Có 5 hội chứng động kinh ở trẻ em mặc dù hiếm gặp nhưng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không kiểm soát tốt. Do đó, cha mẹ nên nắm được những kiến thức cơ bản về những hội chứng này để giúp phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời.
Ngày đăng: 10-08-2017
1,769 lượt xem
1. Hội chứng động kinh Rolandic
Đây là hội chứng phổ biến nhất, chiếm khoảng 15 – 20% chứng động kinh ở trẻ em. Rolandic đặc trưng bởi các cơn động kinh cục bộ thường xảy ra trong lúc ngủ hoặc ngay trước khi trẻ thức dậy. Co giật thường xảy ra ở cơ mặt, miệng và lưỡi gây khó nói, chảy nước dãi.
Hội chứng này hầu hết sẽ kết thúc khi trẻ thưởng thành. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng Rolandic có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, học tập và sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Động kinh Rolandic ở trẻ em là dạng động kinh lành tính nhưng không kém nguy hiểm
2. Hội chứng động kinh West
Hội chứng West là sự rối loạn hoạt động chức năng của não, cứ 5000 trẻ sơ sinh sẽ có 1 trẻ gặp phải hội chứng này. Hội chứng West đặc trưng bởi những cơn co thắt ở trẻ sơ sinh, trẻ uốn cong người, gập đầu gối về phía bụng, hai tay vung lên, rất dễ nhầm lẫn rằng trẻ bị đau bụng. Bệnh khởi phát trước 1 tuổi, gây ra những khiếm khuyết trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này.
Phương pháp điều trị ưu tiên là sử dụng thuốc chống động kinh và steroid đường uống. Đáp ứng của trẻ với các thuốc này rất khác nhau và không thể dự đoán trước được. Trong trường hợp trẻ không đáp ứng với thuốc, các bác sĩ sẽ xem xét thực hiện phẫu thuật để điều trị.
3. Hội chứng động kinh Angelman
Angelman là một rối loạn thần kinh di truyền, cứ 25.000 trẻ thì có một trẻ gặp phải hội chứng này. Biểu hiện đặc trưng là trẻ chậm phát triển về trí tuệ, thể chất, rối loạn giấc ngủ, co giật, hay bị giật mình, đặc biệt là trẻ luôn luôn cười.
4. Hội chứng động kinh Dravet
Biểu hiện lần đầu là cơn co giật do động kinh dạng Dravet gây ra là co giật toàn thân hoặc một bên của cơ thể, kéo dài hơn 5 phút. Tần suất cơn động kinh tăng dần trong những tháng tiếp theo, co giật ngay cả khi trẻ không sốt. Sau đó, có thể tiến triển thành các thể động kinh khác như động kinh múa giật, cơn co giật, vắng ý thức hoặc các cơn động kinh cục bộ.
Hội chứng động kinh Dravet khiến trẻ em có nguy cơ tử vong đột ngột
Khi trẻ 2 - 4 tuổi, mức độ chậm phát triển của từng trẻ trở nên khác biệt rõ ràng. Một số loại co giật sẽ không còn, nhưng các cơn co giật - co cứng cơ thường vẫn tiếp diễn, thường xảy ra trong giấc ngủ. Trẻ em bị hội chứng động kinh Dravet có nguy cơ tử vong đột ngột cao hơn những người bị các chứng động kinh khác.
5. Hội chứng động kinh Lennox – Gastaut
Đây là hội chứng động kinh khó điều trị ở trẻ em. Trong khoảng 50.000 trẻ có 1 trẻ mắc hội chứng này, khởi phát từ 2 – 6 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi các cơn co giật thường xuyên, đi kèm với những rối loạn tâm thần và hành vi. Một phần ba trường hợp trẻ không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Hội chứng Lennox – Gastaut có khả năng kháng thuốc chống động kinh cao, thường phải điều chỉnh thuốc nhiều lần với liều cao. Nếu không cải thiện, bác sĩ sẽ xem xét thực hiện các phương pháp điều trị thay thế như sử dụng chế độ ăn kiêng hoặc phẫu thuật.
Nhìn chung, các dạng động kinh trên khá hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm nếu mắc phải sẽ đe dọa tính mạng cũng như sự phát triển tương lai sau này của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phát hiện sớm và cho trẻ điều trị kịp thời.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn