Bệnh động kinh hay còn gọi là giật kinh phong có nhiều biểu hiện khác nhau, để dễ nhận biết, chúng ta tạm chia theo hai loại cơ bản đó là động kinh toàn bộ và động kinh cục bộ.
Ngày đăng: 06-11-2015
36,784 lượt xem
- Cơn vắng ý thức: chính là những cơn rối loạn, mất ý thức thường xảy ra trong giai đoạn ngắn với biểu hiện như bị bất động, mắt nhìn xa xăm, mơ màng, ngắt quãng các hoạt động mà bệnh nhân đang làm. Khi co giật (giật nhẹ cơ mí mắt, miệng) có thể bị mất ý thức tạm thời. Mất trọng lực (không kiểm soát được trọng lực cơ thể dẫn đến ngã tự do): có thể bị gập người về phía trước hoặc sau, rồi ngã vật xuống đất như cây không có rễ vậy. Kèm theo hiện tượng thực vật: rối loạn các mạch (mạch âm và mạch dương), hô hấp thay đổi, giãn đồng tử, đái dầm.
Với biểu hiện này rất nguy hiểm với người bị bệnh khi không có ai phát hiện kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng: đang tham gia giao thông, đang lao động ở chỗ nguy hiểm như gần nước, hố sâu, vật sắc nhọn,…
- Cơn giật cơ: với biểu hiện co giật cơ trong thời gian rất ngắn, như một tia chớp làm cho hai bên đối xứng khiến bệnh nhân ngã mà không kèm theo thay đổi rối loạn ý thức.
- Cơn co giật: bệnh nhân động kinh (giật kinh phong) đang sinh hoạt, lao động, học tập bình thường thì bị co giật bất thình lình hai bên người cân xứng với tốc độ chậm dần, thời gian dao động khác nhau. Với dạng này thường bị khi sốt cao.
- Cơn tăng trương lực: cơn co cứng cơ và không kèm theo rung cơ, thường kéo dài từ vài giây đến 1 phút, và hay kèm theo mất ý thức và bị rối loạn thực vật.
- Cơn mất trương lực: cơn co giật mất hoặc giảm trương lực. Thông thường thời gian xay ra rất ngắn thì bệnh nhân sẽ bị gập người hoặc bị gục về phía trước. Nếu thời gian xảy ra dài hơn thì bệnh nhân sẽ bị ngã lăn ra đất trong tình trạng cơ hoàn toàn mền nhão.
- Cơn co cứng co giật: bệnh nhân sẽ bị mất ý thức ngay, đi kèm co cứng cơ sau đó giảm dần kèm theo rối loạn thần kinh thực vật (với biểu hiện: nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử, mặt đỏ), có bệnh nhân sẽ bị cắn lưỡi. Đồng thời xuất hiện co giật cơ hai bên đột ngột, đôi khi bị ngừng hô hấp. Giai đoạn sau cơn động kinh kéo dài vài phút có thể đến vài giờ: bệnh nhân bị bất động, cơ lực giảm, ý thức u mê, toàn thân tê liệt, mệt mỏi như không còn sức lực, có thể bị đái dầm, thở dốc (hay còn gọi thở hổn hển), có thể nước dãi (nước miếng) chảy ra (sùi ra bọt mép), và sau đó thì ý thức và cơ thể hồi phục dần dần. Đương nhiên với triệu chứng này thì bệnh nhân luôn bị đau đầu, mệt mỏi và người như bị tra tấn bởi vật thể vô hình.
2. Động kinh cục bộ
- Cơn động kinh cục bộ đơn giản vận động:
Với biểu hiện như bị co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người và không bị mất ý thức. Cũng có trường hợp bệnh nhân quay mắt, đầu, người và giơ tay giống như đang ngắm nhìn nắm tay của mình. Cũng có trường hợp bệnh nhân bị mất phất âm, không nói được.
- Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: bệnh nhân động kinh (bệnh nhân kinh phong) bị rối loạn cảm giác thân thể đôi bên: kiểu như kiến bò, kim châm, đau như bị điện giật. Bệnh nhân có thể bị ảo giác: ánh sáng lờ mờ, tia sáng, điểm sáng, hình các ngôi sao. Bệnh nhân có cảm giác như có tiếng động ù tai, tiếng huýt sáo. Hặc bệnh nhân ngửi thấy mùi rất kỳ lạ và khó chịu. Bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt quay cuồng, muốn ngã, hay bập bềnh như đang trên sóng. Hoặc có cảm giác vị đắng hoặc vị chua.
- Cơn động kinh cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: bệnh nhân có thể tăng tiết ra nước bọt, nuốt, nhai, hay buồn nôn. Và có cảm giác thấy đánh trống ngực, cơ thể như đang nóng lên, da và mặt xanh sao, tái nhợt đi, còn bị xung huyết và đái dầm, khó thở.
- Cơn động kinh cục bộ với biểu hiện tâm thần: bệnh nhân mất khả năng nói, hay nói ngọng. Bệnh nhân có cảm giác như đã thấy, đã sống, chưa bao giờ thấy, không bao giờ sống, cảm giác quen thuộc hoặc xa lạ, mộng mị. Hặc bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sợ hãi, lo âu, có cảm giác khủng khiếp, và đôi lúc là cảm giác dễ chịu, khát hoặc đói.
- Cơn động kinh cục bộ phức tạp: bệnh nhân bị mất ý thức ngay từ đầu kèm các động tác như: nhai, nuốt, liếm láp, ngoạm tự động. Bệnh nhân có thể có động tác như chà bàn tay, bàn chân, cọ sát, gãi, cầm một vật, cài cúc áo, cởi cúc áo, lục túi, sắp xếp đồ vật, di chuyển đồ đạc. Hoặc có thể phát ra những tiếng ú ớ không rõ.
Trên đây chỉ là những dấu hiệu được sưu tầm của nhiều bệnh nhân mắc chứng động kinh (kinh phong) được nhiều tài liệu và lương y - bác sĩ - y sĩ và dân gian ghi chép thống kê lại. Tất nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều biểu hiệu của bệnh động kinh chưa được biết. Bởi vậy, sẽ có nhiều bệnh nhân sẽ không tìm thấy các dấu hiệu nào trong chia sẻ này giống với bệnh của bản thân hoặc của người thân là chuyện rất bình thường.
Liên hệ:
TRỊNH THẾ ANH
ĐT: 0913 82 60 68
TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn