Việc hỗ trợ người bị lên cơn co giật động kinh phải hiệu quả và an toàn thì bệnh nhân mới được bảo vệ tốt nhất trước các hệ lụy có thể dẫn đến đột tử.
Ngày đăng: 07-03-2021
1,400 lượt xem
Động kinh là gì?
Khác với suy nghĩ của đại đa số mọi người, động kinh không phải là tâm thần, ngược lại động kinh là một căn bệnh mạn tính mà người mắc bị rối loạn hệ thống thần kinh trung ương do bị tổn thương não bộ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương não mà động kinh ở mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau, tần suất và cường độ động kinh cũng không giống nhau.
Trong các dấu hiệu của động kinh, các cơn co giật toàn thể được xem là có ảnh hưởng nặng nề nhất đến sức khỏe, cơ thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mỗi lần lên cơn co giật động kinh, người bệnh rất cần sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Hiệu quả điều trị bệnh cũng rất phụ thuộc vào việc họ có kiểm soát tốt các cơn co giật hay không.
Động kinh có di truyền không?
Có. Động kinh có di truyền từ mẹ hoặc bố sang con, thậm chí người thân trong gia đình cũng có tỉ lệ di truyền bệnh sang thế hệ sau nhất định. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, động kinh ảnh hưởng đến mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính mà không phân biệt bất cứ điều gì. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc động kinh ở trẻ em từ sơ sinh đến dưới 10 tuổi được xác định là cao nhất so với người trưởng thành. Nguyên nhân trong số đó một phần là vì di truyền, một phần còn lại là vì chấn thương trước và sau sinh, nhiễm trùng máu, sốt cao co giật liên tục, viêm màng não, u não, ung thư não…
Việc phát hiện động kinh ở trẻ em được xem là điều rất khó khăn vì biểu hiện ở đối tượng này rất nhẹ nhàng, thoáng qua, mãi đến khi tiến triển nặng mới xuất hiện các cơn co giật toàn thể.
Ít người biết rằng, động kinh co giật có nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, tổn hại đến các cơ quan như tim, thận; tăng tuần hoàn máu; thiếu oxy lên não; tổn thương hệ hô hấp; suy giảm trí nhớ, tổn thương não bộ… Thậm chí, co giật mất kiểm soát còn gây tử vong, bại não, bại liệt.
Biểu hiện động kinh là như thế nào?
Có 2 dạng động kinh khác nhau với những biểu hiện lâm sàng hoàn toàn khác nhau và có thể gia tăng cường độ, tần suất tùy thuộc vào mỗi trường hợp bệnh nhân.
Động kinh khu trú
Động kinh khu trú hay còn gọi là động kinh cục bộ, bệnh mãn tính xuất hiện bởi một bên cơ thể bị tổn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Động kinh khu trú có các biểu hiện không quá dữ dội, không làm người bệnh bị mất ý thức với 2 dạng cụ thể sau đây:
- Động kinh khu trú đơn giản: Trước khi xuất hiện các cơn giật cơ, giật cánh tay, chân hay mí mắt, mép miệng liên tục, người bệnh thường bị mệt mỏi, đau đầu, chống mặt và thường xuyên choáng váng. Dấu hiệu của động kinh cục bộ khu trú rất nhẹ nhàng nên không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, ý thức vẫn duy trì ở mức ổn định. Chỉ là một số bệnh nhân gặp phải vấn đề rối loạn vị giác, khứu giác.
- Động kinh khu trú làm thay đổi ý thức: Đây cũng là dạng động kinh vì một bên não bộ bị tổn thương nhưng dấu hiệu có phần nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng một phần hoặc hầu như gây thay đổi ý thức của người bệnh. Khi lên cơn động kinh khu trú phức tạp, người bệnh có xu hướng trợn mắt, con ngươi không di chuyển mà nhìn chằm chằm vào một hướng. Một số bệnh nhân kèm theo các hành động trong vô thức như đi đi lại lại, nhai, nuốt dù không có thức ăn, ngáp, gãi, xoa tay, quay tay…
Động kinh toàn thể
Khác hoàn toàn với động kinh khu trú, động kinh toàn thể xuất hiện vì nguyên nhân là hai bên bán cầu não đều gặp tổn thương nghiêm trọng bởi chấn thương sọ não, u não, ung thư não… hay các căn bệnh khác. Một số bệnh nhân mắc động kinh toàn thể có thể sẽ không tìm ra được nguyên nhân, nhóm này được xếp vào động kinh vô văn.
Động kinh toàn thể gây ra các dấu hiệu hết sức dữ dội, dường như làm người bệnh mất hoàn toàn khả năng kiểm soát cơ thể, mất ý thức toàn bộ và không thể phản ứng lại mọi sự việc xung quanh. Động kinh toàn thể bao gồm các triệu chứng sau đây:
- Khủng hoảng vắng mặt hay co giật malit là một trong các dấu hiệu của động kinh toàn thể phổ biến nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là các bé nam. Khi lên cơn co giật malit, cơ thể sẽ đột ngột dừng lại, mắt nhìn vô hồn về một hướng, cơ thể đột nhiên xuất hiện các hành động nhẹ nhàng như nhấp môi. Dạng biểu hiện động kinh toàn thể này làm trẻ mất tập trung và suy giảm sự phát triển não bộ.
- Co giật làm co cứng các cơ: Với dấu hiệu này, cơ thể với các vùng đặc trưng như lưng, cánh tay, chân bị cứng lại, không hoạt động như thông thường được, người bệnh dễ bị té ngã.
- Khủng hoảng Atonic: Biểu hiện này còn được gọi là co giật té ngã, khi xuất hiện sẽ làm người bị động kinh toàn thể mất khả năng điều khiển cơ bắp, làm họ bị té ngã, thậm chí là hôn mê.
- Các cuộc khủng hoảng Clonic: Một số các nhóm cơ trên toàn cơ thể co thắt, co giật theo nhịp rất nhanh, xuất hiện nhiều nhất ở mặt, cổ và cánh tay.
- Co giật cơ tim: Dấu hiệu này rất hiếm khi xảy ra và cũng khó nhận biết là một dạng động kinh. Lúc lên cơn co giật, cánh tay hoặc chân sẽ co thắt ngắn rất nhanh.
- Co giật Tonic-clonic: Hay còn được gọi là cơn co cứng co giật toàn thân. Nhiều người thường quen gọi là cơn co giật động kinh. Đây là dấu hiệu xuất hiện rất đột ngột và dễ nhận biết nhất ở bệnh nhân động kinh. Sau khi co cứng, khó thở, mắt nhìn trừng trừng thì toàn bộ cơ thể bắt đầu co giật nhanh theo nhịp kéo dài khoảng 2 phút, nghiêm trọng hơn là 5 phút. Biểu hiện này của bệnh động kinh có ảnh hưởng rất nặng nề đến sức khỏe, cơ thể của người bệnh, nặng nhất có thể gây bại não, đột tử.
Cách hỗ trợ người bị lên cơn co giật động kinh hiệu quả và an toàn
Giữ bình tĩnh: Điều đầu tiên cần trang bị cho bản thân trước mọi tình huống cấp bách, đặc biệt là hỗ trợ người bị lên cơn co giật động kinh chính là giữ bình tĩnh, hít sâu và kết nối lại kiến thức, hiểu biết về căn bệnh này. Hãy nhớ rằng chỉ khi được sơ cứu đúng cách, sức khỏe và cơ thể của người mắc co giật động kinh mới an toàn. Do đó, trang bị thêm các kỹ năng sơ cứu, hỗ trợ người lên cơn co giật là việc vô cùng cần thiết.
Luôn ở bên cạnh người bệnh: Hãy chắc chắn rằng bạn luôn ở cạnh người đang lên cơn co giật động kinh để chăm sóc học chu đáo nhất nhằm hạn chế rủi ro nguy hiểm đến tính mạng. Quan sát xem người đang có giật có bất kì dấu hiệu bất thường nào không, nếu có hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa. Tránh lơ là để nạn nhân co giật làm chấn thương cơ thể, đờm hay nước dãi làm ngạt thở.
Theo dõi thời gian: Một cơn co giật bình thường kéo dài trong vòng 2 phút, từ 5 phút trở lên được xem là trường hợp nguy hiểm cần đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra kỹ hơn. Nên nhớ chỉ đưa bệnh nhân đi khi cơn co giật đã chấm dứt.
Loại bỏ vật nguy hiểm xung quanh: Kiểm tra xem xung quanh người đang lên cơn co giật có xuất hiện đá, vật sắc nhọn, ghế, bàn… có thể làm tổn thương cơ thể hay không. Nếu có, hãy chắc chắn loại bỏ tất cả các vật nguy hiểm này để khi cơ thể co giật, người bệnh không bị thương.
Đặt người bệnh lên sàn nhà: Quan sát kỹ, nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn co cứng cơ thể hãy cố gắng đưa nạn nhân nằm xuống sàn nhà hoặc nơi bằng phẳng, an toàn nhất ở tại đó. Như vậy sẽ phần nào đảm bảo cơ thể họ không bị trầy xước, chảy máu.
Đặt vật mềm và phẳng dưới đầu người bệnh: Không nên kê đồ quá cao lên đầu nạn nhân, chỉ cần dùng chiếc khăn mềm cao khoảng 3cm lót lên đầu là được. Chiếc khăn mềm sẽ hạn chế trầy xước, tổn thương đầu, độ cao vừa phải giúp người bị co giật hít thở tốt hơn.
Đặt nghiêng người bệnh sang một bên: Nằm ngửa trong suốt quá trình cơ giật sẽ rất dễ bị nước bọt, dãi, đờm làm sặc, tắc đường hô hấp dẫn đến thiếu oxy lên não, đột tử nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bạn nên đặt nạn nhân nằm nghiêng sang một bên để họ có thể hô hấp được tốt hơn.
Không cho bất cứ thứ gì vào miệng người bệnh: Tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên dân gian từ mọi người xung quanh mà vắt chanh, nhỏ dầu gió vào miệng người đang lên cơn co giật động kinh. Hành động này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của họ ngay sau thực hiện.
Không giữ chặt người bệnh: Dùng dây hay tay để ôm chặt, giữ nạn nhân lại sẽ làm cơ thể họ sinh thêm lực phản kháng làm các cơn co giật dữ dội hơn. Hành động này dễ làm họ bị gãy xương, bầm tím cơ thể.
Thư giãn người bệnh: Sau khi cơn động kinh kết thúc, người bệnh thường rơi vào trạng thái mơ màng, lú lẫn và mệt mỏi, hay sợ hãi với mọi người xung quanh. Hãy ở bên họ để trấn an, trò chuyện đến khi tỉnh táo, sau đó hỏi ngay thuốc kháng động kinh ở đâu để cho bệnh nhân uống ngay. Điều này sẽ hạn chế các cơn co giật tái phát đột ngột sau đó.
Việc hỗ trợ người bệnh động kinh có vai trò quan trọng
Hỗ trợ người bị lên cơn co giật động kinh ở những nơi nguy hiểm
Người bị co giật động kinh ở dưới nước
Trong khoảng 10 giây đầu, cố gắng đưa bệnh nhân vào gần bờ cho đến khi cơ thể bắt đầu co giật thì dừng lại. Từ lúc tiếp xúc được với nạn nhân, hãy luôn luôn dùng tay nâng đỡ phần đầu và cổ, ngực của họ lên cao. Phần dưới của cơ thể không nên giữ lại vì vừa nguy hiểm cho người động kinh vừa không an toàn với người cứu trợ.
Khi nạn nhân đã dừng hẳn các cơn co giật mới đưa họ vào bờ, khi nào tỉnh táo hãy đưa họ đến bệnh viện. Trong trường hợp bệnh nhân co giật động kinh bị ngạt nước, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo để giúp họ thở lại như bình thường. Ngừng thở quá lâu có thể gây tử vong.
Người bị co giật động kinh trên cao
Vì cơn co giật xuất hiện rất nhanh nên không cố gắng đưa người bị động kinh đang lên cơn từ trên cao xuống dưới mặt đất. Thay vào đó, hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, cố gắng đưa họ đến vị trí đảm bảo an toàn cho cả hai. Nếu được, bạn có thể giữ người đang lên cơn co giật động kinh lại để tránh bị rơi từ trên cao tăng tỉ lệ tử vong.
Sơ cứu người bị co giật động kinh trên cao rất nguy hiểm vì vậy mọi người phải hết sức cẩn thận, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả hai. Đặc biệt, hãy gọi cứu hộ và cán bộ y tế đến hiện trường ngay phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
Điều trị co giật động kinh bằng cách nào?
Uống thuốc chống co giật mỗi ngày
Mỗi người sẽ cần có một loại thuốc chống động kinh khác nhau với liều tượng cũng không giống nhau. Tỉ lệ điều trị thành công co giật động kinh bằng thuốc cũng rất đáng kể, tương đương 70% nhưng thời gian áp dụng dài. Cụ thể, sau khoảng 2 – 3 năm mà các dấu hiệu hay các cơn co giật động kinh không còn xảy ra nữa bệnh nhân mới được cho phép ngừng dùng thuốc.
Một trong những điều đáng lo ngại của thuốc trị động kinh chính là tác dụng phụ. Do đó, người bệnh luôn phải tuân thủ theo lời khuyên, chỉ dẫn của y bác sĩ mới đảm bảo được sự an toàn trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Sử dụng đông y từ thảo dược tự nhiên
Thành phần của một số thảo dược tự nhiên như cau đằng, an tức hương, rau đắng biển, khổ qua rừng… được chứng minh có hoạt động tương tự thuốc chống co giật động kinh. Do đó, đông y cũng được xem là một phương pháp điều trị động kinh tuyệt vời.
Phương pháp chữa động kinh bằng đông y được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam vì an toàn, hiệu quả cao mà không có tác dụng phụ. Hơn nữa, nguyên liệu thảo dược đông y kể trên tại Việt Nam rất phổ biến nên chi phí rất phải chăng. Trong quá trình sử dụng đông y điều trị động kinh, người bệnh còn có thể cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tóm lại, áp dụng các cách hỗ trợ người bị lên cơn co giật động kinh hiệu quả và an toàn sẽ giúp họ bảo vệ được cơ thể, sức khỏe nhằm đẩy lùi căn bệnh này sớm hơn. Vì động kinh cần thời gian dài để điều trị dứt điểm nên người bệnh phải vô cùng cố gắng, kiên trì.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn