Phát hiện sớm động kinh ở trẻ em

Ngày nay, bệnh động kinh xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ em, vì vậy mà gây ra nhiều mối lo ngại đối với các bậc phụ huynh. Theo nghiên cứu, bệnh nhân bị động kinh chiếm khoảng 0,5 – 1% tổng dân số, nhưng trong số đó có đến hơn 50% là trẻ em. Vậy làm sao để phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ em và bệnh động kinh ở trẻ em có điều trị được không?

Ngày đăng: 01-09-2020

1,245 lượt xem

1. Động kinh là gì?

Bộ não bị tổn thương đặc trưng gây ra một số hội chứng lặp đi lặp lại, sau đó phóng lực kích phát thành nhịp làm ảnh hưởng trực tiếp đến trung ương não. Từ đó, các cơn phóng lực kích phát sẽ gây ra co giật các chi, co giật cơ, làm ảnh hưởng đến một số các giác quan, thậm chí là làm mất ý thức.

Bệnh động kinh bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân từ bên ngoài lẫn bên trong. Chẳng hạn như chấn thương não bẩm sinh, dị tật ở não, chấn thương do tai nạn, độ quỵ, ngộ độc…

Ngoài ra, trẻ em bị thiếu oxy lên não, thai nhi thiếu oxy để thở, xuất huyết não, mẹ bầu dùng chất kích thích khi có em bé… cũng là nguyên nhân gây ra chứng động kinh ở trẻ em.

2. Phát hiện sớm động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh nguy hiểm đến vậy, làm cách nào để sớm phát hiện chứng bệnh này ở trẻ em hay dấu hiệu nào cho thấy trẻ em đang mắc động kinh? Hãy theo dõi các thông tin dưới đây, nếu con hoặc trẻ em trong nhà đang mắc phải một trong nhiều các dấu hiệu sau đây, hãy đưa chúng đến các trung tâm y tế để kiểm tra kỹ càng hơn.

- Từ 1 – 2 tháng đầu đời trẻ đã xuất hiện các cơn co giật bất thường, đột ngột dù không sốt cao, nhiễm trùng…

- Xuất hiện một số cơn co giật và tăng trương lực ở một số bọ phận khác trên cơ thể, không xảy ra đồng nhất mà liên tiếp từng bên chi. Khi trẻ càng lớn, các cơn co giật cũng tăng nhiều hơn, dữ dội hơn mà không có nguyên nhân.

- Động kinh ở trẻ em còn có biểu hiện ngừng thở, tăng trương lực toàn thân, mồ hôi ra bất thường, hai mắt liếc sang một hướng, nhìn vu vơ vô thức…

Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra điện não đồ và điều trị kịp thời.

3. Động kinh ở trẻ em có những loại nào?

Cơn động kinh toàn bộ

Khi mắc chứng động kinh toàn bộ, trẻ có thể sẽ gặp phải các cơn rối loạn ý thức, thậm chí là mất ý thức không xảy ra liên tục mà theo các đoạn ngắn khó kiểm soát. Trong lúc mất ý thức, trẻ có thể sẽ bất động, mắt mơ màng, dừng đột ngột các hoạt động đang thực hiện. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị giãn đồng tử, đái dầm liên tục.

Dấu hiệu của động kinh toàn bộ ở trẻ em còn là các cơn co giật ngắn quãng, cường độ giật mạnh như tia chớp, co giật hai bên làm trẻ mất hoàn toàn ý thức, rối loạn hành động.

Một số trường hợp động kinh khó phát hiện vì chỉ co giật khi cơ thể sốt cao nên thường bị nhầm tưởng bởi nhiệt độ cơ thể tăng cao làm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Trường hợp này rất khó điều trị.

Nếu bệnh nhân động kinh trưởng thành bị co giật kéo dài, bệnh nhân trẻ em lại chỉ có cơn cơ giật diễn ra trong vài giây đến tối đa là 1 phút.

Cơn động kinh cục bộ

Khi mắc chứng động kinh cục bộ, bệnh nhi sẽ bị co giật ở các đầu ngón tay, ngón chất, giật cơ nửa mặt nhưng ý thức vẫn bình thường. Vì dấu hiệu quá bình thường nên bệnh động kinh cục bộ ở trẻ em hay người lớn đều rất khó nhận biết. Ngoài ra, một số bệnh nhi bị động kinh còn bị mất khả năng phát âm, không thể nói.

Khi bắt đầu co giật nhẹ, trẻ có xu hướng tăng tiết nước bọt, buồn nôn, ói mửa giống như triệu chứng của sốt cao. Trong giấc ngủ, bệnh nhi bị động kinh thường bị mộng mị, quờ quạng tay chân, không an giấc và hay quấy khóc lúc nửa đêm. Trong khi ngủ, tay chân, một số ngón tay, ngón chân bị co giật nhẹ.

Nếu nhận thấy con trẻ đang có các dấu hiệu tương tự trên, các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc đưa con đến bệnh viện để thăm khám để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

4. Động kinh ở trẻ em có chữa được không?

Đây cũng là câu hỏi của rất nhiều người, nhất là các bậc làm cha làm mẹ đang có con nhỏ bị động kinh. Trên thực tế, tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh và thời gian phát hiện, bệnh động kinh ở trẻ em có thể điều trị được hay không, điều trị một phần hay toàn phần.

Ngoài ra, quan niệm, định kiến xã hội về bệnh động kinh vẫn còn khá nặng nề nên các bậc phụ huynh có con bị động kinh thường rất e ngại việc công khai bệnh tình và đưa con đi điều trị. Có nghĩa là rất nhiều người nghĩ rằng bệnh đồng kinh là bệnh tâm thần nên không thể nào điều trị được nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Theo nghiên cứu, bệnh động kinh là một dạng bệnh mạn tính nên để điều trị dứt điểm đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì và bỏ ra nhiều công sức nhưng là điều hoàn toàn có thể làm được.

Hiện nay, với nền y học phát triển, bệnh động kinh có rất nhiều phương pháp điều trị, cụ thể như: uống thuốc chống động kinh, phẫu thuật, thực hiện chế độ ăn kiêng... nhưng dùng thuốc chống động kinh là điều trị bắt buộc. Cũng giống như người lớn, bệnh nhân động kinh trẻ em cũng phải tìm được phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh mới sớm khỏi.

Theo số liệu thống kê từ trước đến nay, có đến hơn 60% bệnh nhân động kinh nhi có thể kiểm soát sớm được các cơn co giật và điều trị thành công bởi các liệu trình đơn giản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên đừng vì tín hiệu tích cực trên mà lơ là việc điều trị bệnh động kinh nhi vì 40% còn lại thường có tình trạng nặng hơn và còn kháng thuốc. Do đó, điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí trẻ phải sống với bệnh động kinh suốt đời.

Hiện nay, đa phần các ca bệnh nhi bị động kinh nặng thường đều được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, điều chỉnh các phần não bị tổn thương. Do đó, bệnh nhi bị động kinh hoàn toàn có khả năng điều trị thành công nên các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng trước khi có kết quả khám bệnh chính thức.

5. Động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ từ các chuyên gia về não bộ, đa phần các ca bệnh động kinh đều không gây ran guy hiểm cho bản thân hay những người xung quanh. Đặc biệt, bệnh nhân nhi khi mắc bệnh động kinh cũng không gây ran guy hiểm cho người thân.

Nhưng người thân của bệnh nhi không nên để trẻ đến gần các địa hình nguy hiểm để tránh tình trạng bé té ngã, chấn động và tạo nên các cơn co giật làm mất khả năng kháng cự. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Mặc dù bệnh động kinh ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng vẫn có một số trường hợp hiếm như sau:

- Những bệnh nhi bị động kinh kéo dài quá 3 phút có thể gây mất ý thức, đột tử, mất kiểm soát hành động gây nguy hiểm đến tính mạng, tỉ lệ bệnh nhân động kinh trẻ em mắc trạng thái động kinh này rất nhỏ. Nếu không sơ cứu kịp thời, trẻ thậm chí có thể bị tổn thương não, tâm thần phân liệt, ngờ nghệch.

- Một số ít trường hợp động kinh là trẻ em bị đột tử trong cơn co giật mà không rõ nguyên nhân do đâu. Biểu hiện ban đầu để nhận biết sớm là cơn co giật làm cơ cứng ngắt, co giật rút cơ nhanh, đột ngột.

6. Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

Vậy các bậc phụ huynh đang có con mắc bệnh động kinh cần làm những gì, cần có chế độ chăm sóc các con ra sao để đảm bảo an toàn?

Nếu là trẻ sơ sinh, hãy tìm đến các trung tâm y tế để nghe hướng dẫn của y bác sĩ. Đây là cách tốt nhất lúc này. Bên cạnh đó, hãy bổ sung dưỡng chất tốt cho não bộ giúp bé hạn chế các cơn co giật xuất hiện thường xuyên hiệu quả hơn.

Khi con đã nghe hiểu, hãy ở bên cạnh thường xuyên trò chuyện, vui chơi và động viên tinh thần của con. Đặc biệt, ba mẹ không nên tạo sức ép, người thân không nên bàn tán về bệnh tình của trẻ một cách tiêu cực tránh làm tâm lý của bệnh nhi thêm mất ổn định.

Đừng bao giờ để con rơi vào trạng thái tức giận, bức xúc, sốc, kìm nén cảm xúc… những lúc này não rất dễ tổn thương gây ra các cơn co giật ngắn.

Đối với những bệnh nhi bị động kinh, bố mẹ cần phải quan tâm con nhiều hơn nữa, luôn để mắt đến con, hạn chế để trẻ đến những nơi nguy hiểm, bàn ghế trong nhà cũng không nên để cạnh nhọn, nhà nên trải thảm thay vì lát gạch… Hãy đảm bảo an toàn tuyệt đối giả sử các cơn co giật có xảy ra.

Các bậc phụ huynh nên cố gắng thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang bị động kinh. Thêm vào thực đơn ăn hàng ngày những thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng, tăng cường hoạt động não bộ, đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu… Bên cạnh đó, nếu đang trong giai đoạn cho con bú, mẹ không nên uống rượu, bia, chất kích thích, hút thuốc lá, cà phê… để bảo vệ sức khỏe của con.

Cho con uống thuốc đúng thời gian, liều lượng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Vì nếu quên cho con uống một ngày, bệnh sẽ nặng thêm và việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết để sơ cứu con kịp thời khi các cơn động kinh đột ngột xuất hiện.

7. Các loại thảo dược tốt cho trẻ bị động kinh

Giống như việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, việc bổ sung một số loại thảo mộc tốt cho não bộ cũng giúp việc điều trị bệnh động kinh ở trẻ em trở nên dễ dàng, hiệu quả và an toàn hơn. Hãy tìm hiểu các loại thảo dược tốt cho người bị động kinh và tham khảo ý kiến bác sĩ rồi áp dụng cho trẻ để sớm nhận được hiệu quả như mong muốn.

Một số loại thảo dược như rau đắng biển rất tốt cho bệnh nhân động kinh

Rau đắng biển

Một trong những loại thảo mộc tự nhiên hỗ trợ tăng cường chức năng não bộ cho bệnh nhân động kinh hiệu quả chính là rau đắng biển. Loại thảo dược từ thiên nhiên này rất giàu dinh dưỡng tuy không quen thuộc nhưng lại có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời.

Rau đắng biển không chỉ điều trị tốt bệnh động kinh mà còn mang đến vô vàn tác dụng tuyệt vời khác. Trong rau đắng biển có rất nhiều loại chất thiết yếu như hoạt chất saponin gồm bacosid A và B. Các chất này có khả năng cải thiện lưu thông máu, tăng cường đưa máu và chất dinh dưỡng lên não giúp ngăn chặn các cơn co giật, rối loạn tâm lý…

Hoa cúc chamomile

Không chỉ là loại hoa quen thuộc, nguyên liệu làm trà, hoa cúc chamomeli còn là một loại thảo dược rất tốt cho bệnh nhân bị động kinh, nhất là ở trẻ em. Trong loại hoa này có một lượng nhỏ chất an thần nhẹ giúp trẻ em dễ ngủ, xoa dịu các cơn tức giận, co giật khi động kinh.

Hoa cúc chamomile có thể được dùng như chất an thần để giảm các cơn co giật có liên quan đến stress. Bạn cần tham khảo bác sỹ để biết liều dùng chính xác, vì cúc chamomile có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc an thần khác và tương tác với một số loại thuốc.

Cây kava

Giống như hoa cúc chamomile, cây kava cũng chứa một lượng chất an thần nhất định có thể xoa dịu ngay các cơn co giật ở bệnh nhân động kinh. Tuy nhiên, một nhược điểm là dược tính trong cây kava có thể tương thích với một số loại thuốc gây tổn thương gan, suy giảm chức năng gan rất nguy hiểm.

Do đó, nhiều bác sĩ khuyến cáo, nên cẩn trọng và tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn cao trước khi sử dụng cây kava để điều trị bệnh động kinh ở trẻ em.

Cây nữ lang

Ngoài các loại thảo mộc trên còn có một loại cây có tác dụng điều trị bệnh động kinh hiệu quả không kém chính là cây nữ lang. Loại thảo mộc này có hai thành phần rất hiệu quả trong việc chống co giật, an thần, dễ ngủ, xoa dịu các cơn căng thẳng, tức giận…

Theo nghiên cứu, cây nữ lang có tương thích với các loại thức uống, thuốc chứa cồn nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thử. Trong khi đó, câynữ lang có thể được kết hợp với bạc hà chanh, một loại thảo mộc khác có tác dụng an thần.

Bệnh động kinh ở trẻ em đa số đều không nguy hiểm và hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm nếu áp dụng liệu trình phù hợp. Do đó, đừng hoang mang, lo lắng và nên thay đổi định kiến về bệnh động kinh ngay.

 ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh, động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha