4 khu vực não bị ảnh hưởng gây ra bệnh động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ là biểu hiện của sự phóng điện bất thường quá mức và đồng thời của một nhóm các tế bào thần kinh trong một vùng khu trú của vỏ não hoặc dưới vỏ tại một bên bán cầu. Trong đó, 4 khu vực não bị ảnh hưởng sẽ gây ra những triệu chứng bệnh động kinh cục bộ đặc trưng.

Ngày đăng: 24-02-2017

2,098 lượt xem

1. Động kinh cục bộ thuỳ trán

Động kinh cục bộ thùy trán là những cơn co giật bắt nguồn ở vùng trán (nằm phía trước của não bộ). Hơn 50% người mắc bệnh động kinh cục bộ thùy trán chưa xác định được nguyên nhân, các trường hợp còn lại được xác định do yếu tố gây tổn thương não như u não, chấn thương sọ não, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, viêm màng não…

Biểu hiện đặc trưng nhất của cơn động kinh cục bộ thùy trán thường xảy ra trong lúc ngủ và chỉ kéo dài dưới 30 giây với các dấu hiệu như:

- Người bệnh có thể đột nhiên nhăn nhó khuôn mặt, cười lớn, nói, hát, la hét, ăn nói tục tĩu, rên rỉ, thở hổn hển trong giấc ngủ.

- Xuất hiện cơn co cứng hoặc rung giật cơ ở một phần của cơ thể kèm theo đầu, mắt lệch sang một bên.

- Biểu hiện kích động lặp đi lặp lại như đấm, đá kèm theo cười nói, khóc lóc, la hét và thường bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn tâm lý.

Một số biểu hiện của dạng động kinh cục bộ thùy trán

Tùy thuộc vào tần số và thời gian của cơn co giật, động kinh cục bộ thùy trán có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, kỹ năng vận động và chức năng não khác. 

2. Động kinh cục bộ thuỳ thái dương 

Động kinh cục bộ thùy thái dương khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân gây bệnh thường do người bệnh có tiền sử co giật do sốt cao hoặc bị di truyền.

Biểu hiện cụ thể của dạng động kinh cục bộ thùy thái dương là:

- Thay đổi về các giác quan như nghe thấy âm thanh lạ trong tai, ngửi thấy mùi khó chịu, cảm nhận sự việc trước mắt dường như đã xảy ra.

- Rối loạn ngôn ngữ như nói ngược trật tự câu, nói nhiều hoặc nói nghĩa ngược lại.

- Xuất hiện các hành động tự phát như chép miệng, nhai liên tục, mặt đờ đẫn.

- Cơn động kinh thực vật: biểu hiện bằng các triệu chứng như giãn hoặc co đồng tử, đỏ bừng mặt, cổ vã mồ hôi, sởn gai ốc, tim đập chậm hoặc nhanh, đột ngột hạ huyết áp, rối loạn nhịp thở, đau bụng.

ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH UY TÍN

3. Động kinh cục bộ kịch phát vùng trung tâm Rolandic

Xuất hiện ở độ tuổi từ 5-10 tuổi, thường xảy ra khi trẻ đang ngủ hoặc vừa thức dậy. Những biểu hiện cụ thể của bệnh là co giật hoặc tê ở một bên mặt, triệu chứng này kéo dài không quá 2 phút và trẻ vẫn tỉnh táo khi lên cơn.

Cơn động kinh cục bộ dạng Rolandic thường xuất hiện khi trẻ đang ngủ

Các cơn này xuất hiện đột ngột, cơn sau giống cơn trước và lặp lại nhiều lần, tuy nhiên ngoài cơn trẻ hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đa số trường hợp mắc chứng động kinh cục bộ Rolandic sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên và thường không cần phải dùng thuốc điều trị.

4. Động kinh cục bộ vùng thùy chẩm

Dạng động kinh cục bộ này thường xuất hiện ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh động kinh với những biểu hiện cụ thể như

- Gặp khó khăn trong thị giác, mù tạm thời, xuất hiện các ảo giác.

- Co giật nửa người hoặc cơn cục bộ xong toàn thể hoá.

- Bị đau nữa đầu dữ dội kiểu Migraine.

Bệnh nhân mắc bệnh động kinh cục bộ dạng thùy chẩm không có hội chứng thần kinh khu trú và phát triển vận động bình thường. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ biến chứng sang các dạng động kinh nguy hiểm khác.

Không phải các dạng động kinh cục bộ có nguồn gốc do những khu vực não bị tổn thương đều đáp ứng với thuốc chống động kinh phổ biến, thậm chí còn kháng thuốc. Do đó, những phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả lâu dài từ đông y và thảo dược thiên nhiên nên được ưu tiên lựa chọn để điều trị dứt điểm căn bệnh này. 

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha