Khi bệnh nhân bị co giật, co cứng sẽ diễn ra bất cứ lúc nào, có khi đang thức, có khi đang ngủ. Và khi lên cơn động kinh thông thường bệnh nhân không thể biết trước và kiểm soát được bản thân. Bởi vậy, cần sự giúp đỡ của người xung quanh. Và giúp đỡ đúng cách sẽ giúp ích cho bệnh nhân.
Ngày đăng: 10-11-2015
4,964 lượt xem
Cách thức giúp đỡ bệnh nhân động kinh:
- Nếu gặp bệnh nhân đang co giật – lên cơn động kinh thì cần ở lại với bệnh nhân, giữ bình tĩnh và kiểm soát tình hình. Thông thường, mỗi cơn chỉ kéo dài từ 1 đến 5 phút.
- Để ý thời gian của cơn động kinh (việc này rất quan trọng. Đặc biệt là người thân của bệnh nhân, cần biết thời gian và giờ lên cơn để ghi vào nhật ký bệnh nhân để lắm được quá trình phát bệnh và điều trị).
- Ngăn ngừa trường hợp bị thương tật: canh chừng bệnh nhân khi đang lên cơn, để tránh trường hợp bệnh nhân ngã xuống nước (khi đang đi tàu thuyền), ngã xuống chỗ sâu, hay dẹp các vật cứng, sắc nhọn, chất nguy hiểm ra khỏi chỗ bệnh nhân đang nằm. Cần đặt vật mềm dưới đầu bệnh nhân, nới lỏng bất cứ quần áo chật cứng nào, để bệnh nhân được hô hấp tốt hơn.
- Có thể lăn người bệnh nhân đang lên cơn động kinh nằm nghiêng săng một bên để giúp hô hấp tốt hơn.
- Khi bệnh nhân đã hồi tỉnh cần thiết phải nói chuyện với bệnh nhân để biết rằng họ đã hồi phục trở lại và kiểm soát được bản thân thực sự.
- Trấn an nạn nhân trong trường hợp bệnh nhân hoang mang
- Xua những người không liên quan để tạo không gian thông thóang cho bệnh nhân dễ thở.
Những điều tuyệt đối không được làm đối với bệnh nhân đang lên cơn:
- Không được tìm cách khống chế cử động của bệnh nhân đang lên cơn động kinh. Bởi làm như vậy không có tác dụng tích cực với bệnh nhân mà còn hại đến bệnh nhân (Không có bất cứ phương pháp nào có thể ngăn chặn được cơn động kinh đang diễn ra).
- Không được nhét bất cứ vật gì vào miệng của nạn nhân. Làm như vậy đôi lúc vô tình làm cho bệnh nhân nuốt vào miệng còn nguy hiểm hơn.
- Không được cho nạn nhân uống nước, thuốc hoặc thức ăn khi bệnh nhân đang lên cơn. Chỉ có thể làm các điều này khi cơn động kinh đã chấm dứt hoàn toàn.
- Sau cơn động kinh, chúng ta có thể đặt bệnh nhân giật động kinh nằm nghiêng về bên trái. Bởi, có bệnh nhân sẽ bị nôn - ói trong quá trình lên cơn động kinh. Nên ta đặt bệnh nhân nghiên về bên trái để tránh trường hợp bệnh nhân hít, nuốt trở lại các chất bẩn đã nôn – ói ra. Cần ở lại với bệnh nhân từ 5 đến 20 sau khi hết cơn co giật, để chắc chắn bệnh nhân đã hồi phục trở lại.
Liên hệ:
TRỊNH THẾ ANH
ĐT: 0913 82 60 68
TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn