Động kinh có lên cơn co giật vào ban đêm không?

Cơn động kinh có thể co giật vào ban đêm, hay xuất hiện ngay trong giấc ngủ mà người bệnh không thể lường trước.

Ngày đăng: 07-03-2021

1,086 lượt xem

Bệnh động kinh là gì?

Nhiều người không tìm hiểu rõ nên luôn quy chụp tất cả những người bị co giật là bệnh nhân động kinh. Tuy nhiên, động kinh là bệnh rối loạn hệ thống thần kinh trung ương với nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú hơn như vắng ý thức, giật cơ, co cứng toàn thân, mất trương lực…

Vì vậy, để xác định động kinh, người bệnh cần phải thực hiện nhiều cuộc xét nghiệm, chụp CT não và đo điện não đồ… Khi các kết quả cho thấy trong não bộ có nhiều sự rối loạn, các cơn xung điện phóng ra đột ngột, người này sẽ được chẩn đoán mắc động kinh và cần phải chữa trị ngay.

Theo đó, động kinh là một căn bệnh mãn tính xảy ra do hệ thống thần kinh trung ương gặp vấn đề và rất dễ bị kích thích gây ra co giật. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh, cụ thể, dưới đây là các yếu tố phổ biến nhất:

- Di truyền: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể bị di truyền động kinh từ bố mẹ hoặc một trong số những người thân trong gia đình. Tỉ lệ di truyền từ bố mẹ sang con của bệnh động kinh rơi vào khoảng 3 – 5%, từ mẹ cao hơn bố. Theo đó, tỉ lệ lây truyền động kinh từ người thân sang trẻ chỉ ở mức từ dưới 1%. Mặc dù đây đều là những con số không lớn nhưng nếu trong quá trình mang thai, sinh hoạt không đều đặn thì tỉ lệ di truyền động kinh sẽ tăng lên đến khoảng 50%.

- Chấn thương sọ não: Người bị tai nạn giao thông, bị va đập mạnh vùng đầu, trẻ em bị tổn thương não do quá trình mang thai mẹ không cẩn thận, trẻ sơ sinh bị chấn thương đầu do các phương pháp lấy thai… rất dễ bị động kinh.

- Các bệnh về não: Một số bệnh như viêm màng não, viêm não Nhật Bản, sáng não, viêm dây thần kinh, ung thư não, u não… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh.

- Sốt cao: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi sốt cao liên tục dẫn đến co giật nhiều lần sẽ tăng nguy cơ mắc động kinh mãn tính.

- Một số trường hợp bị động kinh do thói quen sử dụng bia rượu, chất kích thích quá đà trong thời gian dài.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh động kinh?

Độ tuổi: Bất cứ độ tuổi nào, mỗi người cũng dễ trở thành nạn nhân của bệnh động kinh.

- Đối tượng: Người mắc các bệnh về não bộ, suy thoái trí nhớ, chấn thương sọ não, u não, viêm màng não.

- Người sinh ra trong gia đình có ba mẹ hoặc người thân bị động kinh.

- Trẻ em dưới 10 tuổi.

- Trẻ em sốt cao co giật từ 2 lần trở lên.

Các dạng động kinh phổ biến và dấu hiệu nhận biết

Có 2 dạng động kinh là cục bộ và toàn thể. Cục bộ là xuất hiện ở một chi, một vùng, một bên cơ thể. Toàn thể là trên khắp cơ thể người bệnh. Theo đó, biểu hiện cụ thể của hai dạng động kinh này như sau:

Động kinh cục bộ

Cơn động kinh cục bộ bắt nguồn bởi chấn thương một bên bán cầu não hoặc chỉ có một vùng não nhỏ gặp rối loạn. Dấu hiệu của dạng động kinh này cũng không quá mạnh mẽ, không làm mất đi ý thức hoàn toàn của người bệnh. Do đó, cuộc sống thường nhật vẫn được duy trì ở mức không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Một người khi mắc dạng động kinh này có thể ở từng mức độ khác như từ đơn giản đến phức tạp.

- Động kinh cục bộ đơn giản: Khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh, trên cơ thể sẽ bị co cứng hoặc co giật ở một số vùng, vị trí trên cơ thể trong khi ý thức vẫn còn nguyên vẹn. Người bệnh chỉ cảm thấy bồn chồn, lo lắng, đau đầu và mệt mỏi. Một số sẽ bị rối loạn tiêu hóa, bụng khó chịu và mất khả năng khứu giác.

- Động kinh cục bộ phức tạp: Dạng động kinh này có các biểu hiện mạnh mẽ và dữ dội hơn dạng đơn giản khiến người bệnh bị mơ màng, lú lẫn. Mỗi khi bệnh tái phát, người bị động kinh cục bộ phức tạp dễ đứng hay ngồi yên mắt nhìn chằm chằm, trừng lớn lên. Tiếp đó, họ có các hành động liên tục trong vô thức như xoa tay, nhai, nuốt, đi qua, đi lại, đi lên, đi xuống rất khó hiểu.

Động kinh toàn thể

Đây là dạng động kinh mà người bệnh đã hoàn toàn bị tổn thương hai bên bán cầu não nên dấu hiệu sẽ xuất hiện trên khắp cơ thể, làm mất ý thức và khả năng ghi nhớ của người bệnh. Trong động kinh toàn thể, người mắc có thể gặp các dấu hiệu sau đây:

- Cơn vắng ý thức: Đây là dấu hiệu động kinh toàn thể phổ biến nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, dấu hiệu rất thoáng qua và nhẹ nhàng nên vô cùng khó nhận biết, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị.Khi lên cơn vắng ý thức, trẻ sẽ chợt làm rơi đồ, ta cứng đờ và dừng lại hoàn toàn các hoạt động đang làm. Sau đó, mắt nhìn mơ màng về một hướng và không thể phản hồi lại các thông tin từ bên ngoài. Cơn vắng ý thức chỉ xuất hiện trong khoảng vài chục giây nên việc phát hiện sớm là điều vô cùng khó khăn.

- Cơn mất trương lực: Cơ thể bỗng dưng mềm nhũn, không co lại, các cơ không hoạt động làm người bị động kinh té ngã, mất thăng bằng trong vài chục giây đến vài phút.

- Cơn tăng trương lực: Biểu hiện trái ngược với mất trương lực, lúc này cơ thể cứng đờ, các cơ hoạt động co cứng quá mức và cũng làm người bệnh mất khả năng thăng bằng.

- Cơn co giật: Toàn cơ thể xuất hiện các cơn co giật rồi chấm dứt sau vài chục giây.

- Cơn giật cơ: Một số nhóm cơ trên toàn cơ thể co giật liên hồi, đây là biểu hiện duy nhất trong nhóm động kinh toàn thể không làm mất ý thức của người bệnh.

- Cơn co cứng co giật toàn thân: Ban đầu cơ thể bị co cứng đột ngột rồi ngã xuống dưới, mắt nhìn chằm chằm, thở gấp và mất ý thức. Tiếp theo, toàn cơ thể bị co giật mạnh, mắt trợn lớn, sùi bọt mép, nôn ói hoặc có đờm chảy ra từ miệng của người bệnh. Sau cơn co giật khoảng 2 phút, người bệnh sẽ ngủ hoặc hôn mê vài tiếng đồng hồ mới tỉnh dậy mà không thể ghi nhớ được sự việc đã diễn ra.

Những dạng động kinh thường xảy ra vào ban đêm

Theo các nghiên cứu và khảo sát, vào ban đêm, người bị động kinh thường lên các cơn co giật gọi là động kinh múa giật có tên tiếng Anh là myoclonic seizures. Ngoài ra, người bệnh còn có thể lên cơn động kinh thùy thái dương, động kinh vắng ý thức không điển hình và động kinh thùy trán.

Chung quy, biểu hiện của cơn động kinh vào ban đêm vẫn là các dấu hiệu thuộc về hai nhóm cục bộ hay toàn thể.

Dấu hiệu cơn động kinh vào ban đêm

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết một người đang lên cơn co giật động kinh vào ban đêm hay trong lúc ngủ, cụ thể là các triệu chứng sau đây:

- Đang ngủ nhưng toàn thân cứng ngắt, không hoạt động tay chân được;

- Các cơn co giật xuất hiện dữ dội và người bệnh không hề hay biết, một số bộ phận không thể được kiểm soát mà gây ra nhiều quấy rối tại hiện trường;

- Dù đang ngủ nhưng khi bị co giật nạn nhân vẫn mở mắt, tròng mắt trợn lớn và nhìn chằm chằm;

- Trước khi lên các cơn co giật vào ban đêm, người bệnh có thể nghe thấy tiếng động lạ, mùi lạ, mất khả năng nêm nếm;

- Các bộ phận trên cơ thể có cảm giác tê cứng, như kiến bò và nóng rang khó chịu;

- Bất ngờ la hét vì có khả năng gặp ảo giác, ác mộng vào ban đêm;

- Đang ngủ mà bất ngờ tiểu hoặc đại tiện dù bệnh nhân đã ở tuổi có thể kiểm soát tốt;

Động kinh vào ban đêm thường xảy ra vào thời điểm nào?

Hầu hết những người lên cơn co giật động kinh vào ban đêm đều tái phát bệnh trong lúc ngủ hoặc trước khi thức giấc. Theo nhiều cuộc khảo sát, đây là các thời điểm dễ lên cơn co giật động kinh vào ban đêm nhất mà người thân, bệnh nhân nên quan tâm chú ý hơn.

- Sau 1 giờ đồng hồ đã chìm sâu vào giấc ngủ, lúc này có thể người bệnh vẫn chưa ngủ sâu hoặc vẫn còn mơ màng.

- Giữa đêm với các bệnh nhân thường mất ngủ, hay thức giấc giữa đêm;

- Trước khi thức giấc 1 đến 2 giờ đồng hồ;

- Người bị mất ngủ, khó ngủ hay trằn trọc mà mắc động kinh rất dễ bị lên cơn co giật vào ban đêm;

Cách chẩn đoán chính xác cơn động kinh khi ngủ

Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán động kinh vào ban đêm hay trong lúc ngủ, chẳng hạn như chụp CT, xét nghiệm tế bào tủy sống, đo điện não đồ… Mặc dù trải qua các quá trình này bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán được động kinh nhưng với những người ngủ một mình hay người trưởng thành, việc phát hiện sớm động kinh rất khó khăn.

Trong khi đó, động kinh lại là một bệnh có sức ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thần kinh trung ương, để bệnh tiến triển trong thời gian dài sẽ làm quá trình điều trị thêm khó khăn.

Cách ngăn ngừa cơn động kinh vào ban đêm và phòng tránh rủi ro

Thuốc tây kháng co giật động kinh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, động kinh và giấc ngủ có liên quan tương tác lẫn nhau. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ mơ màng không sâu làm sức khỏe suy kiệt, tinh thần mệt mỏi và tạo điều kiện để các cơn co giật động kinh tái phát nhiều hơn, đồng thời gia tăng tần suất lẫn cường độ.

Do đó, lên cơn co giật động kinh vào ban đêm vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe, càng ngày càng khiến tình trạng não tổn thương nặng nề hơn. Do đó, người bệnh cần phải ngăn ngừa tuyệt đối các cơn co giật xuất hiện, đặc biệt là vào ban đêm hay trong giấc ngủ.

Một trong những phương pháp điều trị động kinh mà hầu hết mọi người bệnh đều phải áp dụng chính là sử dụng thuốc kháng co giật mỗi ngày. Trong các loại thuốc này sẽ tích hợp các chất có khả năng an thần, đồng thời ức chế xung điện, hạn chế co giật.

Tuy nhiên, thuốc chống động kinh lại mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể người bệnh. Vì vậy mà họ cần phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.

Thảo dược đông y giúp kiểm soát cơn co giậtđộng kinh vào ban đêm

Nhằm tìm ra một phương pháp điều trị và ức chế co giật động kinh lành mạnh, an toàn, lâu dài và ít tác dụng phụ nhất cho người mắc, nhiều ngành y học tại các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Ấn Độ đã nghiên cứu các thảo dược đông y từ tự nhiên.

Một điều may mắn chính là một số loại thảo dược đông y điều trị động kinh hoàn toàn có chứa các thành phần lành mạnh có tác dụng ngăn ngừa động kinh, cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ sự phát triển trí não cho bệnh nhân động kinh hữu hiệu.

Đông y chữa động kinh rất hiệu quả và an toàn

Trong số đó, câu đằng và an tức hương với hàm lượng hoạt chất Rhynchophyline tự nhiên dồi dào được xem như một “thần dược” đối với người bị co giật động kinh thường xuyên, hay vào ban đêm, trong giấc ngủ.

Loại hoạt chất này có khả năng như GABA nội sinh – Chất dẫn truyền thần kinh ức chế giúp ngăn ngừa tuyệt đối các đợt phóng xung điện trong não bộ, hạn chế tối đa co giật tái phát.

Bên cạnh đó, câu đằng kết hợp với an tức hương cùng một số loại thảo mộc khác sẽ cung cấp Taurine, Magie, kali, natri giúp cân bằng các chuyển hóa trong cơ thể nhằm hạn chế co giật dường như tuyệt đối.

Một số lời khuyên của chuyên gia giúp phòng ngừa cơn co giật vào ban đêm

Với người thường xuyên lên cơn động kinh co giật vào ban đêm, nhất là vào giữa giấc ngủ, duy trì lối sống khoa học và lành mạnh cũng là một phương pháp hiệu quả cần áp dụng. Hãy duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc, ngồi thiền để tịnh tâm vào mỗi buổi sáng hoặc tối, ăn uống thực phẩm giàu dưỡng chất, hạn chế caffein, chất kích thích gây hại cho hệ thần kinh…

Trong cuộc sống thường ngày, hãy vui vẻ, hòa nhập hơn với mọi người xung quanh, giảm căng thẳng, lo âu để giúp giấc ngủ ngon hơn.

Có thể bổ sung các loại trà giúp ngủ ngon từ tự nhiên như hạt sen, trà lài, trà hoa cúc…

Nhằm đảm bảo an toàn cho các bệnh nhân động kinh nếu có lên cơn co giật vào ban đêm, nên lắp đèn ngủ ánh vàng để có thể dễ dàng quan sát trong lúc ngủ. Giường không nên quá cao, gối ngủ chỉ cao khoảng 5 – 7cm, êm ái và nâng đỡ đầu với cột sống cổ thật tốt. Bên cạnh đó các đồ vật trong phòng ngủ của bệnh nhân cần hạn chế có cạnh nhọn, sắc dễ gây chấn thương cơ thể.

Động kinh co giật hoàn toàn có khả năng xảy ra vào ban đêm hay ngay cả trong khi bệnh nhân đang ngủ mà không ai có thể lường trước. Do đó, phương pháp đảm bảo an toàn duy nhất chính là ngăn ngừa co giật động kinh thật tốt từ nhiều cách khác nhau.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha