chất mạo hiểm.

Trẻ mắc bệnh động kinh vẫn có nhu cầu được học tập bình thường

Trẻ mắc bệnh động kinh vẫn có nhu cầu được học tập bình thường

Như vậy, bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời cũng như có biện pháp bảo vệ trẻ tránh những mối nguy hiểm khi cơn động kinh xuất hiện.a

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha