Đừng quá lo lắng nếu trẻ bị co giật do sốt cao

Sốt cao co giật là hiện tượng được đánh giá lành tính nếu chỉ xảy ra 1 đến 2 lần. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật sẽ gây tổn thương đến trẻ, thậm chí có thể để lại di chứng động kinh về sau rất khó điều trị.

Ngày đăng: 30-10-2017

1,450 lượt xem

Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật như thế nào là đúng?

Trẻ em khi bị sốt cao thường dễ bị co giật

Khi trẻ bắt đầu bị co giật do sốt, bạn không nên hoảng hốt mà cần bình tĩnh giúp con bằng cách thực hiện các bước sau:

- Không nên di chuyển trẻ mà để trẻ ở yên một chỗ, trừ khi con bạn bị co giật ở khu vực nguy hiểm như mép giường, mép ghế,…

- Lấy các vật cứng, sắc nhọn có thể gây chấn thương cho trẻ ra xa.

- Nới lỏng cổ áo, để đầu trẻ thẳng, không gập cổ nhằm giúp trẻ dễ thở hơn.

- Xoay người trẻ sang một bên để dịch nôn trớ, nước bọt chảy ra ngoài.

- Không giữ chặt tay chân mà để trẻ cử động tự do, việc kìm chế có thể khiến trẻ bị gãy xương hoặc trật khớp.

- Không nên đặt bất cứ vật gì cứng vào miệng trẻ bởi nó có thể khiến trẻ bị tổn thương nướu lợi, cơ hàm, gãy răng. Hơn nữa, nguy cơ cắn vào lưỡi khi co giật rất ít khi xảy ra hoặc nếu có thì cũng sẽ nhanh chóng tự hồi phục sau đó.

 Nếu cơn co giật kéo dài dưới 5 phút, khi cơn kết thúc, bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra xem nguyên nhân gây sốt là gì. Nếu do các bệnh lý viêm, nhiễm trùng cần được điều trị sớm.

- Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút và không có dấu hiệu dừng lại, bạn nên gọi ngay cấp cứu để bác sĩ có hướng xử lý sốt cao co giật ở trẻ phù hợp. Mặc dù nhiều trường hợp không đến mức nguy hiểm nhưng gọi cấp cứu có thể giúp trẻ phòng ngừa những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

- Sau cơn co giật trẻ có thể buồn ngủ và muốn ngủ. Bạn nên để cho con nghỉ ngơi, không lay gọi trẻ và ở bên cạnh quan sát nhịp thở, màu sắc da của bé đến khi trẻ tỉnh dậy.

Phòng cơn co giật tái phát khi bị sốt cao và ngăn ngừa di chứng động kinh

- Khi có dấu hiệu sốt, nên cởi bớt quần áo, cho con mặc đồ thoáng mát, thấm hút tốt mồ hôi để hạ nhiệt nhanh hơn.

- Cho con uống thuốc hạ sốt từ khi trẻ mới chớm sốt. Bạn nên sử dụng loại thuốc hạ sốt dạng viên đút hậu môn, viên sủi hoặc dạng lỏng để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Nên tìm cách hạ sốt nhanh cho trẻ khi bị sốt cao

Nên chọn paracetamol bởi đây là thuốc hạ sốt tương đối an toàn, hoặc trừ khi bác sĩ có chỉ định khác hoặc con bạn có tiền sử dị ứng với paracetamol. Bạn cũng nên đảm bảo khoảng cách giữa các lần uống thuốc theo đúng chỉ định để tránh tình trạng quá liều gây hại dạ dày, gan của trẻ.

- Chườm khăn ấm khắp cơ thể cho trẻ, nhất là bẹn, nách để hạ sốt sớm hơn.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha