Tuyệt chiêu xử lý khi gặp bệnh nhân bị động kinh

Khi gặp người bị động kinh bạn cần phải giữ được sự bình tĩnh và đưa ra các biện pháp xử lý cần thiết để tránh những tai nạn, chấn thương cho người bệnh.

Ngày đăng: 03-01-2018

1,548 lượt xem

Những điều cần làm khi gặp bệnh nhân đang lên cơn động kinh

Cần nắm vững một số nguyên tắc sơ cứu bệnh nhân bị động kinh

Khi bạn gặp một người đang lên cơn động kinh hãy nhớ: Nguyên tắc chính là phòng tránh tai nạn, chấn thương cho bệnh nhân. Do đó, bạn nên áp dụng những cách sau:

- Nới lỏng cổ áo bệnh nhân.

- Cho bệnh nhân nằm tư thế nghiêng sang bên, nếu có thể hãy chêm gối dưới đầu bệnh nhân.

- Dời những vật nguy hiểm xung quanh bệnh nhân như: bàn ghế, đồ thủy tinh, vật sắc nhọn, nước nóng, …; hoặc di dời bệnh nhân khỏi nơi nguy hiểm: bếp lửa, lòng đường,...để tránh tai nạn, chấn thương.

- Bạn có thể đỡ nhẹ tay chân người bệnh để hạn chế va đập xuống sàn nhà hay đồ dùng xung quanh, tuy nhiên không được đè bệnh nhân xuống hay trói, cột bệnh nhân. Bạn không thể làm bệnh nhân ngưng co giật bằng cách này thậm chí còn có thể gây thêm chấn thương.

- Không đưa bất cứ gì vào miệng bệnh nhân: Việc này có thể gây thêm chấn thương cho bệnh nhân (nếu là vật cứng), gây cản trở hô hấp (khăn, giẻ,…), gây hít sặc vào phổi (nặn chanh vào miệng, nhét thuốc, …), hoặc làm bị thương chính bạn (đã có trường hợp người nhà đưa ngón tay vào giữa 2 hàm răng bệnh nhân).

Trong đa số các trường hợp, bạn không nên di dời bệnh nhân một đoạn xa nếu bạn chỉ có một mình, không cõng, bế bệnh nhân xuống cầu thang, chạy trong hành lang hẹp hay nơi chật chội có nhiều đồ đạc, máy móc vì dễ gây tai nạn, va đập.

Gọi cấp cứu ngay khi bệnh nhân có cơn co giật kéo dài và không hồi tỉnh

Mô tả cho bác sĩ về cơn động kinh của bệnh nhân

Các bác sĩ thường muốn gặp nhân chứng đã chứng kiến tận mắt cơn động kinh và hỏi rất cặn kẽ chi tiết về những gì đã xảy ra. Điều này giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán, phân loại và quyết định điều trị bệnh động kinh.

Vì thế, điều tốt nhất bạn có thể làm cho bệnh nhân là quan sát và ghi nhớ các đặc điểm, trình tự và thời gian của cơn:

- Bệnh nhân có biểu hiện gì trước đó?

- Cơn co giật biểu hiện đột ngột toàn thân hay chỉ khu trú một số cơ hay bắt đầu ở một vùng cơ thể trước rồi mới đến toàn thân?

- Tư thế đầu, mắt, cổ, tay chân bệnh nhân … khi bắt đầu có cơn và trong lúc đang co giật?

- Sau cơn bệnh nhân có những biểu hiện gì thêm?

Lưu ý: nếu không có đồng hồ bạn hãy ước lượng thời gian dài hơn thực tế rất nhiều do tâm lý lo lắng cho người bệnh. Nếu được bạn cũng có thể dùng điện thoại quay phim cơn co giật của bệnh nhân, điều này không phải để tung lên mạng Internet mà để cung cấp cho bác sĩ điều trị.

Sau giai đoạn co giật người bệnh có thể chưa lấy lại ý thức một cách hoàn toàn, tốt nhất vẫn nên để bệnh nhân nằm tư thế nghiêng sang bên, không nên để bệnh nhân một mình cho đến khi họ đã thục sự tỉnh táo.

Trong trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán bị bệnh động kinh với những cơn tương tự trước đó, hiện chỉ có một cơn ngắn, sau cơn không có biến chứng gì thì không cần phải đưa gấp bệnh nhân đến bệnh viện.

Tuy nhiên, khi cơn co giật kéo dài gần 5 phút vẫn chưa ngưng hoặc có hai cơn liên tiếp gần nhau, sau co giật bệnh nhân hôn mê hoặc tri giác hồi phục chậm thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gấp.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Lê văn quảng (13-10-2019) Trả lời
    Em cũng bị bệnh giống bệnh động kinh mà thưởng bị vào giấc ngủ mà khi nằm ngữa trong giấc ngủ,hoặc khi ngủ bị lạnh còn nằm nghiêng 1 bên thì ít bị hoặc ko bị cho em xin hỏi có phải bị bệnh động kinh ko ạ.và cách chữa chị vào uống thuốc ạ.
    • Đông y Trịnh gia (18-11-2019)
      Lê Văn Quảng thân mến! Biểu hiện của em là biểu hiện của bệnh động kinh - Hội chứng động kinh Rolandic - Thường xuất hiện trước, trong hoặc sau giấc ngủ.Bệnh của em nên điều trị sớm, dứt điểm nhé. Em liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0378041262 hoặc 0913826068 để được tư vấn tốt nhất nhé.