7 bước sơ cứu cơ bản khi gặp người bị co giật do bệnh động kinh

Nếu hiểu rõ các bước xử trí động kinh trong bài viết sau, bạn hoàn toàn có thể giúp người bệnh phòng ngừa mọi rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngày đăng: 12-02-2023

278 lượt xem

Có phải tất cả các cơn co giật đều gọi là động kinh?

Các chuyên gia cho biết, cơn co giật được coi là bệnh động kinh nếu cơn xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, dưới 30 phút, lặp lại ít nhất từ 3 lần trở lên.Tuy nhiên cần loại trừ trường hợp co giật không phải động kinh như: hạ đường huyết, say nắng, sử dụng rượu, thuốc gây nghiện quá liều…

Nhiều bằng chứng cho thấy, trẻ em bị sang chấn vùng đầu hoặc ngạt thiếu oxy trong khi sinh; sốt cao co giật trước 9 tháng tuổi; gia đình có tiền sử mắc bệnh động kinh; hay ngã chấn thương đầu, di chứng sau đột quỵ… thì đều có thể tiến triển thành bệnh động kinh. 

Cần phân biệt triệu chứng co giật do động kinh và một số bệnh lý khác

Trước khi tiến hành sơ cứu cho người bị co giật, động kinh cần lưu ý những gì?

- Không nên bối rối hoặc lo lắng quá mức bởi người bệnh động kinh không hề gây hại gì cho những người xung quanh, đồng thời cơn co giật cũng sẽ tự hết sau đó ít phút.

- Không khống chế cử động hay kìm chặt bệnh nhân.

- Không nhét bất cứ vật gì vào miệng dù là uống nước khi chưa hoàn toàn tỉnh táo.

- Không chích bóp máu đầu ngón tay vì nó có thể gây nhiễm trùng.

- Co giật do bệnh động kinh thường xảy ra đột ngột, khó lường trước, bởi vậy, việc hiểu rõ những kiến thức về bệnh cùng cách sơ cứu kịp thời sẽ giúp bạn bảo vệ tốt cho sức khỏe của chính mình và người thân.

7 bước sơ cứu cho bệnh nhân khi lên cơn động kinh nên thực hiện tuần tự như sau:

Bước 1: Đặt một vật mềm (có thể là một tấm chăn hoặc quần áo) để bảo vệ đầu, tránh bị tổn thương. Loại bỏ hết các vật cứng xung quanh và để yên chờ cho cơn co giật qua đi.

Bước 2: Sau cơn co giật do bệnh động kinh qua đi, bạn nên ngồi quỳ gối ở một bên người họ, đồng thời đặt cánh tay của họ theo một góc vuông ở bên cơ thể họ, như vậy phần khuỷu tay với bàn tay được hướng lên trên, điều này sẽ tạo tư thế thoải mái khi xoay họ nằm nghiêng.

Bước 3: Nhẹ nhàng nhấc tay còn lại của họ áp vào bên má đối diện (ví dụ, áp vào má trái nếu đó là bàn tay phải)

Bước 4: Sử dụng cánh tay khác của bạn để kéo chân xa nhất, giúp họ chống chân đó lên sao cho bàn chân của họ bằng phẳng trên sàn nhà.

Bước 5: Nhẹ nhàng nhấc đặt bàn tay của họ vào lòng bàn tay bạn, sau đó đặt bàn tay của bạn lên má đối diện của họ (ví dụ vào má trái của họ nếu đó là bàn tay phải của họ).

Bước 6: Nhẹ nhàng kéo đầu gối để họ quay nghiêng người về phía bạn. Trọng lượng cơ thể sẽ giúp họ lăn qua khá dễ dàng               

Bước 7: Nhẹ nhàng nâng cằm, nghiêng đầu nhẹ ra phía sau vì điều này sẽ mở rộng đường thở và giúp họ thở dễ dàng hơn. Kiểm tra để chắc chắn không có gì chặn đường hô hấp. Nếu có một chướng ngại vật, chẳng hạn như thức ăn trong miệng của họ, loại bỏ điều này nếu bạn có thể làm một cách an toàn.   

Khi người bệnh có dấu hiệu tỉnh lại, nên trấn an tinh thần cho đến khi họ hoàn toàn bình phục.Trong trường hợp họ lên cơn co giật liên tục, cơn này tiếp theo cơn khác hoặc nếu cơn co giật kéo dài trên 10 phút thì nên gọi cấp cứu và đưa đến bệnh viện.

Cần nắm được một số bước cơ bản khi sơ cứu cho bệnh nhân động kinh

Tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm chứng co giật, động kinh.

Dù con mới bị co giật một lần nhưng cũng đủ khiến cho cha mẹ phải lo lắng, bởi nếu chẳng may bệnh tái phát sẽ dẫn đến những xáo trộn nồng độ giữa các chất điện giải, nhất là trẻ vốn bị khiếm khuyết về các kênh vận chuyển ion natri, kali… gây rối loạn hoạt động dẫn truyền điện trong não bộ, làm tăng nguy cơ để lại di chứng động kinh sau này.

Bệnh động kinh, còn gọi là kinh phong, kinh giật có rất nhiều dạng khác nhau, có thể là động kinh toàn thể hoặc động kinh cục bộ, đặc biệt là chứng co thắt ở trẻ sơ sinh hay cơn vắng ý thức tạm thời rất khó phát hiện.

Một số trường hợp nếu nhận biết sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng ngược lại, phát hiện muộn sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành động kinh cơn lớn khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến tư duy, trí nhớ và sức khỏe cho chính con của bạn.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Cách phòng tránh và chăm sóc người bệnh động kinh sau cơn co giật

Sau cơn co giật do bệnh động kinh người bệnh rất mệt mỏi, cơ thể rất cần được nghỉ ngơi. Do vậy, nếu buồn ngủ, hãy để họ ngủ nơi yên tĩnh để não bộ có thời gian để sửa chữa và thích nghi với những gì vừa xảy ra.

Cơn co giật chính những đợt sóng điện đang phóng ồ ạt giữa các tế bào thần kinh của não bộ. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, sự phóng điện quá mức này đã khiến quá trình stress oxy hóa xảy ra càng mạnh mẽ, làm tăng nặng tình trạng viêm.

Cơn động kinh dù lớn hay nhỏ đều có thể gây tổn hại đến các tế bào thần kinh, chúng có thể chết đi và để lại những mô sẹo khó có thể phục hồi. Nếu ảnh hưởng đến vùng tư duy, trí nhớ thì lâu dần người bệnh cũng có nguy cơ bị lú lẫn, hay quên và nhận thức kém... Do vậy, bên cạnh việc điều trị kiểm soát cơn, sẽ cần có giải pháp để hạn chế những tổn thương não bộ và phòng tránh cơn động kinh tái phát về sau.

Sau cơn co giật do động kinh người bệnh cần được nghỉ ngơi

Phương pháp điều trị bệnh động kinh bằng Đông y có thực sự hiệu quả?

Theo Đông y, Động kinh là căn bệnh thuộc chứng giản, chứng điên. Căn bệnh xảy ra đột ngột, khiến cơ thể bị co giật, căng cứng cơ, tê liệt trong một thời gian ngắn, tái phát nhiều lần. Bệnh nhân thường bị các cơn rối loạn về ý thức, không thể kiểm soát được cảm xúc hay nhận thức khi lên cơn động kinh. 

Bệnh động kinh liên quan đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố di truyền trong một gia đình tác động rất lớn đến việc hình thành bệnh, tỷ lệ sinh ra bị mắc bệnh động kinh rất cao từ 4 – 7.2 lần so với những gia đình bình thường.

Khi điều trị bệnh động kinh bằng Đông y, người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm của phương pháp này. Cụ thể như:

- Các vị thuốc, thảo dược đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính, ít gây tác dụng phụ.

- Quy trình xử lý, bào chế thuốc hoàn toàn sạch, nghiêm ngặt, nên đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Mỗi trường hợp bệnh sẽ được bào chế mỗi toa khác nhau. Dựa vào cơ địa, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh để xác định liều lượng. Từ đó, điều trị bệnh hiệu quả hơn, tiêu trừ tận gốc, nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật hơn.

Ngoài điều trị bệnh, các bài thuốc Đông y cải thiện chức năng cơ quan nội tạng trong cơ thể. Bồi bổ nhiều dưỡng chất, hoạt chất, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.Chi phí khám chữa bệnh ở mức phải chăng, phù hợp với khả năng tài chính của mọi gia đình.

Đông y gia truyền có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh bằng Đông y

Ngoài những bài thuốc uống Đông y điều trị bệnh động kinh, người bệnh có thể áp dụng thêm các phương pháp hỗ trợ để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, phát huy tối đa hiệu quả của các bài thuốc.

Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… là những phương pháp hỗ trợ sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Giúp lưu thông huyết mạch, tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng não, tạo cảm giác thư thái cơ thể, thư giãn hệ thần kinh.

Tác động vào các huyệt chính như: Giải khê, Trung quản, Phong long, Phong trì… Châm bổ các huyệt như: Nội quan, Tâm du, Túc tam lý, Can du…

Lưu ý: Phương pháp này phải được thực hiện bởi các y bác sĩ có chuyên môn, nắm vững kiến thức, giàu kinh nghiệm thì mới đạt được kết quả khả quan.

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự thực hiện tại nhà. Bởi phương pháp này nếu không làm đúng theo quy cách, gây nhiều biến chứng, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý khi điều trị bệnh động kinh bằng Đông y

Mặc dù, điều trị bệnh động kinh bằng Đông y mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

- Chọn một phòng khám đông y uy tín đóng vai trò rất lớn trong việc chữa khỏi bệnh. Nếu gặp phải một phòng khám kém chất lượng thì chỉ làm bệnh càng trở nặng thêm và khó điều trị hơn.

- Bệnh nhân tuyệt đối không được bốc thuốc để tự điều trị khi chưa được Bác sĩ kê toa và chỉnh định. Nhiều trường hợp có thể gây ra dị ứng, biến chứng và hậu quả nghiêm trọng. 

- Kiên trì sử dụng theo sự chỉ định của Bác sĩ, không được bỏ ngang giữa chừng.

- Xây dựng thời gian làm việc khoa học, tránh tạo quá nhiều áp lực, căng thẳng gây rối loạn hệ thần kinh.

- Có chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe.

- Mỗi ngày dành 20 – 30 phút để tập luyện thể dục – thể thao với những bài tập đơn giản, vừa sức. Giúp tăng cường thể trạng và khả năng đề kháng của cơ thể. 

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra thì ngưng sử dụng thuốc và tìm đến cơ sở Đông y để được thăm khám kịp thời. Tránh để tình trạng để lâu làm bệnh tình diễn biến trở nên phức tạp hơn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha