Chỉ có những bậc làm cha mẹ có con mắc bệnh động kinh mới thấu hiểu được cảm giác nhìn con mình vật vã trong cơn động kinh sẽ đau lòng đến mức nào. Do vậy, cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để xử lý nhanh khi xuất hiện bệnh động kinh ở trẻ nhằm hạn chế phần nào nguy hiểm xảy ra.
Ngày đăng: 14-12-2016
1,821 lượt xem
Nên làm gì và không nên làm gì khi trẻ lên cơn động kinh?
Bệnh động kinh xảy ra do hoạt động bất thường của các tín hiệu điện truyền trong não. Những biểu hiện điển hình của bệnh động kinh ở trẻ như:
►Trẻ đang hoạt động bình thường bỗng nhiên ngã xuống đất, chân tay cứng lại, da tím tái, mắt trợn ngược, toàn thân rung theo cơn co giật. Nhiều trẻ bị méo miệng, tiểu tiện không kiểm soát. Sau 2-5 phút cơn động kinh sẽ chấm dứt, người trẻ mềm ra, thường ngất đi một lúc rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ vừa xảy ra chuyện gì.
►Bên cạnh đó, có những cơn động kinh nhẹ hơn như trẻ chỉ mất ý thức, vô tình làm rơi đồ vật đang cầm, đầu gật nhẹ liên tục, hoặc có thể co giật một nữa thân người, nữa còn lại vẫn bình thường. Cha mẹ cần lưu ý từng dấu hiệu bệnh của trẻ để tiến hành sơ cứu kịp thời.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Một số biện pháp xử lý nên làm với bệnh động kinh ở trẻ để giảm tối đa tổn thương bao gồm:
⇒Cha mẹ cần bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu trẻ, loại bỏ hết vật cứng xung quanh, dùng đũa hoặc thìa ngáng miệng trẻ nhàm hạn chế trẻ cắn luỗi, rồi chờ cơn co giật qua đi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, dùng ống hút đàm nhớt, thức ăn trong miệng(nếu có) để tránh để tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.
Cho trẻ nằm nghiêng khi xuất hiện bệnh động kinh ở trẻ
⇒Mở rộng quần áo để trẻ dễ thở hơn, giữ yên lặng cho trẻ ngủ hoặc an ủi, vỗ về trẻ khi trẻ tỉnh dậy sau cơn động kinh.
Những điều cần tránh khi xử lý tình huống bệnh động kinh ở trẻ:
♦ Cha mẹ không nên bối rối và lo lắng quá mức, vừa không giúp được con mà còn gây thêm nguy hiểm cho trẻ.
♦ Không nên tập trung quá đông xung quanh trẻ mà nên để môi trường thông thoáng cho trẻ dễ thở.
♦ Không nên kìm chặt hoặc đè ép trẻ trong cơn co giật, không làm theo những cách dân gian như nặn chanh vào miệng trẻ, chích máu ở đầu ngón tay hay cho trẻ uống thuốc vì dễ gây ngạt thở.
♦ Không nên cho trẻ di chuyển ngay sau khi tỉnh dậy mà tốt nhất là để trẻ nằm nghỉ ngơi.
Trong trường hợp trẻ bị co giật kéo dài quá 5 phút, nhiều cơn động kinh tái diễn trong thời gian ngắn, hoặc trẻ không tỉnh lại sau cơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Một số giải pháp bảo đảm an toàn cho trẻ mắc bệnh động kinh
Động kinh ở trẻ là căn bệnh dễ để lại di chứng hoặc gây tử vong cho trẻ, vậy nên cha mẹ cần biết một số giải pháp để bảo đảm an toàn cho trẻ ở bất kì nơi đâu.
• Khi cho trẻ ra ngoài: Luôn đội mũ bảo hiểm nếu trẻ tham gia giao thông, đạp xe hoặc chơi ở sân bê tông. Luôn cho trẻ mặc áo phao và ở bên trẻ lúc trẻ đi bơi. Không cho trẻ tham gia trò chơi cần độ cao và tốc độ vì dễ gây xuất hiện cơn động kinh.
Luôn đội mũ bảo hiểm để bảo vệ trẻ khi ra ngoài
• Khi trẻ đến trường: Mang theo thuốc và nhờ thầy cô, y sĩ ở trường cho trẻ uống và xử lí tình huống nếu trẻ lên cơn động kinh tại lớp học, đồng thời để thầy cô tuyên truyền bạn bè của trẻ không nên xa lánh khiến trẻ cô độc.
• Khi trẻ ở nhà: Không nên để trẻ chơi ở bếp nấu, hạn chế dùng đồ vật có cạnh nhọn trong nhà. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên tắm cho trẻ, nếu trẻ lớn hơn thì nên ở ngay bên ngoài khi trẻ tắm đề phòng bất trắc.
Như vậy, bệnh động kinh ở trẻ sẽ giảm bớt phần nguy hiểm nếu cha mẹ biết cách giữ an toàn và xử lý nhanh tình huống khi bệnh xuất hiện.
<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn