4 nguyên nhân gây bệnh động kinh theo y học cổ truyền

Bệnh động kinh với những triệu chứng chủ yếu trên lâm sàng là những cơn co giật, những cơn rối loạn về ý thức và tinh thần, tái phát nhiều lần, bệnh thuộc phạm trù các chứng “giản”, chứng “điên” trong Đông y học.

Ngày đăng: 23-09-2017

2,192 lượt xem

Nguyên nhân của bệnh động kinh trong y học cổ

Theo Y học hiện đại, động kinh có thể chia làm 2 loại: động kinh là cơn động kinh do tổn thương thực thể ở não gây ra và động kinh nguyên phát (vô căn) là cơn động kinh không do hoặc chưa tìm thấy tổn thương ở não.

Bệnh động kinh gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đến người mắc bệnh

Theo các Y văn cổ, phát sinh bệnh chủ yếu là do sự rối loạn chức năng của các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận gây nên sự rối loạn tạm thời của âm dương, sinh khí nghịch, đàm ủng tắc, hỏa viêm phong động, bế lấp thanh khiếu.

Về các nguyên nhân và sự thay đổi bệnh lý có thể nhận thức như sau:

Cơ thể vốn hư: Tâm chủ huyết mạch. Do lao động, nghĩ ngợi nhiều làm tổn hao tâm huyết, tâm huyết không đủ thì thần không được nuôi dưỡng, thận hư thì can huyết kém, tỳ hư vận hóa suy giảm, tinh khí không đủ dưỡng não đều là những nguyên nhân làm cho chức năng não rối loạn sinh bệnh.

Đàm trọc ứ tụ: Do ẩm thực không điều độ, tỳ khí hư thì đàm trọc nội tụ, tình khí không điều hòa, can khí uất thì can phong động sinh cơn co giật, can khí nghịch đưa đàm lên che lấp thanh khiếu (đàm mê tâm khiếu) sinh mê man bất tỉnh.

Ngoại cảm lục dâm: Ngoại phong kích động nội phong, can phong động sinh co giật. Can khí uất, tỳ khí suy giảm (can khắc tỳ) đàm trọc nội sinh, can khí uất hóa hỏa sinh phong, phong đàm nhiễu tâm, sinh hôn mê co giật.

Huyết ứ nội tụ: Té ngã, chấn thương sản khoa gây ứ huyết nội tụ gây tắc não khí, thần chí hôn mê, huyết ứ sinh huyết hư không dưỡng can, sinh can phong nội động gây co giật.

Biện chứng luận trị bệnh động kinh theo y học cổ

Can phong đàm trọc: Triệu chứng chủ yếu: Trước khi lên cơn, bệnh nhân có cảm giác váng đầu, chóng mặt, ngực tức, mệt mỏi, tinh thần nôn nao, đột nhiên kêu lên và ngã gục, bất tỉnh, sắc mặt tái nhợt, hàm răng nghiến chặt, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, tay chân run giật, tiêu tiểu không tự chủ, tạm thời mất ý thức, hai mắt dại, không nói được, vật đang cầm buông rơi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu nhầy.

Y học cổ truyền có nhiều phương thuốc để trị bệnh động kinh

Phép trị: Hóa đàm, tức phong, khai khiếu, định kinh.

Bài thuốc: Định giản hoàn gia giảm.

Thiên ma, Đởm Nam tinh, Bán hạ, Trần bì, Mạch động đều 10g, Phục thần, Viễn chí, Xương bồ đều 15g, Bạch cương tàm 12g, Toàn yết 6g, Hổ phách 12g (hòa uống), đàm khó khạc gia Toàn qua lâu 30g, đàm rãi loãng trong gia Can khương 5g.

Can hỏa hạp đàm: Triệu chứng chủ yếu: Ngày thường tính tình nóng nảy, bứt rứt khó ngủ, miệng đắng, họng khô, đại tiện táo kết, lúc lên cơn ngã bất tỉnh chân tay co giật, miệng đầy nước rãi, lưỡi đỏ rêu vàng.

Phép trị: Thanh can tả hỏa, hóa đàm, khai khiếu.

Bài thuốc: Long đởm tả can thang hợp Đạo đàm thang gia giảm.
Long đởm thảo, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Bán hạ đều 10g, Phục thần, Viễn chí, Thạch xương bồ đều 15g, Bạch cương tàm 12g, Câu đằng 20g, Toàn yết 6g. Đại tiện táo gia sinh Đại hoàng 5g (cho sau), đàm dính gia nước Trúc lịch 10 ml hòa uống.

Huyết che thanh khiếu: Triệu chứng chủ yếu: Có tiền sử té ngã hoặc đột quỵ, đầu đau như kim đâm, vị trí thường cố định, lúc lên cơn hôn mê ngã quỵ, chân tay co giật, chất lưỡi tím thâm hoặc có ban tím.

Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ, tức phong chỉ kinh.

Bài thuốc: Thông khiếu hoạt huyết thang.

Xích thược 15g, Xuyên khung 12g, Đào nhân 10g, Thiên ma 10g, Cương tàm 20g, Toàn yết 6g, Ngô công 4 con, Đơn sâm 20g. Đại tiện táo gia sinh Đại hoàng 5g (cho sau), đàm nhiều gia Đởm nam tinh 12g.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha