Việc dùng các loại thảo dược tự nhiên để trị bệnh giật kinh phong/động kinh ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Trong đó, nổi bật nhất là tác dụng của cây Đinh lăng trong việc hỗ trợ chữa bệnh giật kinh phong khỏi hoàn toàn.
Ngày đăng: 21-03-2017
4,177 lượt xem
Vì sao cây đinh lăng có thể hỗ trợ điều trị bệnh giật kinh phong
Cây đinh lăng là loài cây dân dã, được trồng nhiều ở khắp mọi vùng miền ở nước ta. Đây là loại cây được ví như’’cây sâm của người nghèo’’ vì những tác dụng thần kì của nó đối với sức khỏe đã được biết đến như một vị thuốc quý với rất nhiều công dụng như bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, chống co giật ở trẻ, lợi sữa, chống viêm, chống khuẩn...
Cây đinh lăng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe
Trong đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh công dụng của cây đinh lăng đối với hệ thần kinh như sau:
- Dưới tác dụng của các hoạt chất có trong rễ cây đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, do vậy các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn: Tăng biên độ điện thế não, gây hưng phấn nhẹ, tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh với các kích thích ánh sáng và tăng hoạt động phản xạ có điều kiện.
- Mặt khác, dịch chiết hay bột rễ đinh lăng gây ức chế men Monoamine oxidase (MAO), giúp duy trì dẫn truyền xung động thần kinh diễn ra liên tục và mạnh mẽ, gây kích thích sinh học, khiến cơ thể có cảm giác sung sức, thoải mái, không mệt mỏi. Đồng thời hệ miễn dịch được kích thích, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các chứng bệnh về thần kinh như suy nhược, giật kinh phong, an thần, trấn kinh.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Cách dùng thuốc trị bệnh giật kinh phong từ cây Đinh lăng
Bộ phận thường được dùng làm thuốc là rễ cây đinh lăng và được thu hái vào mùa đông. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to dùng phần vỏ; sau đó thái nhỏ và phơi khô chỗ râm mát để đảm bảo mùi thơm, hoạt chất của dược liệu. Sau khi sơ chế, rễ đinh lăng có thể được sử dụng bằng một số cách sau:
- Thuốc bột hoặc thuốc viên: Sao khô, tán nhỏ và rây bột mịn. Ngày uống 0,5 – 1 g bột mịn hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong và vo viên, mỗi viên 0,25 – 0,5 g, ngày uống 2 – 4 viên/chia 2 lần.
Bộ phận của cây dùng làm thuốc tốt nhất là rễ cây đinh lăng
- Ngâm rượu: 100g rễ đinh lăng ngâm với 1 lít rượu 30 – 35° trong 7 – 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 – 10 ml trước ăn 30 phút.
- Hãm nước: Rễ đinh lăng sao khô. Mỗi ngày hãm 5 – 10 g với nước sôi, uống nhiều lần, có thể uống thay nước lọc.
- Thuốc sắc: Tẩm rễ đinh lăng với 5% gừng, sao qua. Sau đó tẩm thêm 5% mật ong và sao thơm. Sắc riêng hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác.
- Lá đinh lăng phơi khô đem lót vào khối, trải giường cho trẻ nằm để chống co giật, sắc nước uống chữa cảm sốt, chống dị ứng và giã nhỏ đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
- Thân đinh lăng kết hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây sắc uống, chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp.
Chắc chắn nhiều người không ngờ tới tác dụng của loại cây dân dã này đối với sức khỏe, đặc biệt là trị bệnh giật kinh phong. Do đó, thay vì sử dụng các loại thuốc tây vừa ít hiệu quả lại nhiều tác dụng phụ, hãy tìm đến với các vị thuốc đông y dân gian để có kết quả điều trị khả quan.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn