Cơn co giật động kinh thường xảy ra bất ngờ nên người bệnh dễ gặp tai nạn, nhẹ thì chấn thương tay chân, nặng có thể làm tổn thương não bộ, thậm chí là tử vong.
Ngày đăng: 20-12-2023
169 lượt xem
Cách phòng tránh tai nạn, chấn thương khi lên cơn co giật do động kinh
Chia sẻ về căn bệnh động kinh với mọi người xung quanh
Hãy trao đổi trước với người thân, bạn bè, đồng nghiệp về căn bệnh động kinh của mình, hướng dẫn họ cách để giúp bạn vượt qua cơn co giật động kinh, bởi bạn sẽ chẳng thể biết nó sẽ xảy ra lúc nào và ở đâu. Đừng ngần ngại, bởi việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bạn khi bất ngờ lên cơn co giật.
Sắp đặt ngôi nhà thuận tiện và an toàn nhất cho chính bạn
Rất khó để đoán trước thời điểm xuất hiện cơn co giật, động kinh, nhưng ít nhất thì bạn cũng nên có những biện pháp để phòng tránh tai nạn ở những nơi bạn thường xuyên sinh hoạt và làm việc, đặc biệt là trong của bạn. Cụ thể như:
- Lắp đặt thảm lót tường, sàn nhà: Bởi khi không may ngã, ngất trong cơn co giật thì những tấm đệm mềm này sẽ giúp bạn “hạ cánh” an toàn hơn. Ở nhà tắm, nhà vệ sinh bạn nên chọn những tấm thảm chống trơn trượt để tránh bị ngã.
- Sắp xếp đồ đạc gọn gàng: Hãy tối thiểu hóa đồ đạc trong nhà và sắp xếp chúng thật ngăn nắp để tránh va chạm khi đột ngột lên cơn co giật.
- Bọc kín các cạnh của mọi đồ vật trong nhà: Dùng xốp hoặc nệm cao su bọc kín các cạnh bàn, cạnh ghế, cạnh giường,… và những vật dụng sắc nhọn để tránh bị tổn thương khi bị co giật.
Bọc kín các cạnh bàn ghế nhọn trong nhà giữ an toàn cho bệnh nhân khi lên cơn động kinh
Thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày
Điều đầu tiên bạn nên thay đổi đó chính là hãy tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn, bởi nếu cơn co giật bất ngờ xảy ra có thể khiến bạn bị đuối nước.
Thay vào đó, hãy tắm dưới vòi hoa sen và giữ cho cống thoát nước luôn thông thoáng, hạn chế nước chảy ngược trở lại khiến sàn nhà trơn trượt. Với trẻ nhỏ bạn có thể dùng ghế tắm và vòi phun nước cầm tay.
Bạn cũng nên hạn chế tắm ngoài bể bơi, biển, ao, hồ, sông suối,… một mình, hãy rủ thêm bạn bè để được hỗ trợ nếu không may bị co giật khi đang bơi. Ngoài ra, để dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ người khác, khi ở một mình bạn không nên chốt kín cửa.
Lựa chọn phương tiện di chuyển, dụng cụ làm việc thích hợp
Người bệnh động kinh nên hạn chế lái xe, đặc biệt là lái xe đường dài. Tốt nhất, bạn nên di chuyển bằng taxi, xe buýt hoặc xe ôm thì sẽ an toàn hơn. Nếu đi xe đạp, hãy chắc chắn bạn đã đội mũ bảo hiểm và bảo hộ vùng đầu gối, khuỷu tay của mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế làm việc với các loại máy móc lớn, cồng kềnh, hãy chọn những loại máy cầm tay, nhỏ, có tính năng tự động ngắt khi buông tay hoặc đặt xuống đất. Những việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa thương tổn có thể xảy ra khi lên cơn co giật động kinh
.
Hạn chế hoặc không nên tự lái xe nếu bạn bị bệnh động kinh
Chuẩn bị kĩ lưỡng trước mỗi chuyến đi
Bạn chỉ nên lựa chọn những chuyến đi ngắn, được nghỉ ngơi đầy đủ và nên đi cùng bạn bè, người thân để được trợ giúp khi cần thiết, tránh đi một mình với những hành trình dài, tốn nhiều sức lực. Bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ thuốc cho cả chuyến đi, tránh bỏ quên bất cứ liều nào vì điều này có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn.
Tránh những nơi có “lửa”
Hãy cẩn thận hơn trong nhà bếp hoặc những nơi có lửa vì chúng có thể gây bỏng, hỏa hoạn nếu người bệnh không may lên cơn co giật. Bởi vậy, các loại bếp điện, lò vi sóng,… sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho gia đình có bệnh nhân mắc chứng bệnh động kinh.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Hướng dẫn cách xử trí cơn động kinh trong một số tình huống thường gặp
Xử trí cơn động kinh xảy ra trên mặt đất
Đây là tình huống thường gặp nhất, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đặt người bệnh nghiêng sang một bên nhằm hạn chế chất nôn, đờm dãi chảy ngược vào thực quản gây ngạt đường thở.
- Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh chấn thương có thể xảy ra.
- Đặt một cái gối mỏng dưới đầu người bệnh, sau đó nới lỏng cổ áo, cạp quần để họ cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn.
- Ở bên cạnh người bệnh cho đến khi họ tỉnh lại, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn như nghe, nói, thở,… để chắc chắn người bệnh đã hồi phục.
Một số biện pháp sơ cứu cho bệnh nhân khi lên cơn động kinh
Xử trí cơn động kinh xảy ra dưới nước
Nếu đang đi bơi mà thấy một người nào đó bất ngờ lên cơn co giật động kinh bạn nên bình tĩnh và xử lý như sau:
- Đỡ phần đầu, mặt của người bệnh lên khỏi mặt nước nhằm giúp họ tránh bị sặc nước.
- Nghiêng đầu ra sau để đảm bảo người bệnh có thể thở dễ dàng hơn.
- Cố gắng đưa họ lên bờ khi ngừng co giật.
- Trong trường hợp cơn co giật không ngừng lại sau 5 phút, hãy tìm sự giúp đỡ từ người khác để đưa người bệnh ra khỏi nước tại nơi cạn nhất.
- Sử dụng phao cứu hộ nhằm giúp người bệnh nhanh chóng lên bờ.
Xử trí cơn động kinh khi người bệnh ngồi trên xe
Nếu một người lên cơn co giật động kinh khi họ đang ngồi xe lăn, xe đẩy hoặc ô tô bạn nên làm như sau:
- Để người bệnh ngồi yên với dây an toàn.
- Dừng xe, cố định xe lăn, xe đẩy.
- Bảo vệ đầu của họ cho đến khi cơn co giật kết thúc.
- Nghiêng cơ thể người bệnh sang 1 bên để giúp thoát dịch trong miệng, tránh ngạt thở.
- Sau khi cơn động kinh kết thúc, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi.
Đông y hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh động kinh như thế nào?
Bệnh động kinh có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, vì vậy người bệnh cần đi khám và điều trị bệnh kịp thời. Một trong những phương pháp được người bệnh áp dụng nhiều trong trị bệnh động kinh đó là điều trị bằng Đông y.
Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều bài thuốc Đông y đặc trị bệnh động kinh: Như ngũ sinh hoàn, tả thanh hoàn, thanh nhiệt trấn kinh thang gia giảm, đương quy long hội đoàn...
Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… Tuy nhiên nhược điểm là thời gian điều trị thường dài.
Đông y có tác dụng hiệu quả và lành tính trong điều trị bệnh động kinh
Điều trị Động kinh bằng phương pháp Đông y là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Vì Đông y trị liệu chủ yếu là sử dụng các bài thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng, các loại thảo dược từ thiên nhiên kết hợp với vật lý trị liệu vừa an toàn, lại có công dụng hiệu quả, không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Bệnh nhân mắc bệnh động kinh thường dễ gặp những tai nạn bất ngờ không thể dự đoán do cơn động kinh xảy ra đột ngột. Do đó, bệnh nhân, người thân và bạn bè xung quanh nên nắm được một số biện pháp phòng ngừa và xử trí đơn giản để bảo vệ an toàn cho bệnh nhân động kinh.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn