Nhiều phụ huynh khi thấy con bị co giật, liền lấy chanh vắt vào miệng trẻ nhưng cách xử trí này không mang hiệu quả mà còn làm bệnh tình của con trở nặng hơn thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng.
Ngày đăng: 10-06-2018
1,526 lượt xem
Nguy hiểm tính mạng do sơ cứu sai cách khi trẻ co giật
Khi co giật do sốt cao, các phản xạ hầu họng của bé không có, nên bất cứ dị vật gì khi đưa vào đường thở đều khiến bé dễ bị sặc. Có nhiều tình huống nguy hiểm như có ca sốt cao co giật, di chứng viêm phổi hít. Đây là một cơn co giật lành tính, nhưng do người nhà vắt nước chanh vào miệng khi bé mất ý thức, nên gây ra những cơn ho sặc sụa.
Nhiều cha mẹ quá lệ thuộc vào những kinh nghiệm dân gian hay lời chỉ dẫn của bạn bè, người thân mà có những cách xử trí không đúng khi trẻ lên cơn sốt co giật.
Một trong những sai lầm có thể kể ra là quan niệm vắt chanh cho vào miệng trẻ sẽ giúp cơn co giật kết thúc, hay có trường hợp người nhà tự lấy muỗng đưa vào miệng cho trẻ cắn. Tuy nhiên hành động này rất nguy hiểm, bởi lúc này đường thở của trẻ không hoạt động, khi chanh được đưa vào miệng có thể tuột vào luôn bên trong gây hóc dị vật đường thở, thậm chí làm trẻ tím tái, ngưng thở.
Tuyệt đối không nên vắt chanh vào miệng khi trẻ đang co giật
Cách xử lý đúng khi trẻ lên cơn co giật
Khi bé bị sốt co giật, người nhà phải xử trí để tránh di chứng do co giật. Co giật dẫn đến trẻ bị mất ý thức, phản xạ hầu họng mất đi, nên dễ bị hít sặc. Do đó, không nên đưa bất cứ dị vật nào vào miệng bé vào lúc này.
Điều quan trọng nhất là phải tránh thiếu oxy lên não, bằng cách cho bé nằm đầu cao, nghiêng đầu sang một bên để tránh tắc nghẽn đường thở. Dùng vật mềm, nhỏ như cây đè lưỡi có quấn băng gạc đưa vào giữa hai hàm răng để miệng bé không bị khép kín, giúp đàm nhớt chảy ra ngoài.
Lứa tuổi thường gặp phải sốt cao co giật là từ 6 tháng đến 6 tuổi. Trẻ đang sốt phải hạ sốt tức thì như mặc quần áo thoáng, lau nước ấm, thuốc hạ sốt. Các cơn co giật lành tính thường ngắn, từ 1 – 2 phút; đặc biệt sau co giật bệnh nhi tỉnh táo không biến chứng. Đặc biệt đừng bao giờ để bé bị tím tái. Tím tái trên 4 phút làm não bị thiếu oxy và gây ra những di chứng do tốn thương não dù sốt cao co giật lành tính.
Còn đối với trẻ bị co giật nhưng không sốt cao, liệt nửa người, hoặc hôn mê, sau co giật mê man kéo dài 3h là những cảnh báo của bệnh lý liên quan đến thần kinh trung ương. Lúc này, phải đưa bé đến bệnh viện cấp cứu khẩn để tránh những biến chứng đáng tiếc.
Do đó, cha mẹ nên xem con giật như thế nào, co cứng toàn thân hay giật tay chân, khi giật đầu mặt có quay qua bên nào hay không, bé có bị mất ý thức hay không để xác định co giật có nguyên nhân cụ thể hay không.
Chăm sóc cẩn thận và cho trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ bị sốt co giật
Ngoài dựa vào lâm sàn và bệnh sử từ người nhà kể lại, khi bé co giật, các BS sẽ tiến hành đo điện não, nặng thêm có thể cho chụp MRI não để tìm hiểu chính xác cơn co giật xuất phát từ vấn đề gì.
Nếu thực sự bị co giật do động kinh, trẻ sẽ được tiến hành điều trị bằng thuốc một cách nghiêm ngặt. Cụ thể, trẻ phải uống thuốc đúng giờ, đúng liều, kết hơp nhiều phương pháp để cho hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra trong quá trình điều trị nếu trẻ chậm nói, chậm đi có thể phối hợp với tập vật lý trị liệu.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn