Nên xử lý khi người bị lên cơn co giật động kinh có biểu hiện cắn lưỡi như thế nào là hiệu quả và an toàn nhất.
Ngày đăng: 09-03-2021
2,934 lượt xem
Tại sao lại xuất hiện cơn co giật động kinh?
Cơn co giật động kinh là biểu hiện của bệnh động kinh ở dạng toàn thể. Lúc này, não bộ người bệnh bị tổn thương đáng kể từ cả hai bên bán cầu não làm hệ thống thần kinh trung ương rối loạn, bên trong não thường phát ra các xung điện đột ngột. Các kích thích gây nên xung điện là nguyên nhân tạo nên các biểu hiện của động kinh, trong đó có co giật toàn thân.
Động kinh là bệnh mạn tính có ảnh hưởng rất lớn đến não bộ, thể trạng và sức khỏe của con người. Đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên, bệnh nhân động kinh không phân biệt giới tính, lứa tuổi, có thể là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người cao tuổi.
Động kinh có tỉ lệ di truyền từ bố mẹ sang con từ 3 – 5%, từ người thân trong gia đình đến thế hệ sau là 1 – 2%. Nếu sinh ra trong một gia đình có bố mẹ, người thân có tiền sử mắc động kinh, từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bào thai phải được chăm sóc tốt nhất, cẩn thận về mọi mặt nhằm hạn chế đến mức tối thiểu khả năng di truyền co giật động kinh.
Biểu hiện và triệu chứng của cơn co giật động kinh
Có 2 dạng động kinh khác nhau là cục bộ và toàn thể, mỗi dạng sẽ có các biểu hiện riêng biệt, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân. Cụ thể, biểu hiện, triệu chứng của các dạng động kinh được mô tả như sau:
Động kinh cục bộ (focal seizures)
Động kinh cục bộ bắt nguồn vì một vùng, một bên bán cầu não trái hoặc phải gặp vấn đề và hoạt động không trơn tru hoàn toàn. Do đó, người mắc bệnh động kinh cục bộ sẽ bị quấy nhiễu bởi các dấu hiệu, triệu chứng mang tính thoáng qua, không quá dữ dội nhưng vẫn làm cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, choáng váng và suy giảm khả năng của khứu giác, vị giác. Với từng mức độ khác nhau, biểu hiện và triệu chứng của động kinh cục bộ cũng không giống nhau.
Động kinh cục bộ đơn giản không làm người bệnh bị rối loạn nhận thức như dạng phức tạp. Nếu động kinh cục bộ đơn giản chỉ là các cơn co giật co thắt cơ nhẹ, giật mí mắt, giật mép miệng hay các chi hoặc một bên cơ thể, động kinh cục bộ phức tạp nặng hơn một bậc.
Khi lên các cơn động kinh cục bộ phức tạp, người bệnh mơ màng rồi nhìn vô thức, thực hiện các hành động như xoa tay, quay tay, nhai, nuốt liên tục, đi đi lại lại, leo cầu thang dù không có mục đích gì.
Vì biểu hiện của động kinh cục bộ dạng đơn giản rất khó phân biệt với các bệnh như đau nửa đầu, nhức mỏi người nên nhiều bệnh nhân khó có thể phát hiện sớm, bệnh dần tiến triển nặng hơn ảnh hưởng đến việc điều trị.
Động kinh toàn thể (generalized seizures)
Động kinh toàn thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương sọ não bởi tai nạn giao thông, va đập mạnh vùng đầu, nhiễm khuẩn gây nên não, bệnh truyền nhiễm, ung thư não… Trong đó các người mắc động kinh, có đến 50% không được tìm ra rõ nguyên nhân hay còn gọi là động kinh vô căn. Tuy nhiên, động kinh toàn thể chỉ xuất hiện ở người bị rối loạn hệ thống thần kinh trung ương ở cả hai bên bán cầu não trái và phải.
Trong các biểu hiện của động kinh toàn thể, co cứng co giật toàn thân được xem là nặng nề, dữ dội và mang đến nhiều hệ lụy nhất cho người bệnh. Một cơn co giật động kinh toàn thể khởi phát theo 3 giai đoạn khác nhau là co cứng, co giật và sau co giật.
Giai đoạn co cứng, toàn cơ thể sẽ cứng đờ, lên cơn tăng trương lực làm người bệnh té ngã, khó thở, mắt nhìn trừng trừng, mất ý thức dần. Tiếp theo, người bệnh bị co giật mạnh toàn cơ thể, không thể kiểm soát được hành vi, dễ cắn vào lưỡi nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không biết cách xử lý và sơ cứu cho bệnh nhân động kinh đang lên cơn co giật, mọi người xung quanh sẽ vô tình tác động những điều tiêu cực lên cơ thể, sức khỏe của người bệnh. Mà hệ lụy họ phải gánh chịu có thể là cả đời, không thể phục hồi được.
Cơn co cứng co giật ở bệnh nhân động kinh
Ngoài cơn co giật toàn thân, động kinh toàn thể còn có các biểu hiện sau đây:
- Cơn vắng ý thức xuất hiện phổ biến ở trẻ em, khi khởi phát cơn, cơ thể rơi vào trạng thái mơ màng, dừng lại mọi hoạt động, mắt nhìn theo một hướng vô hồn trong khoảng vài chục giây. Trong lúc này người bệnh động kinh cũng không phản ứng lại mọi vấn đề tác động xung quanh, rơi vào khoảng không mất hoàn toàn nhận thức.
- Cơn co cứng toàn thân: Đây là giai đoạn đầu của cơn co giật, khi mà cơ thể chợt co cứng lại hoàn toàn, khả năng giữ thăng bằng của người bệnh không còn nên họ dễ bị té ngã, chấn thương.
- Cơn mất trương lực: Hiện tượng này có biểu hiện trái ngược hoàn toàn với cơn co cứng, tức là toàn cơ thể mềm nhũn ra, cơ bắp không hoạt động làm người bệnh té ngã, nằm bất động.
- Cơn co giật cơ: Các vùng cơ nhỏ trên toàn thân xuất hiện hiện tượng co thắt liên hồi, triệu chứng của động kinh toàn thể này không gây tác động đến nhận thức của người bệnh.
- Cơn co giật: Toàn cơ thể hoặc một bên cơ thể, một trong các chi bị co giật nhanh theo nhịp nhưng không ảnh hưởng nhiều đến nhận thức, không dữ dội như cơn co giật lớn.
Cách xử lý khi người bị lên cơn co giật động kinh an toàn và hiệu quả
Đầu tiên, khi thấy một người đột ngột ngã xuống trước mặt, rất có thể họ không phải vì động kinh mà bởi đột quỵ hoặc đau tim. Nếu đau tim, co thắt tim quá mức, bệnh nhân sẽ có xu hướng ôm lấy lòng ngực và nhăn nhó. Trong trường hợp bệnh nhân đột quỵ, phải ngay lập tức đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất ngay. Đối với người bị co giật động kinh, cơ thể sẽ cứng đờ, mắt nhìn chằm chằm, sùi bọt mép, khó thở, thở gấp.
Bạn cần phải hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống vì cơ thể của bệnh nhân co giật động kinh rất khó kiểm soát. Hãy cố gắng nới lỏng quần áo, cổ áo và đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, lót vải mềm dưới vùng thái dương để đảm bảo an toàn.
Sau đó, hãy loại bỏ hết các vật sắc nhọn có thể làm trầy xước, chấn thương cơ thể bệnh nhân co giật ra hoàn toàn và để cơn co giật xuất hiện tự nhiên. Hãy nhắc nhở mọi người xung quanh giữ khoảng cách an toàn, không tò mò và hiếu kỳ mà làm không gian ngột ngạt, thiếu oxy.
Tuyệt đối không cho bất cứ thứ gì vào miệng người đang lên cơn co giật vì dễ làm họ bị ngạt, thiếu oxy lên não gây đột quỵ, bại não, bại liệt vô cùng nguy hiểm.
Tuyệt đối không sử dụng dây hay dùng tay để ghì chặt cơ thể nạn nhân lại, hành động này sẽ gây nên một lực phản kháng khiến xương dễ gãy, cơ bắp tổn hại và bầm tím cơ thể. Sau cơn động kinh thường kéo dài khoảng 2 phút, người bị co giật thường ngủ hoặc bất tỉnh, trong quá trình này họ sẽ hồi phục lại nhận thức.
Sau khi tỉnh dậy, nhiều người vẫn lú lẫn, mơ màng và ghi nhớ rất kém nên không thể tự liên lạc được với người thân. Mọi người cần chăm sóc và giữ tinh thần ổn định cho bệnh nhân, hạn chế các cơn co giật kích thích tiếp theo xuất hiện.
Sơ cứu đúng cách cho người lên cơn động kinh
Cách xử lý khi người bị lên cơn co giật cắn lưỡi
Thật may mắn là tỉ lệ trường hợp bệnh nhân động kinh cắn lưỡi không cao, chỉ chiếm 8/106 bệnh nhân. Tuy nhiên, các trường hợp cắn chặt lưỡi đa phần đều có dấu hiệu nhẹ, chỉ cắn ở viền hai bên lưỡi, mặc dù vậy, cẩn thận vẫn là trên hết vì hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhiều chuyên gia còn đưa ra ý kiến cho rằng nhiều người thường hay chèn ngón tay rồi nhén khăn vào kín miệng nạn nhân động kinh đang co giật là hoàn toàn sai lầm và vô bổ. Thay vào đó, chỉ nên dùng khăn mềm mỏng cuộn tròn đặt ngang vừa bảo vệ vùng miệng vừa hạn chế gây ngạt thở.
Để phòng ngừa tình trạng người bị co giật động kinh cắn vào lưỡi, trong giai đoạn đầu sơ cứu, bạn nên dùng một chiếc khăn mềm và mỏng cuộn tròn rồi chắn ngang miệng cho nạn nhân. Điều này giúp họ không cắn phải lưỡi vừa không làm ngạt, tắc đường hô hấp gây nên nhiều hệ lụy khác.
Ngoài ra, trong trường hợp không có khăn mềm, cách duy nhất bạn có thể áp dụng là sử dụng một que cây dài, trơn để chắn ngang miệng.
Trong trường hợp chưa kịp thực hiện các phương pháp trên mà bệnh nhân đã có dấu hiệu cắn chặt răng, hãy đưa ngay mảnh áo gần nhất vào nhằm ngăn ngừa tuyệt đối việc cắn vào lưỡi gây tử vong. Trong những tình tế cấp bách, phải nhanh trí và khéo léo mới có thể giúp người đang lên co giật động kinh đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Lúc nào nên gọi ngay cho bệnh viện đến cấp cứu kịp thời?
Nhiều trường hợp cơn co giật động kinh kéo dài quá 5 phút, sau cơn co giật đầu bệnh nhân tiếp tục lên cơn thứ hai, sau khi co giật toàn thân rũ rượi và nhiều giờ đồng hồ sau vẫn chưa tỉnh lại, cơ thể bị gãy, chấn thương trong quá trình động kinh… đều cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu, kiểm tra và thay đổi phương pháp điều trị.
Sai lầm cần tránh khi xử lý người bị co giật
Chính vì thiếu hiểu biết chính xác về động kinh mà nhiều người sơ cứu người đang lên co giật rất cảm tính hay thường làm theo lời truyền miệng trong dân gian. Sai lầm điển hình nhất chính là vắt chanh, nhỏ dầu gió vào miệng nạn nhân đang lên cơn co giật liên hồi mà không lường trước được các hệ lụy nguy hiểm của hành động này. Ngoài ra, nhét vào miệng nạn nhân một cách kín kẽ làm họ bị ngạt thở, tăng tỉ lệ tử vong, đột tử.
Theo lời giải thích của các chuyên gia, đa phần bệnh nhân khi lên cơn co giật động kinh thì phần lưỡi đều thụt vào trong nên nếu có lỡ cắn vào lưỡi cùng không quá nguy hiểm. Điều này chỉ nguy hiểm hơn đối với người có lưỡi dài.
Bên cạnh đó, nhiều người còn cố gắng dùng tay ôm chặt người đang bị co giật động kinh lại với mong muốn chấm dứt sớm tình trạng này. Suy nghĩ này vô cùng sai lầm và phản tác dụng, có thể vô tình làm cơ thể người bệnh bị bầm tím, thậm chí là gãy xương.
Làm cách nào để điều trị động kinh co giật?
Uống thuốc kháng động kinh đều đặn
Trong việc điều trị động kinh, ngăn ngừa các cơn co giật mới là phương pháp tuyệt vời giúp ích cho người bệnh hòa nhập với cuộc sống bình thường thay vì nghĩ cách sơ cứu cơn co giật.
Điều quan trọng khi áp dụng phương pháp này chính là tìm được loại thuốc phù hợp với thể trạng, uống đúng theo chỉ dẫn của y bác sĩ hằng ngày, không tự ý gia giảm liều lượng hay thay đổi thuốc.
Khi uống thuốc kháng động kinh mỗi ngày sau một thời gian dài, bạn phải quan sát cơ thể tốt hơn vì các loại thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ cho sức khỏe.
Sử dụng thảo dược trong đông y
Một số người khi uống thuốc kháng co giật, cơ thể bắt đầu xuất hiện nhiều tác dụng phụ như mất ngủ, rối loạn cảm xúc, tăng sụt cân thất thường, rối loạn tiêu hóa, nhiều người còn bị suy giảm chức năng gan và thận ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài việc thay đổi loại thuốc, người thường xuyên bị lên cơn co giật động kinh có thể dùng sang các loại thảo dược đông y từ tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra nhiều loại dược liệu tự nhiên quen thuộc nhưng giàu hàm lượng dưỡng chất tốt cho trí não người bị động kinh. Theo đó, y học Hàn Quốc nghiên cứu thành công tác dụng điều trị động kinh ở cau đằng và an tức hương.
Trong khi đó, người Việt sử dụng rau đắng biển, lá khổ qua rừng, hạt sen, tỏi hay nghệ tươi để xoa dịu các kích thích trong não bộ, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon và tăng cường sự phát triển trí não ở người bị động kinh.
Kết hợp một số lọai thảo dược đông y vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý, uống thuốc điều độ, ngăn ngừa co giật động kinh sẽ là điều hết sức đơn giản.
Việc xử lý khi người bị lên cơn co giật động kinh cắn lưỡi đúng cách giúp họ bảo vệ được cơ thể, sức khỏe và cả tính mạng sau khi hồi phục về trạng thái bình thường. Hạn chế tuyệt đối các hành động bộc phát, tự phát như vắt chanh, nhỏ dầu vào miệng, nhét kín miệng người bị động kinh vì rất nguy hiểm.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn