Bị động kinh có nên lao động ở những nơi có nước không?

Bị động kinh có nên lao động ở những nơi có nước không? Môi trường này có an toàn để người bị động kinh làm việc không?

Ngày đăng: 04-03-2021

861 lượt xem

Lao động ở những nơi có nước có nguy hiểm với người bị động kinh không?

Lên cơn co giật trong khi ở dưới nước tăng nguy cơ tử vong

Người mắc bệnh động kinh ở dạng toàn thể rất dễ lên các cơn co giật động kinh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cơ thể. Không ai có thể lường trước được thời điểm các cơn co giật xuất hiện, chính vì vậy mà các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyên bệnh nhân động kinh phải luôn ở nơi an toàn, bằng phẳng, dễ quan sát.

Trong trường hợp đang ở dưới nước mà bị động kinh, người bệnh dễ bị ngạt nước, chết đuối, nếu có người đến cứu cũng rất khó khăn vì cơ thể đang co giật.

Do đó, dù công việc gì, mực nước thấp hay cao, người bị động kinh cũng không nên làm việc, lao động ở những nơi có nước.

Người mắc bệnh động kinh không nên lao động vùng sông nước

Gây nguy hiểm cho người đến cứu trợ

Trong lúc lên cơn co giật động kinh ở dưới nước, cơ thể cứng đờ rồi bắt đầu co giật liên hồi gây cản trở việc cứu hộ nạn nhân lên bờ. Thậm chí ở những nơi nước sâu, người cứu hộ có thể bị các cơn co giật của bệnh nhân động kinh làm nguy hiểm đến tính mạng, nhấn chìm người xuống dưới nước, kiệt sức vì giữ an toàn cho bệnh nhân.

Do đó, để bảo vệ bản thân cũng như mọi người xung quanh, tốt nhất, người bị động kinh nên chọn môi trường làm việc an toàn, có nhiều người qua lại và tránh xa những nơi có nước.

Sơ cứu người bị co giật động kinh dưới nước như thế nào là đúng cách?

Để sơ cứu cho người đang lên cơn co giật động kinh đúng cách khi đang dưới nước, một người bình thường rất khó có thể làm được vì đây là trường hợp khó. Ngoài biết bơi tốt, người cứu hộ phải có sức bền, thể lực, kỹ năng điêu luyện mới có thể đảm bảo an toàn cho cả nạn nhân và bản thân mình. Với một trường hợp người bị co giật động kinh dưới nước, hãy thực hiện theo các lưu ý dưới đây:

Trong lúc cơ thể vẫn đang ở giai đoạn co cứng, cố gắng kéo nạn nhân vào bờ cho đến khi toàn thân co giật thì dừng lại.

Việc tiếp theo cần làm chính là cố gắng nâng đỡ đầu và cổ của người đang bị co giật động kinh lên cao để họ có thể thở được, không bị ngạt nước.

Khi cơn co giật động kinh đã kết thúc, bạn mới nên đưa nạn nhân vào bờ.

Hãy chú trọng đến vùng đầu, cổ và ngực, phần dưới cơ thể có thể để bệnh nhân co giật tự nhiên cho đến khi dừng hẳn.

Khi đưa nạn nhân bị co giật dưới nước lên bờ, đừng vội đưa đến bệnh viện mà hãy kiểm tra xem họ có còn thở không. Trong trường hợp tắt thở, phải thực hiện hô hấp nhân tạo, hồi sinh tim phổi tương tự người đuối nước ngay. Khi nạn nhan co giật dưới nước thở lại nhịp nhàng mới đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Tốt nhất, trong quá trình sơ cứu và chờ cơn co giật chấm dứt, hãy gọi xe cứu thương hoặc ô tô gần nhất để đưa nạn nhân đến bệnh viện an toàn nhất.

Không nên nhỏ chanh, dầu gió hay các dị vật khác vào miệng bệnh nhân co giật động kinh vì có thể làm họ bị ngạt, khó thở, tắt thở, thiếu oxy lên não, chết não, đột tử, bại não.

Sơ cứu bệnh nhân động kinh bị co giật dưới nước

Vậy bệnh nhân động kinh có được đi bơi không?

Làm việc ở nơi có nước là điều rất nguy hiểm với bệnh nhân động kinh, vậy bơi lội thì sao? Hay người bị co giật động kinh có được phép bơi hay không?

Câu trả lời chính là người bị co giật động kinh có thể bơi được nhưng phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, để an toàn tuyệt đối khi bơi lội, gia đình, người bị bệnh động kinh cần phải quan tâm đến:

Mực nước trong hồ: Bệnh nhân bị co giật động kinh nên bơi ở hồ trẻ em, hồ có mực nước chỉ đến bắp đùi, bụng để lỡ có tái phát bệnh vẫn an toàn và dễ dàng trong việc sơ cứu, hỗ trợ. Tránh tuyệt đối các hồ có mực nước sâu quá chiều cao của bệnh nhân trưởng thành vì gây khó khăn trong việc cứu trợ, nạn nhân có thể chìm xuống dưới khó quan sát.

Diện tích hồ vừa phải: Để có thể giúp mọi người xung quanh quan sát tốt mình, người bệnh động kinh nên bơi ở các hồ có diện tích nhỏ, vừa phải.

Không nên bởi ngoài biển: Biển có mực nước, độ sâu thay đổi và không giống nhau vì cát bên dưới nên rất dễ bị hụt chân, kích thích các cơn co giật, đồng thời nguy hiểm cho người bệnh động kinh. Bên cạnh đó, vì thích thú và thoải mái, người bệnh có thể vô tình đi ra quá xa bờ rất nguy hiểm nếu cơn co giật xuất hiện.

Nên rủ người thân bơi cùng bên mình:Dù đã bơi ở hồ trẻ em, hồ có độ sâu vừa phải và diện tích nhỏ nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối hơn, bạn có thể bơi bên người thân của mình. Như vậy, cảm giác an tâm, thoải mái sẽ giúp người bị động kinh thư giãn, loại bỏ căng thẳng.

Hồ bơi có mái che, trong mát: Sức khỏe của bệnh nhân động kinh cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là khí hậu nắng nóng và oi ả của mùa hè. Nhiều cuộc khảo sát đã chứng minh rằng ở dưới nắng thường xuyên có thể kích thích các cơn co giật động kinh xuất hiện đột ngột dù có sử dụng thuốc đều đặn hằng ngày. Do đó, nếu đi bơi vào mùa hè để thư giãn, người bệnh động kinh cũng nên chọn hồ bơi trong bóng râm, có mái che an toàn.

Bị động kinh nên lao động ở môi trường như thế nào mới an toàn?

Đối với người mắc bệnh động kinh, làm việc mỗi ngày cũng là cách tuyệt vời để giải tỏa các căng thẳng, áp lực vì nhiều người tự ti bởi họ trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Trên thực tế, khi kiểm soát tốt các cơn co giật và biểu hiện của bệnh, người mắc động kinh vẫn như bao người bình thường khác có thể học tập, làm việc và cống hiến tài năng của mình. Chỉ là với họ, môi trường làm việc cần phải đảm bảo các yếu tố dưới đây:

Không áp lực, căng thẳng

Tâm lý của bệnh nhân động kinh rất dễ kích động dẫn đến các cơn co giật xuất hiện ngày càng thường xuyên. Bởi vì vậy, bệnh nhân mắc động kinh phải chú ý trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, chọn các việc nhẹ nhàng, hạn chế áp lực, căng thẳng và doanh số như sale, tài chính, kế toán, thủ quỹ…

Thay vào đó, hãy chọn làm thủ thư, quản lý thư viện, nhập liệu, thiết kế, giáo viên, nhân viên cộng đồng… Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và hòa đồng sẽ  là “liều thuốc” giúp người bị co giật động kinh sớm khỏi bệnh hơn.

Cường độ công việc vừa phải

Làm việc quá 8 – 10 giờ đồng hồ mỗi ngày, liên tục và không có thời gian nghỉ ngơi dễ làm cơ thể bệnh nhân động kinh mệt mỏi, suy kiệt, tạo điều kiện để các cơn co giật động kinh xuất hiện.

Vì vậy, lúc đi phỏng vấn xin việc, bạn nên nói rõ ràng tình hình bệnh động kinh của bản thân để doanh nghiệp có thể sắp xếp cho bạn một vị trí, chức vụ phù hợp, cường độ công việc vừa phải, không quá sức.

Người mắc bệnh động kinh nên làm việc trong môi trường thân thiện 

Không làm việc trên cao, dưới nước

Đây đều là những vị trí nguy hiểm, tăng tỉ lệ tử vong đối với người bị co giật động kinh thường xuyên. Những nơi này không có nhiều người quan sát được bạn, khi các cơn co giật xuất hiện, chẳng có ai có thể sơ cứu và giúp đỡ vô cùng nguy hiểm.

Tránh các công việc ở nơi biệt lập

Ngồi một mình ở chốt bảo vệ, điều khiển máy trong carbin, lao động ở nơi biệt lập, chỉ có một mình, bệnh nhân bị co giật động kinh có thể sẽ gặp nguy hiểm, không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời. Các tình huống này có thể dẫn đến đột tử, tử vong mà khó ai có thể lường trước.

Người bị bệnh động kinh cần phải làm việc, lao động ở những nơi nhiều người qua lại, dễ dàng quan sát, luôn nằm trong tầm mắt của mọi người xung quanh.

Người bị động kinh nên mang theo gì khi đi làm?

Thuốc kháng động kinh để uống đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc dùng bổ sung nếu có.

Thuốc an thần được kê theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Tờ giấy ghi chú dán kèm bao thuốc, trong trường hợp cấp bách sau khi lên cơn co giật không còn ý thức, mọi người xung quanh có thể làm theo chỉ dẫn này cho bệnh nhân uống thuốc đúng cách.

Giấy tờ tùy thân đầy đủ.

Thông tin người thân trong gia đình dán ở nơi dễ tìm kiếm nhất, ở bìa ví.

Thức ăn tự nấu để mang đi làm để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và lành mạnh cho người bệnh động kinh.

Sổ khám bệnh, bảo hiểm y tế.

Khi đi làm, người bị bệnh co giật động kinh nên hạn chế gì?

Làm việc quá sức, không quan tâm đến sức khỏe của bản thân.

Tự cô lập bản thân với bạn bè, không cho đồng nghiệp biết về tình trạng bệnh của mình. Tốt nhất, hãy chia sẻ với mọi người trong cơ quan nơi làm việc biết về tình trạng sức khỏe của mình, giúp họ hiểu hơn về người bệnh động kinh.

Đứng ngoài nắng nhiều giờ đồng hồ làm gia tăng tỉ lệ cơn động kinh.

Bỏ bữa ăn, nhịn ăn, quên uống thuốc, bận đến uống thuốc sai giờ, sai liều lượng.

Uống nước ngọt có ga, nước tăng lực, cà phê, ca cao trong quá trình làm việc.

Điều trị động kinh ở người trưởng thành như thế nào?

Dùng thuốc chống động kinh

Sau khi được chẩn đoán mắc động kinh bởi bất kỳ nguyên nhân nào, 9/10 bệnh nhân đều phải sử dụng thuốc kháng co giật theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các cơn co giật tốt nhất. Một người được xem là chấm dứt động kinh khi họ không còn phải đối mặt với bất cứ cơn co giật nào nữa trong vòng 2 – 3 năm trở lại đây. Như vậy, phương pháp điều trị động kinh nội khoa, tức là sử dụng thuốc mang đến hiệu quả vô cùng khả quan.

Các cơn động kinh xuất hiện do hệ thống thần kinh trung ương gặp rối loạn, xung điện phát ra đột ngột kích thích toàn cơ thể diễn ra co giật trong 2 phút, nguy hiểm nhất là kéo dài hơn 5 phút. Thuốc kháng động kinh sẽ ức chế các tình trạng này xảy ra, cơ thể vẫn hoạt động và được kiểm soát tốt.

Phẫu thuật cắt não

Áp dụng các phương pháp từ bên trong nhưng không đạt hiệu quả cao, người mắc động kinh có thể sẽ được hướng dẫn chuyển sang phẫu thuật não bộ nhằm loại bỏ vùng não chấn thương. Vùng não này trực tiếp gây rối loạn hệ thống thần kinh trung ương nên khi bị cắt bỏ có thể loại bỏ đáng kể cường độ, tần suất của các cơn co giật ở người bệnh.

Tuy nhiên, hệ lụy của phương pháp này cũng rất đa dạng, có thể làm người bệnh sau phẫu thuật bị suy giảm các chức năng, mất khả năng ghi nhớ, mất trí nhớ, suy giảm các giác quan, rối loạn hành động, rối loạn ngôn ngữ… Nguyên nhân là vì vùng não bị cắt bỏ có nhiệm vụ điều khiển một trong các chức năng quan trọng của cơ thể.

Uống thảo dược đông y điều trị động kinh

Co giật toàn thể xuất hiện khi hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương dẫn đến rối loạn và thường xuyên phát ra các xung điện bất ngờ. Lúc này, não bộ thiếu hụt trầm trọng GABA – chất dẫn truyền thần kinh dạng ức chế.

Theo nhiều nghiên cứu, câu đằng và an tức hương, hai loại thảo dược trong đông y lại có thành phần giàu loại chất này. Chính vì vậy, nền y học cổ truyền của một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… đã sử dụng cau đằng, an tức hương để điều trị, hỗ trợ sức khỏe cho người mắc động kinh và nhận về nhiều kết quả tích cực.

Do đó, sử dụng thảo dược đông y cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị co giật động kinh tuyệt vời.

Ngoài câu đằng, an tức hương, người Việt còn sử dụng lá khổ qua rừng, nghệ, tỏi và hạt sen để mang đến cho người bị động kinh giấc ngủ ngon, giảm thiểu căng thẳng, thư giãn trí óc. Từ đó, họ sẽ có tâm lý thoải mái, sức khỏe dồi dào để chống lại bệnh động kinh. Hơn nữa, các loại nguyên liệu tự nhiên này còn hỗ trợ kích thích sự phát triển trí não, tăng khả năng ghi nhớ, những hệ lụy mà co giật động kinh gây ra.

Tóm lại, bị động kinh không nên làm việc ở những nơi có nước, ngoài ra, cũng tránh xa nơi trên cao, nơi không có người qua lại thường xuyên. Đặc biệt, để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để làm việc, người bị động kinh nên đảm bảo đã kiểm soát được bệnh một thời gian dài rồi mới quyết định đi xin việc.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha