6 biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh không thể bỏ qua

Cha mẹ không nên lơ là nếu con mình có những biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh. Bởi lẽ đây là căn bệnh phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ sau này.

Ngày đăng: 18-12-2016

16,185 lượt xem

Các dấu hiệu điển hình của biểu hiện bệnh Động kinh ở trẻ sơ sinh

Nhiều người thường hay ngầm hiểu những cơn co giật xuất hiện ở trẻ đều là biểu hiện của bệnh động kinh. Tuy nhiên, có nhiều dạng động kinh ở trẻ mà nếu cha mẹ không để ý sẽ rất dễ cho qua. Trong đó có những biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh điển hình như:

- Cơn co giật sơ sinh lành tính: Thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 5 sau khi trẻ chào đời mà tỉ lệ mắc đa số là ở bé trai. Dấu hiệu điển hình của cơn co giật sơ sinh lành tính là những cơn giật cơ ở tay hoặc chân từ bên này cơ thể sang bên đối diện, kéo dài khoảng 30 giây, sau đó trẻ có thể ngủ gà. Cơn co giật sơ sinh lành tính ít khi phát triển thành bệnh động kinh, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ bị chậm nói, chậm phát triển về tâm lý, dễ bị co giật khi sốt cao.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh động kinh

Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng

- Cơn co thắt ở trẻ sơ sinh, xảy ra khi bé được 4-8 tháng. Có 3 dấu hiệu của cơn co thắt điển hình ở trẻ sơ sinh là cơn giật cơ với triệu chứng trẻ gật điều liên tục về phía trước, chân và tay co vào ngực; cơn giật cơ duỗi ở trẻ với dấu hiệu trẻ ngửa đầu ra sau, hai tay nắm chặt, hai chân duỗi cứng và cơn co giật hỗn hợp có biểu hiện đầu ngữa ra sau, hai chân và tay co về phía trước. Dạng co thắt ở trẻ thường hết sau khi trẻ đã lớn, nhưng có không ít trường hợp phát triển thành các dạng động kinh khác, vì vậy nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở trẻ thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời.

-  Động kinh cơn lớn ở trẻ sơ sinh : Trẻ mắc bệnh động kinh dạng này thường có biểu hiện nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.

- Động kinh vắng ý thức: Trẻ đột nhiên dừng mọi hành động đang làm, mắt nhìn chằm chằm về một hướng hoặc máy liên tục, miệng nhai hoặc mút lưỡi, không ý thức được cung quanh, trẻ sẽ bị té ngã nếu không được ẵm bồng.

-Biểu hiện bệnh Động kinh ở trẻ sơ sinh mang yếu tố gia đình: Xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi trẻ ra đời, với biểu hiện là các cơn giật cơ, ngừng thở khoảng từ 1-3 phút, tái diễn liên tục. Gần 20% trẻ mắc bệnh động kinh sơ sinh yếu tố gia đình có thể xuất hiện cơn động kinh thứ phát trước 2 tuổi và khi trưởng thành.

- Bệnh Động kinh tiến triển nặng, không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh với biểu hiện là các cơn co cứng hoặc co giật toàn bộ cơ thể, kèm theo dấu hiệu thở gấp, tím tái, xảy ra nhiều lần trong ngày, kéo dài hàng tháng trời, việc dùng thuốc thường không có tác dụng. Đối với trẻ mắc dạng động kinh này khi trưởng thành sẽ có những cơn động kinh mới, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Chăm sóc trẻ sơ sinh mắc bệnh động kinh

Trẻ sơ sinh chưa ý thức được về bệnh tật của mình vậy nên cha mẹ phải dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi bệnh tình của trẻ để báo lại cho bác sĩ khi cần.

Một số loại thuốc chống động kinh được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh có biểu hiện động kinh bao gồm:

Phenobarbital: Là một trong những thuốc chống co giật lâu đời nhất và an toàn nhất cho trẻ em. Nó thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Liều dùng cho phép từ 1-2mg/ngày.

Thuốc dùng cho trẻ sơ sinh bị bệnh động kinh

Thuốc dùng cho trẻ sơ sinh mắc bệnh động kinh

Valproic acid (Depakene, Depakote): Có hiệu quả trong việc điều trị nhiều rối loạn co giật ở trẻ em.

Phenytoin (Dilantin): Ngoài việc sử dụng nó như là một thuốc chống co giật hàng ngày, phenytoin còn được tiêm tĩnh mạch trong phòng cấp cứu để ngăn chặn một cơn động kinh liên tục.

Không phải ở trẻ lớn và người trưởng thành mới bị bệnh động kinh tấn công, ngay cả đối với trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ. Mặc dù đa số ca bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường ít nguy hiểm, và sẽ tự chấm dứt khi trẻ lớn lên nhưng vẫn có trường hợp bệnh chuyển biến nguy hiểm hơn. Vậy nên hơn ai hết cha mẹ của trẻ phải phát hiện sớm và cho trẻ điều trị kịp thời. 

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha