Những cơn động kinh không báo trước và rất khó đoán, vì thế trẻ cần có sự kiểm soát của bố mẹ. Phụ huynh cần có những quy tắc giữ an toàn khi trẻ lên cơn.
Ngày đăng: 14-04-2022
709 lượt xem
Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em
Lúc mang thai mẹ không tiêm vắc xin phòng chống các bệnh sốt thai sản, mẹ bị chấn thương, tai nạn nghiêm trọng, hay đang điều trị bằng các loại thuốc đặc trị bệnh thần kinh… các yếu tố này ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ.
Trong lúc sinh, trẻ bị ngạt, sinh non thiếu tháng, trẻ bị vàng da sơ sinh, nhịp tim yếu,…khiến trẻ bị mắc chứng động kinh bẩm sinh trong thời gian dài. Bệnh động kinh do khả năng di truyền rất cao. Theo nghiên cứu, trẻ bị động kinh thường do có bố mẹ hoặc người trong gia đình mắc các chứng bệnh về thần kinh, động kinh và những bệnh liên quan đến não bộ.
Ở trẻ sơ sinh nếu xuất hiện cơn động kinh thì đó là cơ động kinh lành tính, bệnh này sẽ tự biến mất khi lớn. Tuy nhiên, ở một số trẻ bị động kinh từ khi sinh ra đến độ tuổi đi học vẫn luôn đối mặt với các cơn co giật.
Dấu hiệu thường gặp ở trẻ mắc bệnh động kinh
Cơn vắng ý thức: Đây là những cơn rối loạn ngắn. Trẻ có biểu hiện như bất động, thở gấp, mơ màng với mọi thứ xung quanh. Tại cơ mắt, cơ miệng giật nhẹ,đầu và mình hay vặn ra sau. Nhãn cầu bị đảo ngược. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều khiến trẻ mất kiểm soát hệ bài tiết,đái dầm liên tục và chảy dãi thường xuyên.
Cơn giật cơ: Hiện tượng giật cơ nhanh tựa tia chớp khiến trẻ ngã ngay lập tức khi lên cơn. Tuy nhiên ở cơn động kinh ở trẻ không mất ý thức, mà trẻ biết mình đang bị ngã và ý thức phải đứng dậy. Các cơn giật cơ này xảy ra chớp nhoáng, không gây nhiều nguy hiểm cho trẻ.
Cơn co giật: Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ mắc bệnh động kinh nặng dần. Trẻ bất thình lình co giật khi sốt cao và kể cả không có triệu chứng bệnh, bé vẫn bị co giật nếu lên cơn động kinh. Cơn này kéo dài từ vài giây đến 1 phút, hay kèm theo rối loạn ý thức.
Bên cạnh đó, một vài cơn động kinh toàn thể với các biểu hiện trẻ nghe tiếng ù tai xung quanh, trẻ ngửi thấy mùi lạ, thường xuyên đánh trống ngực, lo sợ một điều gì đó không rõ nguyên nhân. Trẻ bị mất ý thức tạm thời kèm theo những hình ảnh khó hiểu như ngoạm tay, liếm láp, mở và cài cúc áo trong vô thức. Đôi lúc trẻ phát ra những âm thanh kì lạ kéo dài với tần suất liên tục.
Sau cơn động kinh ở trẻ rất dễ mất sức vì cơ thể phóng nhiều xung điện trong lúc động kinh khiến trẻ trở nên mệt mỏi và không muốn ăn uống. Hãy để trẻ của bạn ngủ một giấc thật sâu và đảm bảo rằng không gian thông thoáng cung cấp đủ oxy cho sự hô hấp của trẻ.
Quy tắc giữ an toàn khi con bạn có triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ
Giữ an toàn khi ở nhà
Hãy bố trí một chiếc giường thấp để phòng cho sự té ngã. Sử dụng nệm và giường thấp sẽ giúp trẻ tránh khỏi chấn thương nếu khi lên cơn bị té ngã.
Các vật có góc, cạnh sắc nhọn nên bọc lại bằng vải mềm hoặc hạn chế bài trí gần nơi con ngủ, chơi để tránh sự va chạm.
Mẹ có con nhỏ bị động kinh nên sử dụng miếng thảm chống trượt. Làm điều này có thể đảm bảo được khi con lên cơn động kinh, chân con tránh bị mất thăng bằng, hạn chế được các trường hợp té ngã.
Không để con một mình với bất kỳ trường hợp nào. Trẻ lên cơn động kinh không báo trước, nếu lúc đó không có bạn, trẻ sẽ rất dễ gặp nguy hiểm.
Tìm hiểu, trang bị kiến thức cho mọi người trong gia đình cách sơ cứu, để giữ bình tĩnh thay phiên nhau trông trẻ và sơ cứu các cơn động kinh của trẻ ngay tại nhà.
Mẹ nên cho bé ngủ đủ giấc và ăn uống theo chế độ dinh dưỡng bài bản. Vì khi ngủ đủ và ăn hợp lý, sẽ giúp hạn chế được khá nhiều cơn động kinh bất chợt.
Ghi nhớ lịch uống thuốc cho con. Lưu ý rằng nếu gián đoạn và tự ý bỏ liều thì trẻ sẽ phải sử dụng lại thuốc từ đầu. Lúc đó sẽ gây tác động không nhỏ đến sức khoẻ của con.
Không nên cho trẻ tắm một mình hoặc đi bơi mà không có sự giám sát của bạn. Chắc chắn rằng bạn phải luôn ở bên để phòng cho trường hợp xấu nhất xảy ra.
Quy tắc giữ an toàn khi ra ngoài
Khi cho trẻ tập bơi hoặc đã biết bơi mặc áo phao sẽ hạn chế được các trường hợp đuối nước khi lên cơn động kinh.
Giữ an toàn đường bộ tức là cho trẻ đội mũ bảo hiểm khi ra đường, chạy xe ở tốc độ chậm, thường xuyên nắm giữ tay con lúc đi xe để hạn chế té ngã, chấn thương đánh tiếc.
Chắc chắn luôn mang theo thuốc điều trị động kinh cho trẻ bất kỳ nơi nào. Nếu trẻ đi học, mang thuốc đến gửi cô giáo, nhờ cô nhắc nhở trẻ uống thuốc đúng giờ và đều đặn.
Cho trẻ thoải mái tiếp xúc với các bạn để trẻ phát triển khả năng vận động ngôn ngữ, không xa lánh dễ khiến trẻ bị cô độc và tự ti.
Bệnh động kinh gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của trẻ. Việc cơ thể tự chống lại các cơn động kinh sẽ làm cho toàn thân mất sức rất nhiều. Nếu không phát hiện và bồi dưỡng các chất vào cơ thể, trẻ sẽ dễ bị suy kiệt.
Bệnh động kinh ảnh hưởng tới học tập của trẻ
Trong độ tuổi đi học là quá trình não bộ cần sự tập trung tối đa. Tuy nhiên những trẻ bị động kinh thường sẽ thiếu tập trung, không để tâm vào bài giảng hoặc nếu có sẽ không tiếp thu rõ các bài giảng, gây cản trở việc hiểu bài, làm bài và kiến thức nạp vào hầu như không.
Trẻ đang vui chơi, điều khiển xe đạp, leo trèo nếu không có bố mẹ ở bên trẻ sẽ bị té ngã bất cứ lúc nào khi lên cơn động kinh. Từ đó gây ra chấn thương vùng đầu, xương tay chân và rất nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, trẻ bị động kinh luôn phải có người lớn bên cạnh kiểm soát cơn cho trẻ.
Cơn động kinh co giật ở trẻ kéo dài liên tục, nếu thời gian co giật kéo dài trên 1 phút hoặc thậm chí có cơn kéo dài trên 5 phút khiến nhịp thở của trẻ trở nên yếu ớt, hệ hô hấp bị cản trở quyết liệt, gây ra chứng thiếu oxy và ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. Trường hợp này gặp rất nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh ở trẻ em
Chẩn đoán động kinh luôn được các bác sĩ kiểm tra rất kỹ lưỡng. Vì ở một số trường hợp, trẻ động kinh bị chẩn đoán nhầm và sai bệnh. Các bác sĩ sẽ thăm khám sàng lọc từ những câu hỏi khảo sát biểu hiện bệnh, thời gian động kinh kéo dài bao lâu để dự đoán ban đầu con mắc động kinh do nguyên nhân nào.
Sau khi tìm được nguyên nhân sơ bộ, các y bác sĩ tiến hành xét nghiệm bằng các phương pháp chụp MRI, điện não đồ… để chỉ rõ được nơi não bộ đang tổn thương và đang bị ở những cơn nào. Đồng thời xác định nguyên nhân cụ thể. Cuối cùng là tiến hành đưa ra phác đồ điều trị bài bản theo một phương pháp điều trị nhất định.
Các đơn thuốc chuyên đặc trị động kinh và phương pháp điều trị bác sĩ sẽ trao đổi với bố mẹ của trẻ để cùng nhau phối hợp, đẩy nhanh quá trình điều trị và rút ngắn thời gian chấm dứt bệnh của trẻ.
Đo điện não đồ để xác nhận cơn động kinh ở trẻ
Các cách điều trị bệnh động kinh hiệu quả ở trẻ
Thuốc chuyên đặc trị động kinh sẽ kiểm soát các cơn co giật rất tốt. Hiện nay, các loại thuốc với nhiều tác dụng khác nhau, khi kết hợp sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày là cách mẹ chăm sóc não bộ cho trẻ. Bổ sung các chất bổ não và chế độ ăn hợp lý sẽ khiến não bộ phát triển, hệ thần kinh được định thần từ đó đẩy lùi và hạn chế được các cơn co giật trong lúc động kinh.
Điều trị động kinh bằng thảo dược đông y: Với phương pháp này mẹ và bé phải cực kỳ kiên nhẫn. Tuy nhiên, điều trị bằng cách này khi và chỉ khi trẻ bị kháng thuốc tây, hoặc bệnh động kinh ở trẻ có khuynh hướng đã giảm đi, thì cách này sẽ giúp định thần não bộ, hạn chế các cơn co giật, co cơ, mất ý thức tạm thời. Tuy nhiên, điều trị bằng đông y thường áp dụng cho người lớn bị động kinh nhiều hơn với trẻ em.
Phẫu thuật: Đây là cách cuối cùng mà bác sĩ chọn lựa nếu trẻ mắc các tác dụng phụ do thuốc tây gây ra, trẻ bị kháng thuốc và lên cơn co giật cực mạnh. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần não bị rối loạn, định thần lại cá nơron trong hệ thần kinh, không còn xuất hiện các cơn co giật nữa. Tuy vậy, phẫu thuật không được áp dụng phổ biến vì ít trẻ đủ sức khoẻ và đề kháng để vượt qua quá trình trước và sau phẫu thuật.
Lưu ý khi dùng thuốc động kinh
Phải cân nhắc liều lượng dùng thuốc tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ động kinh của trẻ để sử dụng phù hợp.
Các cơn động kinh nếu tiến triển thì phải đổi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc bên ngoài để điều trị cho con.
Đặc biệt, trẻ bị động kinh muốn rút ngắn thời gian điều trị phải dùng thuốc đều đặn, thường xuyên, không sử dụng ngắt quãng, gây mất tác dụng thuốc.
Mỗi loại thuốc dù ít hay nhiều vẫn luôn để lại các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Mẹ cần theo dõi các tác dụng phụ đó là gì và thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho con.
Bệnh động kinh ở trẻ có thể điều trị dứt điểm nếu kiên trì và có nhiều kiến thức về bệnh. Chỉ cần bố mẹ luôn nắm giữ được các quy tắc giữ an toàn cho con thì các cơn động kinh sẽ được kiểm soát đáng kể.
Trẻ em phải chịu nhiều biến chứng nếu không điều trị động kinh kịp thời
Trang bị cách sơ cứu trẻ lên cơn co giật đúng cách
Một trong những quy tắc không thể quên mỗi khi con tái phát cơn co giật do động kinh chính là sơ cứu đúng cách, kịp thời. Nguyên nhân là vì hệ lụy của cơn co giật đem đến cho trẻ nhỏ thực sự nặng nề, trẻ thậm chí có thể tử vong nếu không được cứu chữa đúng cách.
Khi thấy con bắt đầu rơi vào cơn co cứng toàn thân, té ngã và mắt trợn lớn, hãy lập tức đưa bé đến nơi bằng phẳng, không có dị vật, tránh xa nhà bếp, bàn ghế… có thể gây tổn thương cơ thể. Tiếp đó, nơi lỏng quần áo, cổ áo để bé có thể thở tốt hơn. Ngay khi cơn co giật bắt đầu, hãy để cơ thể trẻ thoải mái mà không nên dùng dây, tay chân níu, buộc chặt lại. Hành động này của bạn vô tình có thể gây ra thương tích cho con.
Tuyệt đối không tác động vào trẻ khi cơn co giật đang diễn ra, đặc biệt không áp dụng các mẹo dân gian như nhỏ chanh, dầu, nhét khăn vào miệng bé. Nạn nhân có thể bị sặc, ngạt thở dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm hơn.
Sau khi cơn co giật kết thúc, hãy bế trẻ lên giường để bé nghỉ ngơi đến khi tỉnh dậy và cho trẻ uống thuốc được bác sĩ kê đơn từ trước. Trong trường hợp cơn co giật kéo dài hơn 10 phút, sau khi kết thúc bạn nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra. Bên cạnh đó, trẻ nằm li bì suốt hàng giờ đồng hồ sau cơn co giật động kinh mà không tỉnh dậy, hãy lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất ngay.
Trong trường hợp trẻ đột ngột lên cơn co giật giữa đường, hãy đảm bảo trẻ được nằm thoải mái cho đến khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu mới di chuyển. Chở theo một bệnh nhân đang co giật lưu thông trên đường cực kỳ nguy hiểm cho cả người bệnh lẫn người lái xe.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên học cách kiểm soát các triệu chứng của động kinh để giúp bé không tái phát nhiều lần, dần hòa nhập hơn với cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.
Về mặt tâm lý, đừng trò chuyện quá nhiều về bệnh, thay vào đó hãy cùng con học tập, vui chơi để trẻ cảm thấy thoải mái, lạc quan hơn. Căng thẳng, stress và lo âu có thể gia tăng tần suất của cơn co giật động kinh. Điều mà không ai muốn trong quá trình điều trị bệnh ở trẻ nhỏ.
Cho đến nay, vẫn ít các cặp bố mẹ quan tâm đến bệnh động kinh trong khi đối tượng mắc phải đa số là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Động kinh gây ra nhiều hệ lụy về tương lai đối với một em bé, chúng có thể bị chậm nói, chậm biết đi, chậm phát triển về trí não… dẫn đến ảnh hưởng học tập. Do đó, mọi người nên nhận thức sớm hơn về động kinh. Đồng thời, hãy nắm giữ những quy tắc giữ an toàn cho con khi tái phát các cơn co giật động kinh. Hiểu biết sẽ giúp bạn hỗ trợ và chăm sóc con một cách tốt nhất.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn