Kế hoạch phục hồi và điều trị chức năng cho trẻ bị động kinh

Động kinh ở trẻ em nếu không được xử trí có thể để lại di chứng nguy hiểm. Do đó, cần sớm áp dụng các biện pháp phục hồi cho trẻ bị động kinh

Ngày đăng: 06-10-2023

334 lượt xem

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ em

Cho tới nay thì nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia về bệnh động kinh đã chỉ ra được một số yếu tố nguy cơ có thể gây khởi phát cơn động kinh ở trẻ em gồm: 

- Yếu tố di truyền gia đình: Nếu người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột… của trẻ đã từng bị mắc bệnh động kinh thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn so với những trẻ khác, càng có nhiều thành viên trong gia đình bị mắc bệnh động kinh thì tỷ lệ di truyền bệnh động kinh sẽ càng cao hơn. 

- Yếu tố xảy ra trước khi sinh: Nếu mẹ bầu không may gặp phải chấn thương hay lạm dụng thuốc có hại cho thai nhi gây ngộ độc thuốc, nhiễm độc chì thì rất có thể trẻ khi sinh ra sẽ gặp các vấn đề về tổn thương thần kinh và mạch máu, đây chính là tiền đề gây khởi phát cơn động kinh ở trẻ. Ngoài ra nếu thai nhi bị hẹp hộp sọ hoặc có sẵn bệnh lý não bộ từ khi còn trong bụng mẹ cũng có thể gây bệnh động kinh ở trẻ.

- Yếu tố xảy ra trong khi sinh: Những biện pháp can thiệp sản khoa được sử dụng như kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy có thể khiến não bộ của trẻ bị sang chấn và tổn thương, từ đó gây tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh ở trẻ sau này. Hoặc trong trường hợp nếu mẹ bầu bị cạn ối, vỡ ối sớm, khó sinh có thể khiến trẻ bị ngạt trong khi sinh, hậu quả có thể để lại di chứng gây bệnh động kinh.

- Yếu tố xảy ra sau khi sinh: Trẻ bị hạ đường máu, suy hô hấp hay trẻ đẻ non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh dưới 2.5kg, bị vàng da nhân não đều là những yếu tố gây bệnh động kinh ở trẻ em.

- Tiền sử mắc các bệnh lý nhiễm trùng thần kinh, mạch máu: Nếu trẻ từng có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não,… không được điều trị bệnh kịp thời và dứt điểm, não bộ của trẻ có thể bị tổn thương không hồi phục từ đó gây bệnh động kinh ở trẻ em về sau.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em

Động kinh ở trẻ em có thể gây ra hệ luỵ như thế nào?

Với trẻ em mắc bệnh động kinh nếu không được phát hiện và điều trị tích cực từ sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, đặc biệt sa sút về trí tuệ,… 

- Rối loạn sinh hoạt hàng ngày: Đi lại vận động yếu hơn trẻ bình thường, dễ bị ngã hoặc gặp nguy hiểm nếu tái phát cơn không có người trông. Giấc ngủ rối loạn, dễ bị giật mình, hoảng sợ, khả năng chăm sóc và vệ sinh cá nhân chậm,…

- Rối loạn nhận thức: Chậm nói, chậm nhận thức, trí nhớ suy giảm và hay thiếu tập trung

- Rối loạn học tập: Gặp vấn đề trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,.. một số trẻ bị bệnh thể nhẹ vẫn có thể bình thường

- Ảnh hưởng tâm lý – xã hội: Ngại giao tiếp, đôi lúc không làm chủ được hành vi, dễ kích động.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Tại sao cần phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh?

Bệnh động kinh ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt bằng các phương pháp điều trị thì bệnh có thể để lại những di chứng và ảnh hưởng đến cơ thể trẻ. Trẻ bị động kinh có thể phải đối mặt với những vấn đề như:

-  Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học cách tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày

- Trẻ có thể khó đạt được các mốc phát triển về vận động như các trẻ cùng trang lứa, mất khả năng điều phối vận động theo ý muốn của mình.

- Trẻ thường gặp khó khăn trong việc nhận thức, tư duy và khả năng ghi nhớ dẫn đến trở ngại trong học tập, đọc, viết và tính toán.

- Có nguy cơ, rủi ro gặp phải các chấn thương cho cơ thể khi bị té ngã, va chạm nếu cơn co giật xảy ra trong lúc trẻ đi lại vận động hoặc sử dụng phương tiện giao thông.

- Trẻ có thể mắc một số dị tật như mắt lác, sụp mí, rung giật nhãn cầu...

- Trẻ có thể gặp các rối loạn về cảm xúc, hành vi khiến trẻ dễ cáu gắt, tính tình nóng nảy, vui buồn thất thường chẳng rõ lý do, thậm chí là nhiều trẻ bị trầm cảm, nảy sinh những hành vi tự làm đau chính mình hoặc có ý nghĩ tự tử, xa lánh mọi người và xã hội.

Việc lên kế hoạch phục hồi cho trẻ mắc bệnh động kinh rất quan trọng

Phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh như thế nào?

Từ những di chứng và ảnh hưởng của bệnh động kinh có thể gây ra cho trẻ, việc xây dựng một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả kết hợp tập phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh có thể giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ về sau.

Xây dựng nguyên tắc phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh

-  Cần can thiệp sớm, kịp thời ngay khi phát hiện bệnh động kinh ở trẻ em

- Kết hợp điều trị dùng thuốc kháng động kinh với phục hồi chức năng vận động cho trẻ

- Giáo dục đặc biệt cho trẻ về hành vi, ứng xử, tư duy nhận thức theo các cấp bậc mẫu giáo, tiểu học,…

- Thăm khám định kỳ cho trẻ tại các khoa phục hồi chức năng hoặc các trung tâm phục hồi chức năng, khả năng phát triển về giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy nhận thức và sự tập trung chú ý của trẻ, hay các vấn đề tâm lý xã hội... 

Các phương pháp điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh

Ngoài việc điều trị bằng thuốc và các phương pháp phẫu thuật, bệnh động kinh ở trẻ em cần được điều trị phục hồi chức năng để nâng tầm vận động, xử lý tình huống, trẻ tự chăm sóc được bản thân và hòa nhập cộng động xã hội. Các phương pháp phục hồi chức năng được sử dụng gồm:

-  Tập vận động: Xoa bóp và tập vận động cho trẻ để phát triển đủ tầm vận động của các khớp, phát triển cơ bắp, thực hiện các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bò, đứng đi. Huấn luyện các kỹ năng vận động từ các động tác vận động thô đến các vận động tinh của 2 bàn tay

- Ngôn ngữ trị liệu: Giáo dục và huấn luyện cho trẻ các kỹ năng về ngôn ngữ như kích thích trẻ giao tiếp sớm, sử dụng được các kỹ năng đọc hiểu lời nói, chữ viết và kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Cha mẹ có thể làm gì giúp phục hồi chức năng cho trẻ bị bệnh động kinh?

-  Tạo điều kiện cho trẻ bị động kinh thực hiện mọi hoạt động như những đứa trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi khác như trò chuyện, đi đứng, chạy nhảy, vui chơi, học tập,…

- Hướng dẫn cho trẻ tự chăm sóc được bản thân, hướng dẫn chi tiết cho trẻ từng thao tác hành động cụ thể và hãy luôn động viên khen ngợi khi trẻ hoàn thành được một hành động thao tác nào đó.

- Tập cho trẻ thói quen thức và ngủ đúng giờ để não bộ hoạt động có trật tự hơn.

- Cha mẹ cần tránh cho trẻ ở gần những khu vực nguy hiểm và các hoạt động có thể gây căng thẳng hưng phấn thần kinh ở trẻ vì đây là nguyên nhân có thể gây khởi phát cơn động kinh.

Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ra ngoài trời nắng chói chang vì có thẻ gây kích thích thị giác và mất mồ hôi dẫn đến mất nước và điện giải có thể làm phát sinh cơn động kinh. 

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài thuốc đông y chữa bệnh động kinh, dựa trên sự kết hợp của nhiều dược thảo như cây Xấu hổ, Đảng sâm, Mật trâu, dây Mèn ten… và một vài loài chưa được biết rõ. Hiện tại, chưa một nhà khoa học nào có thể nghiêm chứng được hiệu quả và tính an toàn của những bài thuốc này trong chữa bệnh động kinh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha