Bệnh động kinh ảnh hưởng đến từng cơ quan trong cơ thể như thế nào

Bệnh động kinh có thể do nhiều nguyên nhân xác định hoặc không xác định gây ra và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh.

Ngày đăng: 02-10-2023

269 lượt xem

Một số vấn đề cơ bản cần biết về bệnh động kinh

Bệnh động kinh là một trong những bệnh thần kinh thường gặp trên thế giới. Khi mắc bệnh, hệ thần kinh trung ương của bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn, hoạt động bất thường. Hậu quả là xuất hiện những cơn co giật, không thể kiểm soát được hành động, cảm giác của bản thân mình. 

Trên thực tế, bất cứ người nào cũng có thể mắc bệnh động kinh, kể cả nữ, nam, người trẻ hay già. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ nhỏ, người cao tuổi mắc bệnh cao hơn hẳn các đối tượng khác.

Căn bệnh này có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác biệt. Ví dụ như một số người trải qua cơn động kinh vô hại và không chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số khác thì cơn động kinh xuất hiện với tần suất dày hơn và nguy hiểm cho sức khỏe. Nhìn chung, căn bệnh động kinh này để lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là não bộ. 

Bệnh động kinh là căn bệnh về thần kinh thường gặp nhất hiện nay

Bệnh động kinh ảnh hưởng đến từng cơ quan trong cơ thể như thế nào?

Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới hệ thần kinh trung ương

Bộ não là trung tâm điều khiển mọi hoạt động ở cơ thể. Bằng các tín hiệu điện, não bộ thông báo cho các cơ quan, bộ phận biết phải làm gì. Khi tín hiệu điện bị rối loạn sẽ làm gián đoạn hoạt động bình thường của não bộ, khi cơn động kinh xảy ra thì hệ thần kinh trung ương là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Tùy từng thể động kinh khác nhau sẽ tác động tới hệ thần kinh trung ương cũng sẽ khác nhau, cụ thể như: 

- Động kinh cục bộ: Khi sự phóng điện bất thường xảy ra chỉ ở một vùng của não sẽ gây nên động kinh khu trú hay động kinh cục bộ. Triệu chứng trước cơn động kinh bao gồm những thay đổi về thị giác, thính giác hoặc nhận thức…Cơn co giật cục bộ xảy ra ở thùy thái dương sẽ thường ảnh hưởng đến trí nhớ và cảm xúc.

- Động kinh toàn thể: Xảy ra khi sự phóng điện ở toàn bộ các vùng não. Khi gặp cơn động kinh toàn thể, người bệnh mất trương lực cơ, co giật và ngã. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể. Nếu người bệnh xuất hiện nhiều cơn động kinh liên tiếp hoặc một cơn động kinh kéo dài (thường từ 5-30 phút) có thể khiến não bộ bị tổn thương vĩnh viễn.

Bệnh động kinh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể

Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới hệ tuần hoàn và hô hấp

Cơn động kinh có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và hơi thở. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho…một số ít trường hợp còn có thể xảy ra nghẹn. Về lâu dài, động kinh làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ

Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới cơ bắp và hệ tiêu hóa

Một cơn động kinh có thể gây ra giật cơ không kiểm soát được. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể mất trương lực cơ rất nhanh khiến cơ thể ngã nhào xuống đất. Lúc này nguy cơ tổn thương cơ bắp do té ngã là rất cao.

Bệnh động kinh và một số thuốc chống động kinh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, buồn nôn và nôn, táo bón và tiêu chảy cũng có thể xảy ra. Cơn động kinh cũng có thể gây đau bụng ở trẻ em. Trong cơn động kinh hoặc ngay sau khi cơn kết thúc, bạn có thể đại, tiểu tiện không kiểm soát.

Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới sinh sản

Mặc dù bệnh động kinh không ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi do hầu hết các loại thuốc kháng động kinh đều làm tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 25-40% trường hợp phụ nữ bị tăng số cơn co giật khi mang thai, điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi bị động kinh đi kèm nguy cơ cao huyết áp sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bé và tăng nguy cơ thai chết lưu. Chính vì vậy phụ nữ mang thai bị động kinh nên được theo dõi chặt chẽ.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Bệnh động kinh có thể điều trị dứt điểm được không?

Chắc hẳn bạn cũng phần nào hiểu được mức độ nghiêm trọng của các biến chứng kể trên. Chính vì thế, bệnh nhân khá lo lắng không biết liệu bệnh động kinh có thể chữa trị dứt điểm hay không?

Nhìn chung, bệnh nhân có khả năng khỏi bệnh nếu họ sớm phát hiện và tích cực điều trị theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Song, khả năng điều trị dứt điểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh động kinh.

Đối với trẻ mắc bệnh động kinh do chấn thương sản khoa, chấn thương ngạt não, nếu bạn điều trị ngay lập tức thì cơ hội chữa trị thành công là rất cao. Đó là lý do vì sao việc theo dõi sức khỏe là cực kỳ cần thiết. Một số người mắc bệnh do di truyền, vô căn thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Việc không hợp tác điều trị, thiếu thái độ tích cực có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng khỏi bệnh.

Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh động kinh phải mất từ 2 - 3 năm điều trị thuốc thì mới cải thiện được tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, gia đình của bệnh nhân nên tích cực hợp tác với bác sĩ để cải thiện sức khỏe người bệnh nhanh chóng nhất có thể.

Nếu như bệnh quá nghiêm trọng, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh động kinh. Phương pháp này đem lại hiệu quả tương đối cao và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới các cơ quan khác.

Như vậy, bệnh động kinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh không thực sự cao. Bệnh nhân và gia đình cần phối hợp tích cực với bác sĩ để rút ngắn thời gian điều trị. Nếu bạn coi thường, bỏ qua điều trị thì tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh động kinh gây ra những nguy hiểm không ngờ

Các triệu chứng của bệnh động kinh như co giật, cơn vắng ý thức đột ngột, co cứng chân tay... có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong một số trường hợp, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh động kinh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Chấn thương hoặc tai nạn do cơn động kinh

Nếu bị ngã khi lên cơn động kinh, bệnh nhân có thể bị thương ở đầu hoặc các cơ quan khác trên cơ thể. Các cơn động kinh xảy ra khi ăn dễ khiến người bệnh bị mắc nghẹn thức ăn hoặc sặc nước miếng.

Một cơn động kinh gây mất nhận thức hoặc mất kiểm soát có thể dẫn đến tai nạn nếu bệnh nhân đang lái xe hoặc vận hành các loại máy móc lớn. Một số nước đã đưa ra giới hạn trong việc cấp giấy phép lái xe cho bệnh nhân động kinh. Ở Việt Nam, người bị động kinh sẽ không được cấp giấy phép lái một số hạng xe nhất định.

Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai mắc bệnh động kinh

Động kinh khi mang thai có thể nguy hiểm cho mẹ và bé bởi nguy cơ té ngã, co giật. Đồng thời, một số loại thuốc chống động kinh cũng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, nếu đang cân nhắc đến việc mang thai, phụ nữ bị động kinh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, theo dõi và thay đổi các loại thuốc đang sử dụng nếu cần.

Vấn đề tâm lý khi mắc bệnh động kinh

Người bị bệnh động kinh dễ gặp các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, có ý định hoặc có hành vi tự sát. Điều này có thể do bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đối phó với tình trạng bệnh hoặc do các tác dụng phụ của thuốc. Ngay cả những người đang kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình cũng có nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý.

Người mắc bệnh động kinh rất dễ gặp các vấn đề về tâm lý

Trạng thái động kinh

Trạng thái động kinh xảy ra khi các cơn co giật kéo dài liên tục hơn năm phút hoặc tái phát thường xuyên mà giữa các cơn, bệnh nhân không có giai đoạn phục hồi hoàn toàn. Những người rơi vào trạng thái này có nguy cơ bị tổn thương não vĩnh viễn và nguy cơ tử vong cao.

Đông y – Phương pháp điều trị bệnh động kinh mang lại hiệu quả cao

Theo Đông y, động kinh là do rối loạn của các cơ quan nội tạng như can, thận, tỳ làm mất cân bằng âm dương cho cơ thể. Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị của đông y là tác động trực tiếp vào nguyên căn gây bệnh, cải thiện Lục Phủ Ngũ Tạng, cân bằng Âm – Dương, từ đó sẽ loại bỏ bệnh tận gốc và hạn chế bệnh tái phát.

Đến nay, phương pháp đông y chữa bệnh động kinh ngày càng được nhiều người biết đến và ưu tiên sử dụng hơn, vì chúng có nhiều ưu điểm nổi bật, mang lại kết quả tốt, đặc biệt là rất an toàn cho bệnh nhân. Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y là sự kết hợp giữa thuốc uống và phương pháp châm cứu, bấm huyệt,…giúp mang đến hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài.

Khi chữa bệnh động kinh bằng đông y, người bệnh sẽ được bác sĩ bắt mặt, thăm khám, xác định nguyên nhân và tình trạng hiện tại của người bệnh đang ở mức nào. Sau đó sử dụng các bài thuốc được gia giảm khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha