Vì sao hội chứng động kinh Rolandic được coi là động kinh lành tính

Hội chứng Rolandic còn được biết đến với tên gọi "động kinh lành tính một phần của thời thơ ấu”, chiếm khoảng 15% số trường hợp động kinh ở trẻ em. Tên gọi Rolandic có nguồn gốc từ khu vực rolandic của não bộ, đó là nơi điều khiển hoạt động cơ thể. Bệnh được gọi là lành tính vì nó sẽ thuyên giảm dần và mất đi khi trẻ lớn lên.

Ngày đăng: 20-09-2017

1,697 lượt xem

Triệu chứng của hội chứng Rolandic gồm những gì?

Độ tuổi trung bình khi xuất hiện cơn động kinh khoảng 3-13 tuổi, tỷ lệ bé trai mắc bệnh thường cao hơn bé gái. Đây là một dạng động kinh mang tính di truyền, trẻ mắc bệnh vẫn phát triển về trí tuệ như những trẻ khác, nhưng trẻ gặp khó khăn trong  học tập và các vấn đề về hành vi khi có cơn động kinh.

 

Hội chứng động kinh Rolandic thường xuất hiện trong giấc ngủ của trẻ

Các trẻ gặp phải hội chứng Rolandic có các cơn co giật nhẹ, thường vào ban đêm hoặc khi mới thức dậy, bắt đầu ở mặt và có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

- Co giật mặt hoặc má.

- Có cảm giác ngứa ran, tê hoặc có cảm giác bất thường ở một bên mặt, miệng, lưỡi.

- Khó nói, có thể phát ra những tiếng động lạ.

- Chảy nước dãi do không kiểm soát được cơ miệng.

- Mất ý thức.

- Co cứng các cơ bắp ở cả hai bên cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn.

- Co giật toàn thân.

- Khi kết thúc cơn, trẻ có thể nhầm lẫn hoặc mất phương hướng. Nhiều trẻ buồn ngủ và ngủ li bì trong vài giờ.

Điều trị bệnh động kinh lành tính ở trẻ em dạng Rolandic

Các bác sĩ chuẩn đoán trẻ mắc bệnh động kinh dạng Rolandic dựa trên mô tả của cha mẹ về cơn động kinh ở trẻ, ngoài ra họ còn làm một số xét nghiệm như đo điện não đồ(EEG) và chụp MRI để biết chính xác về tình trạng bệnh.

Thông thường, trẻ mắc hội chứng Rolandic – dạng động kinh lành tính ở trẻ em không cần điều trị gì cả, vì hầu hết trẻ em sẽ chấm dứt cơn co giật sau 2-4 năm xuất hiện, thường là khi trẻ bắt đầu vào độ tuổi trưởng thành.

Hội chứng động kinh Rolandic thường kết thúc khi trẻ trưởng thành

Tuy nhiên, nếu trẻ bị các cơn co giật thường xuyên vào ban ngày, gây rối loạn học tập và một số vấn đề về nhận thức thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ dùng thuốc chống động kinh.

Cha mẹ của trẻ cũng nên lưu ý đặc điểm của dạng bệnh động kinh lành tính ở trẻ em dạng Rolandic là nó sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu trẻ thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc,  hoặc ngủ không sâu. Do đó, nên cho trẻ ngủ đúng giờ, tránh cho con xem tv, laptop nhiều, vì như vậy cũng là nguyên nhân gây ra cơn động kinh.

Hiện nay, một số thuốc chống động kinh như Depakine, Tegretol, Trileptal hoặc Neurontin là các loại thuốc thường được kê đơn nhất. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại chứng minh rằng các cơn co cứng – co giật toàn thân giảm nhưng các cơn vắng ý thức vẫn tái diễn. Vì vậy, chăm sóc trẻ thật kĩ về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và giấc ngủ, có như vậy thì cơn động kinh mới ít xuất hiện và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng học tập ở trẻ.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha