Những điều bạn nên biết về cơn động kinh toàn thể

Cơn động kinh toàn thể xảy ra khi có hoạt động điện bất thường gây ra từ cả hai bán cầu đại não vào cùng một thời điểm., khiến người bệnh bị mất hoàn toàn ý thức!

Ngày đăng: 26-09-2023

253 lượt xem

Các dạng động kinh toàn thể điển hình

- Động kinh co cứng - co giật toàn thân (Tonic - clonic): Động kinh co cứng - co giật toàn thân là dạng động kinh toàn thể điển hình nhất, hay còn gọi là động kinh cơn lớn. Khi cơn động kinh xuất hiện, người bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn chính bao gồm:

Giai đoạn co cứng: Kéo dài khoảng 30 giây, người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức, lúc này toàn thân người bệnh bị cứng lại đặc biệt là cơ vùng ngực khiến họ bị khó thở, môi, mặt tím tái.

Giai đoạn co giật: Cơn động kinh co giật là sự co thắt và giãn cơ nhanh chóng, chỉ kéo dài khoảng một vài phút, lặp lại nhiều lần của cánh tay, chân và đôi khi là cả hai bên cơ thể, có thể kèm theo tình trạng mất ý thức hoặc không. Tần số của các cơn co giật sẽ giảm dần cho đến khi dừng lại hoàn toàn. Đây là dạng động kinh toàn thể khá hiếm gặp và chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

- Cơn động kinh vắng ý thức: Cơn động kinh vắng ý thức là một dạng động kinh toàn thể thường xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng lặp lại nhiều lần trong ngày, gây mất ý thức tạm thời. Lúc này người bệnh sẽ đột ngột ngừng mọi hoạt động đang thực hiện và nhìn chằm chằm về một phía trong khoảng 15 giây hoặc ít hơn.

Ngoài ra, người bệnh động kinh vắng ý thức còn xuất hiện một số biểu hiện khác như giật mí mắt, chớp mắt, liếm môi. Sau đó họ có thể trở về trạng thái bình thường mà không nhớ bất cứ điều gì đã xảy ra.

- Động kinh rung giật cơ (Myoclonic): Cơn động kinh rung giật cơ diễn ra rất nhanh, có thể chỉ là một cơn co giật đơn lẻ hoặc chuỗi các cơn co giật xuất hiện đột ngột, thường xảy ra cùng lúc ở cả hai bên của cơ thể và thoáng qua trong vài giây. Đôi khi, cơn động kinh này chỉ xảy ra đột ngột ở một cánh tay hoặc một chân trong khi ngủ, và dạng động kinh toàn thể này không đủ để ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người bệnh.

- Động kinh suy nhược (Atonic): Động kinh suy nhược là một dạng bệnh động kinh toàn thể đặc trưng bởi sự mất kiểm soát đột ngột một nhóm cơ bắp (cơ mặt, tay, chân, bụng,…) xảy ra trong thời gian ngắn khoảng 15 giây và không giữ được tư thế bình thường. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy mất trương lực các cơ, mí mắt có thể bị rũ xuống, đồ vật cầm trong tay bị rơi, mất thăng bằng và ngã quỵ xuống đất mà bản thân không thể điều khiển được.

- Cơn động kinh mất trương lực cơ: Biểu hiện của cơn động kinh mất trương lực cơ là việc người bệnh đột ngột ngã xuống đất hoặc tướng đi khập khiễng nhưng có thể hồi phục nhanh. Một số người bị cơn động kinh này thường mặc đồ bảo hộ hoặc đội mũ bảo hiểm để tránh gây chấn thương cho cơ thể.

- Hội chứng West: Biểu hiện của hội chứng West khi trẻ có thể đang nằm bỗng nhấc bổng đầu lên khỏi giường, gấp đôi người lại, các tay bắt chéo trước ngực, chi chân ở tư thế gấp hoặc 2 chi trên duỗi thẳng và khép bắt chéo. Cơn động kinh thường xảy ra rất ngắn, tối đa trong khoảng 2-3 giây và chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi.

Động kinh toàn thể là dạng động king khá phổ biến và dễ nhận biết

Giải pháp điều trị bệnh động kinh toàn thể hiệu quả

Điều trị động kinh toàn thể bằng thuốc Tây y: Cho đến nay, thuốc tây vẫn được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị cơn động kinh toàn thể. Hầu hết những người bệnh bị động kinh toàn thể có thể ngừng co giật bằng cách sử dụng thuốc kháng động kinh thuốc chống động kinh.

Bên cạnh những lợi ích mang lại, thuốc chống động kinh cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như buồn ngủ, lo âu, đau đầu, rối loạn cảm xúc, suy giảm chức năng gan - thận,… Bởi vậy, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc đột ngột.

Điều trị động kinh toàn thể bằng Đông y: Sử dụng đông y trong điều trị động kinh toàn thể là phương pháp mới trong Đông y được nhiều chuyên gia, y bác sĩ quan tâm bởi tính an toàn và hiệu quả bền vững, lâu dài. Đây là những thảo dược được đánh giá cao, bởi khả năng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, giúp giảm cơn co giật, giảm cơn động kinh một cách hiệu quả.

Một số hiệu quả của thuốc Đông y điều trị bệnh động kinh

Kiểm soát bệnh động kinh toàn thể bằng cách nào?

Để kiểm soát bệnh động kinh nói chung và cơn động kinh toàn thể nói riêng, người bệnh động kinh hãy tuân thủ các bước sau:

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

- Không tự ý dừng sử dụng thuốc khi không tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Thông báo cho bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy nhiều sự chán nản, ý nghĩ tự sát hoặc sự khác thường về tâm lý hoặc hành vi.

- Hỏi ý kiến bác sĩ về những thuốc điều trị khác trước khi dùng.

- Hãy thông báo ngay cho Bác sĩ nếu người bệnh động có triệu chứng bất thường hoặc tiến triển nặng để có phương án điều trị kịp thời.

- Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn khi phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh động kinh, vì điều trị bệnh động kinh phải cần có thời gian.

- Uống thuốc đúng và đủ liều, không lạm dụng các chất kích thích, tránh thức khuya.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh động kinh toàn thể

Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn góp phần ngăn chặn cơn co giật, động kinh, do đó, người bệnh động kinh cần lưu ý: 

- Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia và hạn chế đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích như cà phê, trà đặc,...

- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, ...

- Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, Kẽm, Magie,… như cá hồi, cá ngừ, hải sản, tôm, cua, hạt điều, dầu oliu, ...

- Hạn chế tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,…

- Ngủ đúng giờ (trước 11 giờ), đủ giấc 7 - 8 tiếng/ngày.

- Tránh những nơi có nhiều tiếng ồn, ánh sáng nhấp nháy, nhiều màu sắc thay đổi liên tục hoặc kích thích mạnh.

- Thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như ngồi thiền, yoga, đi bộ.

Người mắc bệnh động kinh nếu áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh giảm được mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh động kinh. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn động kinh; Giảm các rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc; Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon hơn mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin bổ ích về bệnh động kinh toàn thể. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh động kinh để có giải pháp điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bệnh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha